Kỷ niệm du học “cười ra nước mắt” của bạn trẻ Việt tại Hàn Quốc

Theo dõi VGT trên

22 tuổi nhưng sang Hàn không biết uống sữa hộp đúng cách, nuốt nước bọt nhìn đàn vịt bơi ở khuôn viên trường vì phải mang cái bụng đói cả tháng trời, đứng ngoài cửa siêu thị đắn đo có nên mua chai nước giải khát không vì giá đắt đỏ… là những kí ức đáng nhớ của các du học sinh Việtxứ sở kim chi.

Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, dự kiến năm 2018 lượng du học sinh Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ có sự gia tăng đột biến, từ 14.800 du học sinh (năm 2017) lên hơn 25.000 du học sinh (năm 2018).

Những kinh nghiệm kỹ năng cần thiết để du học tại Hàn Quốc là nội dung chính của hội thảo “Kế hoạch du học hoàn hảo” được tổ chức ngày 27/5 tại Hà Nội, thu hút hơn 300 bạn trẻ và phụ huynh quan tâm tham dự.

Mang cái bụng đói cả tháng trời…

Trần Thị Ngọc Ánh, sinh viên nước ngoài xuất sắc nhất Khoa Ngôn ngữ và văn học Anh Mỹ và Khoa Thương mại trường Đại học Kyonggi (Hàn Quốc) và là một trong những người có ảnh hưởng trong cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc với kênh youtube chia sẻ về cuộc sống học tập tại Hàn Quốc kể câu chuyện “cười ra nước mắt” về chuyện ăn uống khi sang Hàn Quốc du học.

Thời gian đầu, tiếng Hàn của Ánh rất tệ, người ta khen cũng không biết, chê cũng không hay nên cô chỉ biết cười, nhiều lúc lạc lõng, cô đơn ở đất nước xa lạ.

Ngọc Ánh tâm sự: “Tính mình hay xấu hổ nên không biết thì không dám hỏi ai, thường chỉ đứng gãi tai, gãi đầu nên khoảng nửa năm đầu sang Hàn là thời gian mình bị… quê trong rất nhiều tình huống”.

Kỷ niệm du học cười ra nước mắt của bạn trẻ Việt tại Hàn Quốc - Hình 1

Trần Thị Ngọc Ánh (giữa) và Nguyễn Thùy Mai (phải) chia sẻ về kinh nghiệm du học Hàn Quốc.

“Khi sang Hàn Quốc, bữa cơm sinh viên chỉ có canh toàn nước nên mình không ăn được. May có mẹ ở nhà gửi sang 1kg ruốc, mình mua thêm cơm bán sẵn ở cửa hàng tiện lợi nhưng thậm chí không biết dùng lò vi sóng (hướng dẫn bằng tiếng Hàn) thế nào.

Hay chỉ một hộp sữa giấy thôi nhưng mình cũng không biết bóc thế nào cho giống người Hàn, kết cục là nhìn các bạn Hàn Quốc uống cũng dốc hộp uống rồi vào người làm trò cười cho cả lớp. Đến bây giờ, mình gặp giáo sư tiếng Hàn, thầy vẫn hỏi: “Mày biết uống sữa chưa”?, Ánh kể.

Lời khuyên của cô gái này cho các tân du học sinh Hàn Quốc là không biết thì phải hỏi, mạnh dạn nhờ sự giúp đỡ để học hỏi và rút kinh nghiệm.

Nguyễn Thùy Mai, cựu sinh viên khoa Culture & Digital Contents tại Đại học Konkuk (Top 15 trường Đại học lớn nhất Hàn Quốc) cho biết: “Môi trường học tập Hàn Quốc rất hỗ trợ cho sinh viên quốc tế, cơ sở vật chất tiên tiến, chương trình học gắn với thực hành, sinh viên Hàn Quốc có tinh thần học tập cao”.

Cũng như Ngọc Ánh, theo Thùy Mai, khó khăn cơ bản và lớn nhất khi mới sang xứ Hàn của cô là ngôn ngữ. Vì tự ti khả năng tiếng Hàn nên Mai không dám đăng ký học tiếng Hàn mà chọn tiếng Anh ở nhiều môn. Đây chính là rào cản trong giao tiếp giữa cô với các giáo viên, sinh viên.

Thêm nữa, sinh viên Hàn tận dụng từng giây, từng phút để học tập thêm, làm thêm nên việc sinh viên quốc tế làm quen, trò chuyện, kết bạn với họ rất khó. Không ít sinh viên Việt sẽ cảm thấy cô đơn nếu không có bạn bè người Việt ở xứ người.

