Kỳ quan bầu trời đêm có nguy cơ bị xóa sổ vì các vệ tinh của Elon Musk!
Các nhà thiên văn học đã lên tiếng cảnh báo về mối đe dọa khi mà bầu trời nguyên sơ ở New Zealand và Úc bị che lấp bởi dàn vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk.
Các vệ tinh Starlink của SpaceX có thể được quan sát bằng mắt thường trên bầu trời đêm. Ảnh: The Guardian
Bầu trời đêm không chỉ là một không gian văn hóa thiêng liêng mà còn là nó còn cho chúng ta thấy sự biến đổi không ngừng của các dạng vật thể. Ngắm bầu trời đêm, bạn có thể nhìn thấy những vì sao, chòm sao, mặt trăng, sao băng, và đôi khi là các hành tinh chỉ bằng mắt thường.
Bầu trời đêm ở Úc và New Zealand trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới vì vẻ đẹp thoát tục của nó. Kỳ quan thiên nhiên này đã thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ về các khu bảo tồn như Tekapo trên đảo Nam New Zealand và công viên quốc gia Warrumbungle ở New South Wales.
Ngoài y nghĩa du lịch, bầu trời đêm còn có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực thiên văn học.
Tuy nhiên, các nhà thiên văn học tại đây cho biết các vệ tinh Starlink của SpaceX đang thay đổi bầu trời đêm mãi mãi.
Ô nhiễm ánh sáng do các vệ tinh gây ra đã gây cản trở quá trình quan sát và nghiên cứu vũ trụ. Ảnh: Fooshya
“Chúng ta cần có một cuộc thảo luận về bầu trời đêm – đây là vấn đề khẩn cấp”, Tiến sĩ Michele Bannister, giảng viên cao cấp về thiên văn học tại Đại học Canterbury, New Zealand cho biết.
“Bầu trời đêm bắt đầu xuất hiện hàng loạt những vệ tinh phát sáng. Khi bạn nhìn lên bầu trời, bạn muốn ngắm những thứ tự nhiên hay muốn nhìn thấy những công trình nhân tạo?”
Kể từ tháng 5 năm ngoái, SapceX đã phóng vào không gian khoảng 400 vệ tinh. Theo công ty, nhiệm vụ của các vệ tinh này là cung cấp internet băng thông tốc độ cao, giá rẻ đến các vùng xa xôi trên toàn cầu. Nhưng tác dụng chưa thấy đâu thì sự hiện diện của quá nhiều vệ tinh đang gây ra báo động.
Kể từ khi các vệ tinh được triển khai, chúng được phóng theo nhóm khoảng 60 vệ tinh, giống như một chuyến tàu hỏa trên bầu trời. Hình ảnh của Hệ Mặt trời được chụp bởi các đài quan sát khoa học cũng bị phá hủy do ô nhiễm ánh sáng mà chúng phát ra.
Sự xuất hiện của các vệ tinh trên bầu trời đêm ở Úc. Ảnh: The Guardian
Giáo sư Jonti Horner, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Nam Queensland, Úc, cho biết bầu trời đêm đang bị đe dọa. Theo ông, bầu trời đêm có giá trị như một di tích lịch sử thiêng liêng và quý giá nhưng nó lại “không hề có một cơ quan quản lý không gian, không có sự giám sát và không ai thực sự kiểm soát được”.
“Bầu trời đêm đã trải qua nhiều thập kỷ xuống cấp. Tôi lớn lên ở phía bắc nước Anh và bầu trời đêm của tôi màu cam. Thực sự, không có nơi nào ở Anh có bầu trời đêm đẹp như ở Úc hay New Zealand”, ông nói.
“Chúng ta đã mất rất nhiều bầu trời đêm và đây dường như là bước tiếp theo dẫn đến sự biến mất hoàn toàn của chúng – trừ khi chúng ta làm điều gì đó”, ông nói thêm.
Nhiều nhà thiên văn học và các nhà thám hiểm nghiệp dư cũng đã bày tỏ những mối quan tâm tương tự. Có rất nhiều hình ảnh về một bầu trời đêm bị “bốc cháy” bởi các vệ tinh Starlink được họ chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội.
“Thứ gây chú ý ở đây chính là ánh sáng chói mà “chuỗi ngọc trai” Starlink tạo ra trên bầu trời”, Keith Jeff Hall, Giám đốc Đài Thiên văn Lowell ở Arizona nói với Space News.
Đặc biệt, ở khu vực bán cầu nam, khi mà mức độ ô nhiễm ánh sáng khá thấp, các vệ tinh Starlink của SpaceX lại càng gây chú ý nhiều hơn, thậm chí, chúng có thể được nhìn thấy bằng mắt thường.
Ảnh: The Guardian
