Kỹ sư NASA ngồi nhà điều khiển robot trên Hoả tinh thế nào?
Khi phải ngồi nhà để cách ly xã hội, những nhà khoa học ở NASA vẫn có thể điều khiển các thiết bị cách Trái Đất hàng trăm triệu km.
Một ngày giữa tháng 4, đội ngũ các kỹ sư tại NASA đã ngồi theo dõi một tàu không gian khi nó đang ở khoảng cách 140 triệu km so với Trái Đất. Họ đang điều khiển buổi chạy thử cuối cùng trước khi cho tàu không gian tiếp cận một thiên thạch và lấy về mẫu đá ở bề mặt.
Buổi thử nghiệm dự kiến sẽ diễn ra ở một trung tâm tại Colorado. Tuy nhiên, giữa dịch Covid-19, nó lại được triển khai khi mọi thành viên đều ở nhà.
Minh họa tàu vũ trụ OSIRIS-REx tiếp cận tiểu hành tinh Bennu để lấy mẫu vật. Ảnh: NASA.
“Thành phần chỉ gồm những người quan trọng nhất, khác kế hoạch ban đầu. Hơn 3/4 nhóm kỹ sư tham gia vào dự án phải làm việc tại nhà”, ông Mike Moreau, phó giám đốc của dự án tàu vũ trụ OSIRIS-Rex tại phòng thí nghiệm không gian NASA Goddard nói với The Verge.
Ngồi nhà điều khiển tàu vũ trụ
OSIRIS-REx là tàu vũ trụ được NASA thiết kế để lấy một mẫu vật trên tiểu hành tinh Bennu và mang nó trở lại Trái Đất để nghiên cứu. Nhiệm vụ này được lên kế hoạch từ năm 2016, nhưng không ai nghĩ đến đại dịch có thể làm gián đoạn nhiệm vụ.
Giống như hàng triệu người lao động trên toàn thế giới, các kỹ sư vận hành tàu vũ trụ cũng phải làm việc tại nhà để tránh tình trạng lây lan virus corona.
Tất cả các trung tâm thuộc NASA đều đã cho phép nhân viên của mình được làm việc tại nhà, trừ một vài bộ phận quan trọng. Kể cả những kỹ sư đang điều khiển các tàu vũ trụ và tàu thăm dò trên các hành tinh khác cũng làm việc tại nhà.
Carrie Bridge, cầu nối giữa các kỹ sư và nhà khoa học NASA tại bàn làm việc ở nhà. Ảnh: NASA.
Một số người mất khá nhiều thời gian làm quen để làm việc tại nhà, bởi điều khiển tàu vũ trụ từ xa thường yêu cầu các kỹ sư giao tiếp trực tiếp với nhau. Carrie Bridge, người là cầu nối giữa các nhà khoa học và các kỹ sư vận hành của tàu vũ trụ Curiosity đang làm nhiệm vụ trên sao Hỏa làm ở vị trí như vậy.
Hàng ngày, cô phải nói chuyện với nhiều nhà khoa học, sau đó truyền đạt ý tưởng của họ đến các kỹ sư vận hành.
“Mỗi ngày, tôi đều phải gọi cho các nhà khoa học, rồi vào phòng điều khiển tàu thăm dò, cùng các kỹ sư quan sát địa hình xung quanh và mục tiêu muốn đến. Sau đó, tôi lại báo cho các nhà khoa học”, Bridge mô tả công việc của mình.
Để gửi tín hiệu điều khiển vào không gian cho tàu vũ trụ, kỹ sư NASA vẫn phải nhập lệnh trực tiếp từ phòng điều khiển của JPL. Ảnh: Matt Gray.
Một trong những kỹ sư mà Bridge liên lạc là Matt Gildner, người cũng đang gửi mệnh lệnh cho tàu Curiosity từ căn hộ của mình ở Los Angeles. Anh và nhóm của mình bắt đầu làm việc tại nhà vào giữa tháng 3, thời điểm chính phủ Mỹ ban hành lệnh giãn cách xã hội đề phòng ngừa Covid-19.
Gildner đã đưa ra lệnh điều khiển Curisosity để nó có thể ghi lại các hình ảnh trên bề mặt sao Hỏa dưới dạng 3D rồi sau đó gửi lại cho các chuyên gia.
Những hạn chế khi làm việc tại nhà
Tất nhiên, việc điều hành những nhiệm vụ không gian không thể thực hiện hoàn toàn ở nhà. Một thành viên vẫn phải tới phòng điều khiển JPL ở trụ sở NASA để truyền các lệnh do các kỹ sư khác vào Mạng không gian sâu, hệ thống ăng-ten có thể phát tín hiệu vào vũ trụ.
Một số phòng điều khiển khác, như Phòng thí nghiệm động lực không gian (SDL) tại Utah thì sử dụng các phần mềm máy tính để không phải trực tiếp thao tác tại trụ sở.
“Chúng tôi đã chuẩn bị và thử nghiệm làm việc tại nhà ngay trước khi xảy ra đại dịch. Chúng tôi thường xuyên phải vận hành tàu vũ trụ vào nửa đêm, và trước đó đã chuẩn bị một số giải pháp”, ông Ryan Martineau, kỹ sư vận hành tàu vũ trụ tại SDL nói với The Verge.