Mai kể chuyện ở Việt Nam quen ăn uống rẻ nên khi sang Hàn bị “đau đầu” vì chi tiêu đắt đỏ.

“Mình sống ở trong kí túc xá vì sợ thuê nhà ở ngoài gặp lừa đảo nhưng trong kí túc xá thì ăn cơm không có thịt mà chỉ có trứng và rau nên không thể đủ no. Trong khi ra ngoài ăn cái gì cũng đắt.

Video đang HOT

Kết quả, một tháng liên tục mình mang cái bụng đói, khao khát được ăn thịt. Thậm chí, mỗi lần đi qua khuôn viên trường có hồ lớn nuôi vịt mình cũng phải nhìn theo đàn vịt nuốt nước bọt vì thèm thuồng. Khoảng 1 tháng sau, Mai may mắn gặp một người bạn cũ đã du học Hàn được mấy năm và được chỉ cho cách đi ăn thịt buffet.

Hôm đó, mình được bạn dẫn đi ăn buffet 8.000 won (khoảng 160.000 đồng) nhưng được ăn no nê, đã đời. Đó là lần đầu tiên mình được ăn no đến vậy từ khi sang Hàn. Sau này khi đã thông thạo, sinh viên có thể thuê nhà ở ngoài, mua đồ về tự nấu nướng”, Thùy Mai chia sẻ.

Du học Hàn và những góc khuất

Trần Thị Ngọc Ánh cho biết, mức sinh hoạt phí ở Hàn Quốc khá đắt đỏ vì tiền Hàn Quốc trị giá gấp khoảng 21 lần tiền Việt Nam. Chính phủ Hàn Quốc không cấm sinh viên làm thêm nhưng sẽ có một số điều luật cần tuần theo.

Một số bạn phá luật trốn đi làm nhưng Ánh khuyên các bạn nên đầu tư vào việc học để nhận học bổng vì bản thân mục đích đi du học lớn nhất là học thêm các kiến thức, muốn cầm bằng tử tế khi ra trường để có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt.

Không ít du học sinh Việt tại Hàn phải thốt lên rằng họ vỡ mộng rất nhiều. Và nguyên nhân chủ yếu là do các bạn không được chuẩn bị sẵn tư tưởng, hành trang, cũng như kiến thức và kỹ năng khi sinh sống và học tập tại Hàn Quốc mà chỉ nghe theo những lời tư vấn ngọt ngào.

Ở Hàn Quốc không giống như Nhật Bản, sau khi sang học phải 6 tháng sau du học sinh mới được đi làm. Với thời gian làm thêm quy định là 28 tiếng/tuần, mức lương trung bình từ 6.000-6.500 Won/giờ (tương đương 120.000 – 130.000 đồng Việt Nam). Vậy thu nhập bình quân bạn có thể kiếm được 3-4 triệu đồng/tuần.

Trong khi đó, gia đình ở nhà cứ nghĩ rằng con em sang bên Hàn là sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Rất nhiều du học sinh du học Hàn Quốc vì gánh nặng cơm – áo – gạo – tiền hoặc nghe lời dụ dỗ đã bỏ trốn ra ngoài để đi làm và cũng rất nhiều bạn đã phải hối hận về quyết định của mình.

Những bạn làm ở nhà xưởng rất dễ bị công an vào kiểm tra bất ngờ, nhiều bạn mới ra ngoài được 6 tháng đã bị công an bắt được và cho về nước. Còn những bạn sống bất hợp pháp làm ở công trường xây dựng thì thật sự cũng thiệt thòi nhiều. Dù gia đình có việc gì đi chăng nữa cũng không thể về thăm được, khi đã bị bắt thì sẽ mãi mãi không quay lại Hàn Quốc được nữa.

Thầy Park Sang Huyn – Viện Trưởng viện Quốc tế Đại học Kyonggi (Trường Đại học Hàn Quốc có nhiều sinh viên Việt Nam theo học nhất trong thời điểm hiện tại) cho hay: “Nhiều bạn hiện nay đang làm xây dựng bất hợp pháp ở Hàn Quốc sẽ rất thấm thía những bữa cơm ăn vội, bởi vì Cảnh sát Hàn Quốc chỉ ập vào kiểm tra khi công nhân đang ở trong nhà ăn.

