Kỹ sư HiSilicon rời công ty
Nhiều kỹ sư HiSilicon đang rời công ty sau khi Mỹ siết lệnh cấm với Huawei, hạn chế hãng này tiếp cận công nghệ chip qua bên thứ ba.
DigiTimes cho biết các biện pháp trừng phạt thương mại ngày càng gia tăng của Mỹ đang đẩy HiSilicon – công ty chuyên sản xuất linh kiện bán dẫn cho Huawei – đến bờ vực. Nhiều kỹ sư đã rời nhóm thiết kế vi mạch của công ty này ở Đài Loan.
Việc các kỹ sư HiSilicon rời công ty là “đòn đau” với Huawei. Những năm trước đây, công ty Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền kèm nhiều chế độ đãi ngộ nhằm săn lùng kỹ sư từ các công ty chip Đài Loan và nhiều nơi khác.
Mảng chip HiSilicon của Huawei có nguy cơ biến mất. Ảnh: GizChina.
Điều đáng lo ngại nhất là các kỹ sư ra đi khi Huawei đang phát triển chip 45nm của riêng mình. Mặc dù chip 45 nm đã lỗi thời so với công nghệ sản xuất chip bán dẫn và không còn phù hợp với thị trường di động, đây lại là tiền đề để Huawei đẩy nhanh quá trình tự chủ việc sản xuất vi xử lý trong tương lai.
Video đang HOT
Giới chuyên gia nhận định việc các kỹ sư của HiSilicon rời công ty nhiều khả năng liên quan đến việc Mỹ không gia hạn giấy phép chung tạm thời cho các công ty sử dụng chip do Mỹ thiết kế. Các công ty bị ảnh hưởng buộc phải nộp đơn xin giấy phép đặc biệt mới, nhưng việc cấp được đánh giá là khó khăn hơn rất nhiều.
Trước đó, vào 8/8, Huawei cũng cân nhắc “khai tử” mảng chip di động do nguồn cung gặp khó khăn. HiSilicon vốn phụ thuộc vào phần mềm thiết kế chip từ các công ty của Mỹ, như Cadence Design Systems hoặc Synopsys. Còn việc sản xuất được giao cho TSMC – công ty chuyên gia công chip vốn cũng sử dụng nhiều thiết bị và công nghệ của Mỹ. TSMC cho biết sẽ giao hết các đơn hàng cho Huwei trước ngày 15/9. Mẫu Mate 40 ra mắt vào tháng 9 tới có thể là smartphone cuối cùng sử dụng chip Kirin.
Bản thân TSMC cũng bị ảnh hưởng nặng từ lệnh cấm của Mỹ, do Huawei là khách hàng lớn thứ hai của họ. Tuy nhiên, TSMC cho rằng kể cả khi không có Huawei, công ty vẫn không bị ảnh hưởng do có sự bù đắp bởi các đối tác khác.
TSMC bị các công ty Trung Quốc 'đào vách tường', cướp đi hơn 100 kỹ sư cao cấp
Với quyết tâm xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn của riêng mình, Trung Quốc không ngại ngần áp dụng chiến thuật: "Thứ gì không mua được bằng tiền, thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền".
Theo báo cáo từ Nikkei, hai trong số các nhà sản xuất chất bán dẫn được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn đã thuê hơn 50 kỹ sư và giám đốc điều hành từ tập đoàn chip Đài Loan TSMC trong năm nay. Cả hai công ty này cũng đang thu hút một số lượng lớn các nhà nghiên cứu giỏi nhất thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, bằng cách đưa ra các gói thu nhập và tiền bồi thường cực cao, nhằm mục đích chính là đẩy nhanh sự phát triển của ngành công nghiệp chip nội địa của Trung Quốc.
Cụ thể, hai công ty này là Quanxin Integrated Circuit Manufacturing (QXIC) được thành lập vào năm 2019, và Wuhan Hongxin Semiconductor Manufacturing Co. (HSMC) được thành lập vào năm 2017. Cả hai đều chưa sản xuất các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, nhưng đều đã nhận được vài tỷ USD từ ngân sách nhà nước Trung Quốc để tăng tốc phát triển. Và cả hai công ty đều đang được dẫn dắt bởi các cựu giám đốc điều hành từ TSMC.
"HSMC đã đưa ra một số gói thu nhập tuyệt vời, cao gấp 2 đến 2,5 lần tổng tiền lương và tiền thưởng hàng năm của TSMC cho những người đó", một nguồn tin giấu tên chia sẻ.
