Kỷ nguyên chính trị mới ở Argentina
Chính trị gia theo đường lối cánh hữu Javier Milei giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Argentina, diễn biến được đánh giá là có thể mở ra một kỷ nguyên chính trị mới tại quốc gia Nam Mỹ vốn đang vật lộn với khủng hoảng kinh tế, đồng thời tác động đáng kể đến bối cảnh chính trị ở khu vực.
Reuters ngày 20/11 dẫn kết quả kiểm phiếu của cuộc bầu cử Tổng thống vòng hai tại Argentina đưa tin, ứng viên theo đường lối cánh hữu Javier Milei, 53 tuổi, đã giành chiến thắng với gần 56% phiếu bầu, trong khi đối thủ của ông, đương kim Bộ trưởng Kinh tế Sergio Massa nhận được 44% số phiếu. Ông Massa cùng ngày thừa nhận thất bại và chúc mừng chiến thắng của Tổng thống đắc cử Milei. “Rõ ràng kết quả không như chúng tôi mong đợi nhưng tôi đã nói chuyện với Milei để chúc mừng ông ấy. Ông ấy chính là Tổng thống mà đa số người Argentina bầu ra cho 4 năm tới”, ông Massa nói.
Ông Javier Milei, tân Tổng thống đắc cử của Argentina. Ảnh: Reuters.
Tổng thống đắc cử của Argentina dự kiến nhậm chức sau 3 tuần nữa. Phát biểu trước đám đông ủng hộ ở thủ đô Buenos Aires, ông Milei mô tả kết quả bầu cử là “phép mầu” khi ông vượt qua những chính trị gia kì cựu đến từ các đảng phái đã thống trị chính trường Argentina hàng chục năm qua.
“Từ hôm nay, công cuộc tái thiết đất nước Argentina đã bắt đầu. Đêm nay là một đêm lịch sử đối với Argentina”, ông Milei phát biểu. Ông Milei cũng tái khẳng định cam kết xử lý các vấn đề kinh tế của quốc gia Nam Mỹ, tập trung vào vấn đề lạm phát, thất nghiệp và nghèo đói. “Tình hình rất nguy kịch và không có chỗ cho những biện pháp nửa vời”, ông Milei quả quyết.
Argentina, nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai ở Nam Mỹ, đang trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất nhiều thập niên. Lạm phát, giá hàng hóa tăng phi mã đã khiến hàng triệu người lao động phải chật vật xoay sở mỗi ngày để nuôi sống bản thân và gia đình. Khi nhậm chức, vị chính trị gia 53 tuổi sẽ tiếp nhận một kho bạc được mô tả là “trống rỗng”, cùng khoản vay khổng lồ 44 tỷ USD từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Quốc gia Nam Mỹ này còn đang đương đầu nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường vốn toàn cầu.
Video đang HOT
Ông Milei là một nhà kinh tế từng thường xuyên xuất hiện với những tuyên bố gây tranh cãi trên truyền hình. Vị Tổng thống Argentina đắc cử mới tham gia chính trường khoảng 5 năm, thuộc đảng Libertad Avanza (Tiến bộ Tự do), được bầu vào Quốc hội Argentina năm 2021 và được đánh giá là có nhiều điểm tương đồng với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Từ khi tranh cử, ông Milei đã gây rúng động khi khẳng định sẽ dùng “các liệu pháp gây sốc” để vực dậy kinh tế, bao gồm đóng cửa ngân hàng trung ương, loại bỏ đồng nội tệ peso, cắt giảm quy mô chính phủ và cắt giảm chi tiêu công.
Theo Guardian, chiến thắng của ông Milei có thể dẫn đến những thay đổi về chính trị và thương mại khi chính trị gia này từng tuyên bố muốn hạn chế quan hệ với hai đối tác thương mại lớn nhất hiện nay của Argentina là Trung Quốc và Brazil. Trong khi chính phủ tiền nhiệm của Tổng thống Alberto Fernández thúc đẩy Argentina gia nhập khối BRICS (gồm Ấn Độ, Brazil, Nga, Nam Phi và Trung Quốc), ông Milei phản đối động thái đó.
