Kỹ sư công nghệ Việt còn thiếu quá nhiều thứ để hội nhập
Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến cho rằng, muốn trở thành công dân toàn cầu, muốn cạnh tranh trong thị trường lao động đang biến đổi đầy khắc nghiệt thì chỉ học kiến thức là không đủ.
Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến
Từng phát biểu tại ngày công nghệ thông tin Nhật Bản – ICT Day 2017, bà Junko Kawauchi – Phó Chủ tịch Ban hợp tác quốc tế của JISA cho biết, lượng kỹ sư Việt Nam làm việc trong ngành công nghệ thông tin của Nhật chỉ chiếm 4% tổng số kỹ sư nước ngoài, sau Trung Quốc 53% và Hàn Quốc 15%. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng về số lượng kỹ sư của Việt Nam tại Nhật Bản lại tăng tới 258%, cao nhất trong số các đối tác của Nhật.
Tháng 9/2017, Việt Nam được AT Kearney đánh giá tăng 5 bậc, đứng thứ 6 trong danh sách các điểm đến về công nghệ và gia công phần mềm trên thế giới. Cũng trong năm 2017, hãng nghiên cứu Tholons đánh giá Việt Nam đứng thứ 8 trong các quốc gia hàng đầu cung câp dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến nhìn nhận, người Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào trước bạn bè thế giới khi trí tuệ không hề thua kém và đang làm việc, phát triển trong những lĩnh vực hàng đầu như IoT (Internet vạn vật), AI (trí tuệ nhân tạo), big data (dữ liệu lớn), autonomous rriving ( xe tự lái)…
Ông Tiến cho biết hiện nay, FPT Software có 16.000 kỹ sư phần mềm, trong đó có hơn 2.600 kỹ sư đang làm việc tại 16 quốc gia khác nhau như Mỹ, Pháp, Australia, Singapore… Hãng này cũng sở hữu gần 1.000 lao động mang quốc tịch nước ngoài.
“Chúng tôi đặt mục tiêu đưa 30.000 bạn trẻ Việt Nam ra nước ngoài cùng làm việc và cạnh tranh với những tập đoàn lớn nhất thế giới. Giới trẻ Việt ngày nay phải bắt nhịp với xu hướng toàn cầu hóa và sẵn sàng xách balo ra nước ngoài bất kỳ lúc nào”, Chủ tịch FPT Software chia sẻ.
Video đang HOT
Thế nhưng, ông Tiến cũng chỉ ra rằng nền giáo dục Việt Nam chưa chuẩn bị cho các em học sinh trở thành những công dân toàn cầu, đang tập trung đào tạo những kiến thức còn lạc hậu, kể cả khi đã học hỏi những kiến thức mới nhất thì vẫn chưa đủ.
Một vấn đề lớn khi các kỹ sư công nghệ Việt ra nước ngoài làm việc không phải là kém thông minh hơn, cũng không phải không có kiến thức mà theo ông Tiến chính là thể lực.
“Kỹ sư phần mềm của ta quá yếu, thể lực quá kém. Khi cần làm việc nghiêm túc liên tục trong 8 tiếng, thậm chí 10-12 tiếng khi vào dự án thì các em không chịu nổi”, ông Tiến nói.
Ngoài ra, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh còn yếu cũng là một hạn chế. Có rất nhiều bạn ở Việt Nam có điểm số rất cao, thậm chí có chứng chỉ IELTS, TOEIC nhưng lại không thể nói chuyện được với người nước ngoài, không thể gọi taxi, hỏi đường đi tàu điện bằng Tiếng Anh.
Ông Tiến đặt vấn đề: “Hoá ra chúng ta đang nói thứ tiếng Anh gì đó chỉ mình chúng ta hiểu”.
Những vấn đề nhỏ nhặt trong đời sống cũng làm khó lao động Việt Nam khi ra nước ngoài. Chưa thể chăm lo cho bản thân, tự chủ trong đời sống thì nói gì đến chuyện thể hiện năng lực, cạnh tranh với bạn bè quốc tế.
Theo ông Tiến, tất cả mọi việc như làm sao sử dụng lò vi sóng cho tốt, làm sao đi vào cửa hàng biết xếp hàng, làm sao làm việc đúng quy trình…thì các em, từ những lứa tuổi học sinh đang ấp ủ giấc mơ công dân toàn cầu còn chưa được dạy.
Ông Tiến nhấn mạnh, một nền giáo dục chuẩn bị cho học sinh trở thành công dân toàn cầu không chỉ có học hành, giáo dục kiến thức mà cần giáo dục thể chất, giáo dục phong cách sống.
Dù gia đình có điều kiện bao nhiêu, khi bước ra nước ngoài, học tập và làm việc tại môi trường mới thì khó khăn là điều không tránh khỏi. Khi đó việc trang bị đầy đủ các kỹ năng sống là điều vô cùng cần thiết. Đó là những điều tiên quyết giúp họ tồn tại được tại một môi trường mới và phát triển bản thân.