Về phía SpaceX, hãng từng có kế hoạch phóng 12.000 vệ tinh. Tuy nhiên, sau làn sóng phản đối của cộng đồng thiên văn học, công ty đã bắt đầu tìm cách để làm cho các vệ tinh này trở nên tối hơn như sơn màu tối, lắp kính nhằm hạn chế phản xạ ánh sáng.
Theo một báo cáo mới đây của CNBC, thiết kế mới có tên DarkSat của SpaceX có thể giảm 55% độ sáng của các vệ tinh. Đến tháng 6 này, tất cả các vụ phóng Starlink của hãng sẽ sử dụng thiết kế VisorSat – về cơ bản, đây là những tấm vật liệu che nắng giúp giảm khả năng phản xạ của vệ tinh.
Tuy nhiên, các nhà thiên văn học vẫn bày tỏ thái độ hoài nghi về tuyên bố của SpaceX. Họ cho biết, bất kể công ty có đưa ra điều gì cũng không thể chối bỏ được sự hiện diện của chúng trên bầu trời đêm.
Dàn vệ tinh Starlink của SpaceX phát sáng trên bầu trời. Ảnh: News Break
Tiến sĩ Ian Griffin, một nhà thiên văn học và cũng là Giám đốc của bảo tàng Otago (thuộc đảo Nam New Zealand) đã đưa ra loạt hashtag “#muskdestroysdusk” (Musk phá hủy bầu trời đêm), ông cũng mô tả các vệ tinh của SpaceX là “ký sinh trên bầu trời”.
Kể từ năm 2019, tại New Zealand, các nhà thám hiểm đã nhanh chóng nhận ra sự khác lạ trên bầu trời. Ở Úc, một nhiếp ảnh gia đã cho rằng anh ta đã chụp được một trận mưa sao băng Eta Aquarids nhưng thực tế, người này đã chụp được các vệ tinh của SpaceX.
Michael Brown, một giáo sự hiện đang làm việc tại khoa vật lý thiên văn học của Đại học Monash lo ngại rằng Starlinks đang đánh cắp “cái nhìn hoang dã về thế giới của chúng ta”. Ngoài SapceX, một số công ty vũ trụ tư nhân khác cũng đang chuẩn bị ra mắt các vệ tinh của riêng họ.
“Bạn muốn ngắm nhìn bầu trời đêm như nhiều người đã nhìn thấy trong nhiều thiên niên kỷ – điều đó thực rất quý giá và quan trọng”, ông Brown nói. “Những vệ tinh này là lời nhắc nhở chúng ta về sự hiện diện của công nghệ loài người dù bạn có có đang ở đâu trên thế giới vào buổi đêm. Nó thực sự rất đáng lo ngại”.
Theo The Guardian
Ngoạn mục khoảnh khắc vệ tinh nối đuôi nhau di chuyển trên bầu trời
Chuỗi vệ tinh Starlink của Space X gây xôn xao khi lướt qua bầu trời tây Âu, tạo ra hình ảnh kỳ thú trong bầu trời đêm hôm 19/4.
Starlink là tên không chính thức cho dự án đầy tham vọng của tỷ phú Elon Musk. Mục đích của nó là tạo ra một "chòm sao" gồm 12.000 vệ tinh nhỏ quỹ đạo thấp để cải thiện dịch vụ Internet.
Đoạn video được Daily Mail đăng tải ghi lại cảnh các vệ tinh nối nhau bay trên bầu tời tạo ra một vệt sáng dài ký thú.
Mặc dù vậy, các nhà thiên văn học kịch liệt lên án dự án Starlink của tỷ phú người Mỹ. Không ít người thậm chí còn xem đây là 'tội ác chống lại loài người'.
Video: Vệ tinh nối đuôi nhau di chuyển trên bầu trời
Ho cho rằng các vệ tinh này sẽ cản trở các quan sát khoa học, gây khó khăn cho họ khi quan sát bầu trời đêm vì chúng phản chiếu ánh sáng.
" Tôi biết mọi người rất hào hứng với dự án Starlink, nhưng với tất cả 12.000 vệ tinh, ánh sáng của chúng sẽ lấn át các ngôi sao có thể nhìn thấy bằng mắt thường", nhà thiên văn học Alex Parker cho hay.
Với nhiều người dùng Twitter, họ không quan tâm nhiều tới vậy.
Cái họ lưu tâm là chuỗi ánh sáng kỳ thú mà các vệ tinh này tạo ra. Một số so sánh nó với hình ảnh trong đêm Giáng sinh.
SpaceX dự kiến sẽ đưa toàn bộ vệ tinh Starlink vào không gian cho tới năm 2024. Họ cũng đang lên kế hoạch mở rộng mạng lưới này với mục tiêu 42.000 vệ tinh.
Sao chổi có kích thước bằng nửa Mặt trời đang dần tiến về Trái đất Atlas, ngôi sao chổi khổng lồ có kích thước gấp 5 lần sao Mộc và bằng nửa kích thước Mặt trời đang từ từ tiến về phía chúng ta. Kích thước lõi băng đá của ngôi sao chổi này vẫn chưa được xác định, tuy nhiên lượng khí và vật chất bao quanh lại tạo cho nó một kích thước lớn chưa từng...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cụ bà 79 tuổi qua đời để lại tủ tiền mặt, cả nhà đếm xong thì sốc nặng