Họ không vào công trường kiểm tra, do sợ trong quá trình kiểm tra công nhân chạy trốn rồi gây ra tai nạn lao động. Người bán hàng ăn Hàn Quốc còn phải thốt lên một cách xót xa với cảnh sát rằng: “ Sao không để ăn xong rồi hãy bắt!” và nhận được câu trả lời từ cảnh sát là “Ăn xong rồi lại chạy vào công trường thì sao mà bắt được”.

Kỷ niệm du học cười ra nước mắt của bạn trẻ Việt tại Hàn Quốc - Hình 2

Thầy Park Sang Huyn – Viện Trưởng viện Quốc tế Đại học Kyonggi, Hàn Quốc.

Với những bạn gia đình có điều kiện, qua Hàn Quốc không phải lo làm thêm gửi tiền về cho gia đình thì cuộc sống nơi xứ người cũng không đẹp như trong phim ảnh.

Qua Hàn Quốc, các bạn sinh viên phải tự lo mọi việc cho mình từ sinh hoạt cá nhân, học tập, phải tự chịu trách nhiệm cho mọi quyết định và hành động của mình. Nhiều lúc ăn cơm một mình, tủi thân mà những giọt nước mắt lã chã chan lên những miếng cơm nuốt vội mặn đắng cổ họng cũng cố mà phải nuốt.

Nhưng chính những sự khó khăn và cuộc sống tự lập đó sẽ giúp các du học sinh trưởng thành, bản lĩnh hơn. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng khi các bạn sinh viên và cả gia đình đã có được sự chuẩn bị trước, xác định được những khó khăn nhất định sẽ gặp phải khi đi du học và được trang bị những kiến thức cũng như kỹ năng để vượt qua khó khăn đó.

Lệ Thu

Theo Dân trí

Nước Úc và chuyện những đứa trẻ chỉ đọc sách trên xe buýt, nhà siêu giàu nhưng vẫn đi làm thêm, không thích tiêu tiền bố mẹ

Đi du học tưởng đâu ôm được một bụng kiến thức uyên thâm về nhưng ai ngờ đã quên gần hết, cái quý giá duy nhất học được chính là cách họ làm giáo dục, cách họ dạy những đứa trẻ tự lập, ham học hỏi, có trách nhiệm... là quan điểm của bạn Trần Hoàng Trí - du học sinh Việt tại đại học Flinders - Australia.

Tinh cơ lươt Facebook thây ban be share nhau bai viêt cua môt du học sinh vê viêc cân hoc gi khi đi du hoc. Đi đê mơ mang đâu oc, đi đê hoc kiên thưc, đi đê hương nên giao duc tiên tiên, đi đê kiêm môt tâm băng đep mang vê... la nhưng muc tiêu cua hang chuc ngan du hoc sinh trươc khi đăt chân sang xư ngươi. Nhưng sang rôi mơi vơ ra, co hang trăm, hang nghin thư phai hoc chư không riêng gi môi kiên thưc. Tưng con ngươi, tưng hanh đông, tưng lơi noi, tưng con phô, tưng nêp văn hoa... ơ đâu cung co nhưng thư đang đê hoc hoi, hoc tưng ngay hay suôt quang thơi gian du hoc 5 năm, 10 năm cung không bao giơ hêt đươc.

Nước Úc và chuyện những đứa trẻ chỉ đọc sách trên xe buýt, nhà siêu giàu nhưng vẫn đi làm thêm, không thích tiêu tiền bố mẹ - Hình 1

Bai chia se cua Trần Hoàng Trí - du học sinh Viêt tại đại học Flinders - Australia trên Fanpage Ngươi tre xa nha mơ đâu như thê nay: " Trước khi qua đây, tôi mặc nhiên nghĩ học xong tôi sẽ có một bụng kiến thức đem về, uyên thâm, cao siêu lắm, thạc sỹ mà, lại còn học hai chuyên ngành nữa chứ. Giờ học gần xong, vỡ mộng, cái môn đang học có khi còn chẳng nhớ là nó có cái gì. Nhưng tôi nghĩ cái đáng giá nhất tôi có, là học được cách người ta làm giáo dục."