Theo Reuters, ông Milei rất ủng hộ quan hệ tốt đẹp giữa Argentina với Mỹ và không coi nặng các vấn đề khí hậu. Nhiều quốc gia và chính trị gia trên thế giới đã chúc mừng chiến thắng của ông Milei. Trong bài đăng trên mạng xã hội, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đang chạy đua vào Nhà Trắng trong cuộc bầu cử năm 2024, thậm chí tin tưởng ông Milei sẽ “giúp Argentina vĩ đại trở lại”.
Việc ông Milei nắm quyền ở Argentina cũng được dự báo sẽ tác động đến dòng chảy thương mại lương thực và lithium (nguyên liệu sản xuất pin hàng đầu) trên thế giới. Số liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế cho thấy, Argentina cung cấp 6% lithium cho thị trường thế giới và chiếm 21% tổng trữ lượng lithium toàn cầu. Argentina còn giữ vai trò một trong những nước xuất khẩu đậu nành, ngô, lúa mì và thịt bò lớn nhất Nam Mỹ.
Giới quan sát đánh giá, ông Milei có thể sẽ đương đầu không ít khó khăn trong việc ban hành các chính sách đầy tham vọng do đảng của ông không giành đa số tại Quốc hội Argentina (38/257 ghế tại Hạ viện và 8/72 ghế tại Thượng viện), nghĩa là ông sẽ cần nhận được ủng hộ của cả các đảng phái khác khi đệ trình các dự luật.
Argentina: Sự cuồng tín của "kẻ ngoại đạo" cực hữu
Cuộc bầu cử Tổng thống Argentina vào tháng 10/2023 đang có một hiện tượng lạ: Chỉ duy nhất một ứng cử viên ra tranh cử và người đó lại là một "kẻ ngoại đạo" với cả chính trị và tôn giáo, mang tư tưởng cực hữu, khiến cho nhiều người lo ngại, kể cả Giáo hoàng Francis...
Javier Milei tự nhận mình là cựu huấn luyện viên tình dục, một nhà tư bản vô chính phủ, một "kẻ ngoại đạo" và hiện đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới của Argentina. Ông ghét cay ghét đắng người đồng hương của ông, Giáo hoàng Francis, 86 tuổi, người được tôn vinh là nhà vô địch về người nghèo, liên tục chế nhạo và xúc phạm ngài vì đã thúc đẩy học thuyết "công bằng xã hội" để hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Ông Javier Milei - Ứng cử viên Tổng thống Argentina.
Ông Milei là một ẩn số chính trị cho đến năm 2020. Ông là ứng cử viên duy nhất trong cuộc bầu cử ngày 22/10/2023 mà không có kinh nghiệm chính trị trước năm 2021. Năm nay 52 tuổi, ông Milei cũng chỉ mới bước lên vũ đài chính trị quốc gia khoảng vài năm trở lại đây, nhưng cũng từng ấy thời gian gây ra những cuộc trnah cãi chính trị. Ông đã cam kết tiến hành một "cuộc chiến văn hóa" để biến Argentina thành thiên đường của chủ nghĩa tự do, lấy hiệu quả làm ăn của tư bản thay thế trợ cấp xã hội, thuế được giảm xuống mức tối thiểu và những cá nhân thiếu tiền mặt được phép bán nội tạng của mình trên thị trường chợ đen.
Từ Rome, đức Giáo hoàng Francis đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về sự gia tăng của những chính sách nhẫn tâm như vậy ở quê hương ngài. "Cực hữu luôn tự tái thiết, đó là chiến thắng của sự ích kỷ trước chủ nghĩa cộng đồng" - ngài nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào tháng 3 khi được hỏi về cuộc bầu cử sắp tới ở Argentina.