Chiến lược chính của các công ty Trung Quốc là sử dụng tiền của họ để thu hút nhân tài. Bên cạnh đó là việc mở các trung tâm gần với nơi các nhân tài tụ tập đông đảo. Ví dụ QXIC gần đây đã thành lập một phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển ngay cạnh nhà máy chịu trách nhiệm phát triển dây chuyền sản xuất chip 5nm của TSMC ở Đài Loan. Tất nhiên, sẽ phải mất một thời gian trước khi một trong hai công ty trên sẵn sàng tự sản xuất các sản phẩm 5nm của riêng mình. HSMC dự kiến sẽ tung ra thị trường nội địa các sản phẩm dựa trên công nghệ 14nm vào năm 2022.
Trước đó vào cuối năm 2019, một báo cáo của Nikkei cho biết Đài Loan đã mất khoảng 3.000 kỹ sư chip cho cái gọi là kế hoạch "Made in China 2025". Và trong khi TSMC có thể là mục tiêu hàng đầu, các công ty chip khác cũng có thể đứng trước nguy cơ thiếu chất xám.
Một giám đốc điều hành trong ngành công nghiệp chip nói rằng: "Tất cả các chính phủ ở châu Á, bao gồm cả Đài Loan, cần phải nghĩ ra những cách tốt nhất để giữ chân nhân tài, vì Trung Quốc có thể sử dụng thị trường vốn lớn, trợ cấp của chính phủ và các gói sinh lợi để thu hút người lao động. Bạn không thể mong đợi nhân viên của mình trung thành mãi mãi nếu bạn không đưa ra đủ các động lực và cơ hội".
"Gã khổng lồ TSMC có thể không cảm thấy đau đớn ngay lập tức khi họ mất đi 100 nhân viên, nhưng một số nhà phát triển chip nhỏ hơn có thể sụp đổ nếu họ mất đi chỉ vài chục nhân viên", người này cho biết thêm.
TSMC, nhà sản xuất chip theo hợp đồng hàng đầu thế giới, đã trở thành mục tiêu của các công ty chip đối thủ trong việc tìm kiếm nhân tài.
TSMC thì tự tin rằng việc mất đi một số nhân viên sẽ không gây hại cho họ và nhấn mạnh tỷ lệ doanh thu dưới 5% của mình. Tuy nhiên, công ty cũng bày tỏ lo ngại rằng các bí mật thương mại đang bị chia sẻ với các đối thủ cạnh tranh mới.
"Với tư cách là một công ty, TSMC cạnh tranh hết sức theo luật, nhưng chúng tôi không vu khống đối thủ cạnh tranh của mình và chúng tôi tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Tương tự, chúng tôi mong muốn các nhà cung cấp của mình và các công ty khác tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của TSMC và sẽ thực hiện các hành động bảo vệ thích hợp", đại diện công ty cho biết.
Roger Sheng, nhà phân tích của công ty nghiên cứu Gartner, cho biết nhân tài về lĩnh vực chip của Trung Quốc vẫn còn cực kỳ thiếu hụt, bởi nước này đang xây dựng nhiều dự án lớn cùng lúc.
"Không có đủ nhân tài cũng là một nút thắt cổ chai cho sự phát triển ngành bán dẫn", ông nói. "Các dự án chip Trung Quốc cũng đang phải đấu tranh với nhau để tuyển dụng nhân tài và nuôi dưỡng các tài năng đó, đặc biệt là trong lĩnh vực vi điện tử, một việc thực sự mất thời gian. Bạn không thể chỉ cần thuê về một số nhà lãnh đạo và sau đó đột nhiên có thể xây dựng và vận hành các cơ sở chip tiên tiến như đối thủ."
Mặc dù động thái kinh doanh mới này của các công ty Trung Quốc chắc chắn có sự liên quan, nhưng nó cũng thể hiện một phần "sự tuyệt vọng" của Trung Quốc trong việc phát triển ngành công nghiệp chip ở hiện tại. Mỹ đã cấm TSMC bán sản phẩm cho công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc Huawei và Huawei sẽ không thể tồn tại trừ khi có thể tiếp cận được nguồn cung chip sản xuất trong nước.
Làn sóng thất nghiệp ở thung lũng Silicon Hàng triệu người, từ lao động phổ thông đến kỹ sư công nghệ, phải dọn đồ khỏi công ty, bỏ lại thung lũng Silicon với những hoài bão dang dở. Tháng 5 năm ngoái, Zhang Wei quyết định nghỉ việc ở một công ty công nghệ lớn tại Đài Loan để đầu quân cho Airbnb. Đường đến thung lũng Silicon của chàng kỹ...