Nước Úc và chuyện những đứa trẻ chỉ đọc sách trên xe buýt, nhà siêu giàu nhưng vẫn đi làm thêm, không thích tiêu tiền bố mẹ - Hình 2

Bắt chước bon con nit, ngôi xe buyt câm sach đoc thay vi cui măt vao điên thoai thấy khôn ra nhiều lắm

Ở đây, thi thoảng lên các phương tiện đi lại công cộng, là thấy số lượng tây cầm sách đọc nhiều hơn hẳn lượng dân châu Á đang nhìn chăm chú vào điện thoại. Nhìn cool phết, cái vẻ bất cần biết thế gian này là chi ngoài cuốn sách đang đọc. Tôi nghĩ quái, bọn này chăm thế. Hơn một năm sống, thắc mắc của tôi mới được giải thích khi xuống Melbourne thăm thầy dạy đại học đang định cư ở đây. Thầy có hai đứa con gái đang học tiểu học. Tôi tiện miệng hỏi xem mấy em học có nặng không. Thầy bảo nhẹ lắm, cứ mỗi tuần hai đứa cùng mấy đứa bạn trong lớp được giao cho một cuốn sách để đọc. Cha mẹ chỉ có trách nhiệm ký xác nhận xem bọn trẻ đọc hết chưa. Rồi khi lên trường bọn chúng sẽ kể về những gì đã đọc trong cuốn sách đó, trao đổi và tranh luận với bạn bè.

Nước Úc và chuyện những đứa trẻ chỉ đọc sách trên xe buýt, nhà siêu giàu nhưng vẫn đi làm thêm, không thích tiêu tiền bố mẹ - Hình 3

Đó là bài tập về nhà, không phải những bài tập làm văn mà phải đọc sách giải hay văn mẫu để biết được con gà thế nào, con trâu ra sao, hay cô giáo là phải có mặt trái xoan, mũi dọc dừa, không phải tự nhiên xã hội hay lịch sử mà phải chọn bên nào tốt, bên nào ác theo những ý kiến rất chủ quan như ngày xưa tôi đã từng học. Dần dần, đọc sách thành thói quen theo đến lớn.

Tôi bắt chước sắp nhỏ, mua cuốn sách, ngồi xe rảnh rỗi lôi ra đọc. Thấy khôn ra nhiều lắm.

Phai biêt nhưng thư nho nhât như bơi đê có chuyện gì xảy ra con tự đối phó được

Tôi bị đau lưng, chấn thương dây thần kinh cột sống. Một tuần hai lần phải đi vật lý trị liệu. Bạn bác sĩ trị liệu cho tôi, 23 tuổi, người Úc gốc Việt, nói được tiếng Việt lơ lớ, chúng tôi hay dùng tiếng Việt để trao đổi, khó quá thì chuyển sang tiếng Anh.

Một hôm, bạn đó đang nắn đốt xương L4 cho tôi, thấy tôi căng thẳng, mới hỏi thăm bằng một giọng như không có dấu: "Mấy ngày qua anh làm gì?"

"Anh học bài, đi làm, đi bơi nữa."

"Anh chưa khỏi mà sao đi bơi?", bạn nói bằng giọng hơi trách, "lỡ đang bơi bị đau thì chìm sao."

Tôi mắc cười với cách diễn đạt chuột rút của bạn, mới trả lời bâng quơ rồi đánh trống lảng:

"Em biết bơi không?"

"Em biết, ai cũng biết mà."

Tôi ngạc nhiên hỏi sao ai cũng biết, thế học từ khi nào?

"Từ primary school đó, bọn em được học từ nhỏ."

"Bắt buộc à?"

"Đúng rồi", bạn đáp "Băt buôc, tụi em được nhiều thứ lắm, để bảo vệ mình. Có chuyện gì xảy ra, anh phải tự đối phó được chứ."

Nước Úc và chuyện những đứa trẻ chỉ đọc sách trên xe buýt, nhà siêu giàu nhưng vẫn đi làm thêm, không thích tiêu tiền bố mẹ - Hình 4

Tự nhiên tôi nhớ, đến năm lớp 7 tôi mới được học bơi. Lý do là mẹ tôi quá hoảng hốt khi năm ấy có một vụ chìm thuyền du lịch xảy ra, khiến quá nhiều người mất mạng vì không biết bơi. Rồi những năm sau đó, còn biết bao nhiêu vụ ở Việt Nam nữa, nhưng chẳng mây ai khuyến khích học bơi.

Tôi nghĩ bâng quơ, lỡ té xuống nước, chắc nhảy dây giúp mình nổi lên được.