9 triệu người theo dõi 1 sự kiện kéo dài 500 tiếng đồng hồ: Hơn 30 camera nhưng không quay một bóng người nào cả

Lão nông phát hiện "tảng đá mọc tóc trắng", chuyên gia lập tức phong tỏa cả ngôi làng: Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh xuất hiện

Phát hiện khối vàng nguyên chất trị giá 2,4 tỷ đồng dưới gốc cây

Cận cảnh ngôi nhà bị 'bổ đôi' bởi tảng đá 55 tấn từng hút khách du lịch

Hé lộ một loài người chưa từng biết tới từ 5 ngôi mộ cổ ở Israel

Giải mã máy tính hơn 2.000 năm tuổi

Nghề khóc thuê, "thợ" khóc dập đầu 500 lần/ngày, quỳ đến chai gối

Lần đầu tiên phát hiện vi nhựa trong dịch nang buồng trứng của con người

Ly kỳ 2 nhà đưa bò đi xét nghiệm ADN, chi phí 'chát' hơn giá con bò

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, tuyệt tích hơn 120 năm bất ngờ 'tái xuất'

Ngôi mộ cổ bí ẩn hé lộ chương sử bị lãng quên của Ai Cập cổ đại
Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Trump cảnh báo 'chảy máu triệu phú' khi đảng Cộng hòa đề xuất tăng thuế
Thế giới
11:17:27 24/04/2025
Cách làm chân giò nấu giả cầy kiểu miền Trung nhanh chóng
Ẩm thực
11:08:53 24/04/2025
Hình phạt nào chờ đợi đối tượng cướp ngân hàng VietinBank ở Hà Nội?
Pháp luật
11:00:16 24/04/2025
Có một Việt Nam "được lòng thế giới" đến vậy: Hội An, Côn Đảo lên bảng vàng hiếu khách 2025
Du lịch
10:21:28 24/04/2025
Cặp đôi trong mơ của làng thể thao đối mặt với khủng hoảng hôn nhân: Chồng đi suốt ngày, để vợ ở nhà chăm con
Sao thể thao
10:19:33 24/04/2025
Ứng viên nặng ký bất ngờ gia nhập đường đua ở Liên hoan phim Cannes 2025
Hậu trường phim
10:12:13 24/04/2025
Ben Affleck được khuyến khích quên vợ cũ, hẹn hò người mới
Sao âu mỹ
10:09:31 24/04/2025
Cách chọn cây cảnh để chân cầu thang trong nhà hút vượng khí, tài lộc
Sáng tạo
10:08:06 24/04/2025
Diện áo dài cách tân đi chơi lễ tháng 4
Thời trang
10:07:38 24/04/2025
Cát Phượng tiết lộ cuộc sống ở tuổi 55
Sao việt
10:06:46 24/04/2025