Thể lực, kỹ năng sống tưởng là vấn đề đơn giản nhưng không thể giáo dục ngày một, ngày hai. Trong đó, lãnh đạo FPT Software nhấn mạnh, trang bị cho những “công dân toàn cầu tương lai” từ độ tuổi 15 là thời điểm thích hợp, để giai đoạn học đại học sau này, các em có thể phát huy những kỹ năng cá nhân vốn có vào việc tiếp thu tri thức, học hỏi chuyên môn.
Theo theleader
50 suất học bổng học lập trình phần mềm ô tô cho sinh viên công nghệ
Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT loại giỏi các trường đại học cả nước được xét học duyệt bổng khóa lập trình C trị giá 20 triệu đồng tại FUNiX.
Đại diện FUNiX cho biết thêm,hoàn thành khóa lập trình, học viên được đảm bảo tuyển dụng vào dự án Global Automotive tại FPT Software. Sinh viên nộp hồ sơ online để nhà trường xét duyệt học bổng.
Kỷ nguyên ô tô kết nối với mọi thứ - V2X (Vehicle to everything) và mobility đã mở ra cơ hội cho những quốc gia đang phát triển như Việt Nam lấn sang ngành Automotive. Lập trình phần mềm ô tô đang là một xu hướng nghề nghiệp mà các bạn trẻ đam mê công nghệ có thể lựa chọn để đón đầu cách mạng công nghệ 4.0.
Theo ông Lã Quang Vinh, Phụ trách phát triển nguồn lực FPT Global Automotive, với sự cạnh tranh và phát triển ngày nay, các hãng ô tô đều tập trung vào phát triển công nghệ hỗ trợ. Bên cạnh đó, khi công nghệ điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (big data) và công nghiệp robotic đang rất phát triển thì xu thế xe tự hành là tất yếu.
Nhu cầu nhân sự ngành Automotive vì thế cũng tăng cao. Trung tâm Phần mềm chiến lược Automotive FGA (thuộc Công ty Phần mềm FPT Software) ra đời năm 2016, chỉ sau hai năm thành lập, đã tăng quy mô nhân sự lên 2.000 người và đang tuyển thêm 1.000 người cho năm nay.
Nhu cầu nhân sự ngành Automotive tăng cao.
Trước nhu cầu này, FUNiX cùng FPT Software đã ký kết hợp tác và cung cấp khóa học "Lập trình ứng dụng ô tô" - khóa đào tạo kỹ năng lập trình ngôn ngữ C - ngôn ngữ quan trọng cơ bản cho lập trình viên Automotive.
Theo ông Nguyễn Vũ Hạnh, kiến trúc sư giải pháp của FGA, C là kiến thức quan trọng với bất kỳ lập trình viên nào muốn theo đuổi ngành Automotive. Lập trình viên thông thạo C có nhiều cơ hội trong lĩnh vực công nghệ tự động hóa tại các doanh nghiệp công nghệ lớn như FGA, Vinfast, các trung tâm R&D về phần mềm ôtô của các hãng Huyndai, LG, Samsung ở Việt Nam, hoặc làm phần mềm nhúng ở các công ty Viettel, VNPT, FPT...
"Học viên sau khi hoàn thành chương trình trong vòng 6 tháng (30 tuần) sẽ được cam kết làm việc tại dự án FGA với mức lương khởi điểm từ 10 triệu đồng một tháng, đồng thời được FPT Software tài trợ đến 30% học phí" - đại diện FUNiX chia sẻ. Học viên học trực tuyến theo FUNiX Way, học tập thông qua làm dự án thực và được dẫn dắt bởi các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong nghề.
Là ngôn ngữ lập trình phổ biến thứ ba trên thế giới chỉ sau Java và C, C có những ưu điểm như chạy nhanh, kích thước chương trình nhỏ, thư viện lập trình mạnh phù hợp cho các máy tính trên ôtô (điều khiển động cơ, hệ thống an toàn, hệ thống thông tin giải trí...). Học viên lập trình tốt C sẽ dễ dàng chuyển sang lập trình C cũng như tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành phần mềm nói chung.
Ngoài 50 suất học bổng dành cho sinh viên công nghệ thông tin giỏi trong cả nước, các sinh viên tham dự Cuộc đua số 2018-2019 cũng được Đại học trực tuyến FUNiX trao tặng học bổng. Theo đó, 25 suất học bổng đã được dành cho các sinh viên đạt giải cấp trường, đến từ nhiều đại học như: Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Bách Khoa TP HCM, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội, Đại học FPT, Đại Học Lạc Hồng, Học viện kỹ thuật Quân sự, Đại học Nha Trang...
Theo VNE
Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến: 'Chúng tôi làm những việc cả thế giới còn đang lúng túng!' Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến chia sẻ: 'Khi gặp và trao đổi với lãnh đạo cấp cao nhất của các tập đoàn hàng đầu thế giới, chúng tôi nhận ra rằng họ cũng đang lúng túng không biết bắt đầu từ đâu và đi đến đâu trong quá trình chuyển đổi số'. Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software chia...