"Nha siêu giau nhưng vao trung hoc la không muôn xin tiên bô me nưa"

Tôi đi làm, nhiều lúc vỡ lẽ ra đồng nghiệp của mình có khi mới 14, 15 tuổi thì ngạc nhiên lắm. Tôi đứng bếp, thấy mấy em người Úc đứng thu ngân, làm đồ ăn, tôi vẫn đinh ninh là 20 tuôi. Đến khi biết được chúng kém mình cả 10 tuổi, còn đang học trung hoc thì mới ngớ người ra.

Nhưng chúng không thiếu tiền để phải đi làm như tôi, một đứa còn khoe năm sau đủ tuổi thì bố sẽ tặng cho chiếc ô tô xịn. Sau này nói chuyện với một em 18 tuổi, Úc gốc Việt, đi làm một lúc 3 jobs từ năm 16. Tôi hỏi có cần thiết phải làm thế không, thế bố mẹ không cho tiền à? Em bảo ở đây vào trung hoc rồi cũng ít đứa muốn xin tiền bố mẹ lắm, đứa nào cũng thế mà, tự đi làm có tiền tiêu vặt. Chúng tôi ngồi cùng một chuyến tàu về, em kể sự khác nhau khi làm bán hàng và làm bếp và " đứng xếp quần áo trong cửa hàng tưởng dễ mà không dễ đâu á." Những trải nghiệm mà tôi khi hơn 20 tuổi vẫn chưa biết tí ti gì.

Nước Úc và chuyện những đứa trẻ chỉ đọc sách trên xe buýt, nhà siêu giàu nhưng vẫn đi làm thêm, không thích tiêu tiền bố mẹ - Hình 5

Muôn thuyêt phuc ngươi khac thi phai noi đươc vai trương hơp đa xay ra đê kiêm chưng

Tôi không nhớ hết kiến thức, nhưng tôi học được cách tư duy để làm nhiều thứ ra lẽ. Hồi học Chiên dich Marketing, ông thầy bắt trả lời câu hỏi phải đưa ra được 3 ví dụ thực tế, dùng thuyết nào thì phải ghi tên ông tác giả ra. Cả lớp tôi kêu trời.

Ông thầy hỏi lại, "Thế sau này khi muốn đề xuất gì cho sếp, các cậu làm gì cho họ tin?" Các cậu bảo lam ABC hay XYZ sẽ thành công, họ tin hả. Hay là các cậu phải dẫn vài trường hợp đã xảy ra, hay thuyết này đã được kiểm chứng? Đừng lười biếng nữa. Từ đó tôi làm gì cũng hỏi lấy gì để người ta tin.

Tôi học được cách người ta làm giáo dục, từ đó muốn con mình sau này cũng được hưởng nền giáo dục như vậy. Để tôi có thể đọc sách và tranh luận cùng nó, để nó biết tự đối phó với những kỹ năng cần thiết nếu có chuyện gì xảy ra, để nó tự lập và trải nghiệm cuộc sống của riêng nó khi còn trẻ, để nó tự biết mình cần gì thích gì, thứ mà ba nó đến tận 25 tuổi đôi lúc vẫn hoang mang.

Va quan trọng hơn, để nó có chính kiến của mình, biết đâu là phải trái chứ không phải tiếp thu kiên thưc môt cach thu đông va may moc.

Theo Helino

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đoạn clip quá khứ của Hoa hậu Thanh Thủy bất ngờ hot rầm rộ
07:04:45 14/11/2024
Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người
06:48:15 14/11/2024
Sau đám tang của bố chồng, tôi sốc ngất phát hiện trong tủ của ông có một tờ giấy khám thai 2 tháng
07:52:23 14/11/2024
Hot nhất MXH: Dương Tử bị tố đánh đổi thân xác, quan hệ với nhà đầu tư để lấy vai
08:09:50 14/11/2024
Hé lộ cuộc điện thoại đáng chú ý của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời trước khi đột ngột qua đời
07:07:46 14/11/2024
Ly hôn 4 năm, chồng cũ lần đầu đến thăm vợ cũ, nghe con vô tư hỏi mẹ một câu mà anh lặng người
07:40:38 14/11/2024
Tình cờ thấy mẹ chồng giặt đồ lúc sáng sớm, tôi tức giận muốn bật khóc, cất luôn số tiền định biếu bà
07:44:53 14/11/2024
Thông tin cực hiếm về chồng Thái Trinh: Là doanh nhân ngành nhựa, kém vợ 6 tuổi
07:11:14 14/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đội ngũ của ông Trump chuẩn bị thực hiện động thái chưa từng có tiền lệ tại Lầu Năm Góc

Thế giới

10:16:33 14/11/2024
Chưa rõ liệu việc ông Hegseth thiếu kinh nghiệm quản lý có làm phức tạp quy trình phê chuẩn tại Thượng viện hay không và chưa rõ liệu một ứng cử viên truyền thống hơn có thực hiện những đợt sa thải lớn như vậy hay không.