Kỹ sư Matt Gildner ngồi tại nhà và điều khiển tàu thăm dò Curiosity trên Hỏa tinh. Ảnh: NASA.
Martineau và các đồng nghiệp của ông về cơ bản đã dùng phần mềm mà họ sử dụng tại các trung tâm điều khiển nhiệm vụ, cho phép họ kết nối với trạm điều khiển mặt đất tại Virginia.
“Chúng tôi chạy một máy ảo Linux ảo bên trong máy tính xách tay Windows, với tất cả phần mềm chúng tôi cần để vận hành tàu vũ trụ”, ông nói. Nhờ sự sắp xếp này, Martineau có thể điều khiển tàu vũ trụ quanh Trái Đất tại nhà của mình.
Làm việc tại nhà cũng dẫn tới một số phiền toái.
“Đã vài lần tôi phải thay tã thật nhanh cho con, rồi quay lại điều khiển tàu vũ trụ”, ông Martineau chia sẻ.
Những người làm việc cho dự án OSIRIS-REx cuối cùng cũng thực hiện được buổi thử nghiệm áp chót trước khi nhiệm vụ diễn ra, dù có khó khăn.
“Không gì thay thế được việc gặp mặt nhau, ngồi chung trong một tòa nhà, một tầng và chỉ cần đi vài bước để trao đổi trực tiếp với nhau”, Dante Lauretta, một thành viên của nhóm chia sẻ.
Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, nhưng buổi thử nghiệm vẫn cho những kết quả hết sức tích cực. Tàu OSIRIS-REx đã tiến gần với tiểu hành tinh Bennu hơn so với trước đây. Đó là một buổi thử nghiệm quan trọng, mở đường cho OSIRIS-REx đến bên cạnh bề mặt Bennu vào tháng 8 và lấy khoảng 60 gram đá từ miệng núi lửa có tên là Nightingale.
Cách FBI bắt được hacker nổi tiếng nhất thế giới Kevin Mitnick là một trong những hacker nổi tiếng nhất thế giới với những “thành tích” bất hảo như nhiều lần xâm nhập vào các hệ thống tối mật nhưng anh không bao giờ hack vì tiền.
Sở thích ăn uống lạ lùng của Darwin
Charles Robert Darwin (1809 - 1882), nhà khoa học người Anh, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lịch sử loài người.
Tranh vui mô tả sở thích ăn mẫu vật nghiên cứu của Darwin.
Ông nổi tiếng vì đã phát hiện và chứng minh mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Ngoài đam mê nghiên cứu, nhà khoa học này có sở thích ăn uống khá lạ lùng.
Sở thích thời sinh viên
Qua các chuyến đi đến những vùng đất xa lạ trên khắp thế giới, Darwin đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về rất nhiều loài vật, sự đa dạng của đời sống trên hành tinh. Tuy nhiên, có điều lạ là Darwin lại có sở thích ăn những con vật mà ông đã khám phá và nghiên cứu.
Sự quan tâm đến việc ăn các động vật lạ bắt đầu khi Darwin còn là một sinh viên ở ĐH Cambridge (Anh). Một ngày nọ, ông và một số bạn đồng học nảy ra ý tưởng thành lập Câu lạc bộ Glutton. Mục đích của câu lạc bộ này khá đơn giản, chỉ nhắm vào việc ăn "những con chim và thú, chưa từng biết trước đây trong bữa ăn của con người".
Mỗi tuần một lần, họ tụ họp và ăn những thực phẩm chế biến từ các sinh vật độc đáo, chẳng hạn như chim ưng, diệc, vạc... Họ vừa ăn vừa thảo luận về hương vị và tính đặc trưng của những con vật này. Đây được xem là một thú tiêu khiển nhằm thoát khỏi sự buồn tẻ sau giờ học ở giảng đường. Ngày nọ, họ làm thịt một con cú màu nâu, nhưng khi chế biến món ăn thì ai nấy đều cảm thấy quá khủng khiếp.
Darwin cho rằng, mùi vị của nó tệ đến mức "không thể diễn tả được" và không phải là món ăn hợp cho sức khỏe. Một thời gian không lâu sau đó, mọi người quyết định giải tán câu lạc bộ, mà theo Darwin, là để "tập trung vào việc nghiên cứu tác động của nơi ẩn náu, kết hợp với thịt của những con vật lạ". Sau khi Câu lạc bộ Glutton không còn, sở thích ăn những con thú lạ, dị thường và hiếm vẫn còn ở Darwin.
Hành trình khám phá
Nhà khoa học Charles Darwin.
Khi ra trường, trở thành nhà tự nhiên học, Darwin thiên về ăn loài bọ cánh cứng và một số côn trùng khác bắt được. Ông bị ám ảnh ăn loài động vật đang nghiên cứu ở mức độ cao hơn, khi lên tàu thực hiện chuyến du hành dài ngày trên con tàu HMS Beagle. Đây là chuyến đi nổi tiếng nhất của Darwin, ông du hành khắp thế giới từ năm 1831 đến 1836, trong đó đáng kể là chuyến thăm quần đảo Galapagos.