Nên sấy tóc hay để tóc khô tự nhiên sau khi gội?

Làm đẹp

09:54:15 14/11/2024
Mặc dù sấy tóc giúp tóc khô nhanh chóng, nhưng nếu bạn muốn tạo kiểu tóc đẹp, bạn sẽ phải bỏ thêm thời gian để chải, vuốt tóc sao cho vào nếp.

Công dụng tuyệt vời của vỏ dưa chuột

Sức khỏe

09:49:36 14/11/2024
Bên cạnh đó, vỏ dưa chuột còn giúp làm sạch và cân bằng độ ẩm cho da, giữ cho làn da luôn mịn màng và sáng khỏe. Bạn cũng có thể nghiền vỏ dưa chuột thành bột đắp lên vùng da bị mụn.

Vai chính Vĩnh Dạ Tinh Hà vốn là của mỹ nhân này: Nhan sắc lấn lướt Ngu Thư Hân nhưng diễn dở thôi rồi

Hậu trường phim

07:53:59 14/11/2024
Nhờ sự hòa hợp tới 99% nhân vật nên Ngu Thư Hân diễn lố nhưng không bị khán giả ghét, đồng thời Vĩnh Dạ Tinh Hà đạt thành tích khả quan.

Sao Việt 14/11: Thanh Lam nhớ bạn trai, Kim Lý đón sinh nhật cùng vợ con

Sao việt

07:48:51 14/11/2024
Diva Thanh Lam đăng ảnh để bày tỏ nỗi nhớ bạn trai bác sĩ, Hồ Ngọc Hà cùng các con tổ chức tiệc sinh nhật cho Kim Lý.

Ly hôn chồng rồi bỏ quê lên thành phố, ngày trở về tôi lặng người khi thấy cảnh tượng trong bệnh viện

Góc tâm tình

07:48:08 14/11/2024
Chồng cũ thấy tôi đến thì chỉ nói nghe tin tôi về nên anh có mua cơm cho tôi, vì anh biết tôi sẽ không kịp ăn uống mà chạy vào viện.

Lan man dã quỳ...

Du lịch

07:37:36 14/11/2024
Dân cư mạng đã điểm, suốt dọc dài đất nước Việt Nam, từ Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Tam Đảo, Ba Vì, Ninh Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Lâm Đồng... đang xôn xao bởi dã quỳ về rồi...

Tử vi 3 năm tới (2025 - 2026 - 2027): Top con giáp trúng số phát tài, trở thành đại gia có số má

Trắc nghiệm

07:33:14 14/11/2024
Thần tài đợi sẵn ở cửa nên 3 năm tới chính là thời hoàng kim giúp những con giáp may mắn này có tiền tài rủng rỉnh, cứ vơi lại đầy, mua nhà lầu, sắm xe sang chỉ là chuyện nhỏ.

Bị cáo Trương Mỹ Lan đem khu đất 152 Trần Phú bị thu hồi đi khắc phục hậu quả

Pháp luật

07:27:39 14/11/2024
Mặc dù dự án 152 Trần Phú (quận 5, TPHCM) đã bị UBND TPHCM thu hồi, nhưng bị cáo Trương Mỹ Lan vẫn đưa dự án này vào danh sách tài sản dùng để khắc phục hậu quả.

Nam chính phim Việt giờ vàng nhận mưa lời khen vì diễn "hay dã man", cảnh khóc nức nở khiến netizen rơi nước mắt

Phim việt

07:18:08 14/11/2024
Mới đây, Doãn Quốc Đam trở thành cái tên gây sốt cõi mạng bởi khả năng nhập vai xuất thần trong một phân đoạn ở tập 32.

Riot Games thay đổi hệ thống giải đấu Valorant, game thủ Việt sẽ ra sao?

Mọt game

07:10:56 14/11/2024
Cộng đồng game thủ Việt Nam chắc chắn đã biết đến thông tin Riot Games hạ cấp giải đấu LMHT VCS. Điều này cũng đồng nghĩa với việc VCS sẽ trở thành giải đấu hạng 2 và các đội tuyển phải thi đấu tranh tấm vé đến các sân chơi