Tại đây, ông đã khám phá và thực hiện nhiều nghiên cứu quan trọng, hình thành ý tưởng cho các lý thuyết về tiến hóa. Ông ghi chép cẩn thận những gì quan sát được và những giả thuyết của mình. Ông cũng thường xuyên gửi những mẫu vật về Cambridge và thư viết về nhật ký hành trình cho gia đình. Darwin cho rằng, chuyến đi trên tàu HMS Beagle là sự kiện trọng đại nhất trong đời ông và đã quyết định sự nghiệp của ông.
Đặc biệt, chuyến du hành bằng đường biển này cũng là trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời đối với một người thích phiêu lưu mạo hiểm, sành ăn như Darwin. Ông không thể cưỡng lại việc dùng làm thức ăn hầu hết các loài vật lạ mà ông xếp loại và lên danh mục. Càng đi sâu vào thế giới tự nhiên, Darwin càng không ngại ngần trải nghiệm những loại thức ăn kì dị, một số trong đó còn xa lạ với khoa học.
Chẳng những ăn, ông còn dành thời gian ghi chép, phản ánh về hương vị của chúng. Có lần ông ăn thịt một con báo và kết luận rằng nó ngon hơn ông nghĩ và mô tả mùi vị "giống như thịt bê", còn con tatu (armadillo) thì "giống như con vịt". Có lần Darwin cho vào nồi một loài gặm nhấm màu chocolate khá to, ông không biết tên nhưng đoán là chuột agouti, dường như là rất quý. Darwin thưởng thức xong và nhận xét "đây là thịt ngon nhất tôi từng thưởng thức".
Ông đặc biệt thích ăn thịt rùa khổng lồ Galapagos, mà ông nói "có hương vị bơ". Nhóm của ông thường có thịt rùa trong các bữa ăn với nhiều cách nấu nướng và nêm nếm khác nhau. Ông còn uống chất lỏng chứa trong bàng quang của chúng, mà theo ông là "trong suốt và có vị hơi đắng". Nhiều người cho rằng, các loài bò sát, chim, côn trùng mà chúng ta biết tên, Darwin chắc chắn đã nếm qua chúng.
Hiểu rõ sở thích này của ông, nhóm đồng hành thường làm hài lòng nhà khoa học bằng cách mang cho ông nhiều sinh vật mà họ tìm thấy, để xem ông có ăn không và ông nghĩ gì sau đó. Điều này cũng nhằm mang lại niềm vui cho nhóm, nhưng có một lần nó cũng khiến Darwin toát mồ hôi. Năm 1833, khi họ ở Port Desire, Nam Mỹ, những người trong nhóm quyết định gây bất ngờ cho Darwin bằng một bữa tối Giáng sinh đặc biệt với thịt đà điểu (rhea) nướng. Đây là một loại chim lớn, không biết bay, có nguồn gốc trong khu vực.
Darwin rất hài lòng và mọi người bắt đầu nhấm nháp thịt con chim lớn này, cho đến khi nhà tự nhiên học giật mình hoảng hốt khi nhận ra thực phẩm trong bữa tối là một loài đà điểu nhỏ rất hiếm, có tên là lesser rhea, vẫn chưa được phân loại mà Darwin đang ra sức lùng sục khắp khu vực này để tìm bắt. May mắn thay, ông còn giữ được "đầu và cổ, chân và bộ lông lớn" để đóng thùng và gửi về Anh làm mẫu vật.
Trường hợp kỳ lạ của Charles Darwin và cuộc săn lùng không bao giờ kết thúc để ăn mọi sinh vật mà ông gặp phải là một câu chuyện thú vị mà nhiều người không tìm hiểu kỹ cuộc sống riêng tư của ông có thể không biết.
Thực ra, Charles Darwin không phải là nhà tự nhiên học nổi tiếng duy nhất có thói quen ăn mẫu vật của mình. Một trong những người cùng thời với ông là nhà địa chất học, cổ sinh vật học, người Anh, giảng viên ĐH Oxford, William Buckland, nổi tiếng lập dị, thường giảng bài cho sinh viên trên lưng ngựa và đi đào bới trong trang phục của một nhà học thuật, cũng thích ăn sinh vật lạ bay, bơi, chạy, trượt, hoặc bò trên Trái đất. Ông đã từng ăn nhím châu Âu, cá heo, báo, đà điều, cá sấu, ốc sên biển, kangaroo và chuột, nhưng ưa thích nhất là chuột nướng.
Một viên đá từ rơi từ mặt Trăng xuống trái đất đang được rao bán giá hơn 50 tỷ đồng Một viên đá mặt Trăng đang được rao bán tại nhà đấu giá nổi tiếng Christie, với mức giá khởi điểm 2,5 triệu đô la (khoảng hơn 50 tỷ đồng). Viên đá mặt trăng, được gọi là NWA 12691, rơi xuống trái đất trong một trận mưa sao băng và được tìm thấy hai năm trước trên sa mạc Sahara, theo thông cáo...