Trong bài phát biểu giành chiến thắng đầy máu lửa sau cuộc bầu cử sơ bộ mở rộng của Argentina vào ngày 13/8, ông Milei với mái tóc bù xù đã hứa sẽ chấm dứt các phúc lợi của chính phủ vì chúng "dựa trên sự tàn bạo nói rằng ở đâu có nhu cầu, quyền sẽ được sinh ra, mức tối đa của nó, biểu hiện sai lầm đó gọi là công bằng xã hội".
Juan Grabois, một người theo chủ nghĩa Peronist cấp tiến có mối liên hệ chặt chẽ với Giáo hoàng và là người đã mất chức ứng cử viên theo chủ nghĩa Peronist vào tay Bộ trưởng Kinh tế hiện tại Sergio Massa, gọi Milei là "nhà tiên tri giả" nhưng cho rằng sự nổi lên của ông là do cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng của Argentina.
Ông Grabois nói với tờ The Observer: "Với lạm phát trên 115% cộng với sức mua của người lao động phi chính thức giảm 25% trong 7 năm qua, các cử tri sẽ phải có đủ sự trưởng thành về chính trị để bỏ phiếu lại cho những người đã thất bại hoàn toàn".
Các cử tri không hài lòng với cả đảng cánh hữu Together for Change (Cùng nhau vì thay đổi) và những người theo chủ nghĩa Peronist đương nhiệm đã lũ lượt bỏ sang ủng hộ người mới Milei. "Âm nhạc của người thổi sáo nghe thật ngọt ngào đối với những người đã mất hết hy vọng. Nhưng, chẳng ích gì khi đổ lỗi cho cử tri hay chính người thổi sáo, chúng ta phải giải quyết những sai lầm của những người trong chúng ta, những người có quan niệm chính trị nhân văn" - ông Grabois nói.
Chủ nghĩa nhân văn không phải là một thuật ngữ có thể áp dụng cho thuyết kinh tế học của ông Milei. Ngoài việc hợp pháp hóa việc bán nội tạng cơ thể, chương trình nghị sự gai góc của ông còn đề xuất "kích động" Ngân hàng Trung ương, bãi bỏ hệ thống giáo dục công miễn phí của Argentina và giải tán các dịch vụ y tế công miễn phí. Ông Milei cũng đang can đảm nói rằng ông sẽ khôi phục lệnh cấm phá thai, được hợp pháp hóa vào năm 2020, đóng cửa Bộ Phụ nữ, Giới tính và Đa dạng hóa, cũng như các bộ khoa học, y tế, giáo dục, lao động và các công trình công cộng và sẽ hợp pháp hóa việc bán súng.
Bất chấp sự kết hợp mạnh mẽ này, ông Milei được nhiều người coi là vị tổng thống không thể tranh cãi, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với những nam thanh niên có hoàn cảnh khó khăn. Ông đã giành được 30% phiếu bầu trong cuộc bầu cử sơ bộ hồi đầu tháng này so với 28% dành cho Patricia Bullrich của đảng United for Change và 27% dành cho ứng cử viên Peronist Massa. Sự trỗi dậy của ông Milei không có gì đáng ngạc nhiên. Là nhà kinh tế học lâu năm của tỷ phú người Argentina Eduardo Eurnekian, ông đã trở thành ngôi sao truyền hình cách đây 5 năm với tư cách là một nhà kinh tế học có mái tóc hoang dã và huấn luyện viên tình dục Mật Tông, người đã khoe khoang trên truyền hình về sức chịu đựng tình dục và sở thích quan hệ 3 người của mình. Những vụ bộc phát trên truyền hình này khiến nhiều người tự hỏi liệu ông Milei có thể trở nên mất ổn định dưới áp lực của một nhiệm kỳ tổng thống sắp tới hay không?
"Điều gì sẽ xảy ra nếu một đất nước bất ổn được cai trị bởi một nhà lãnh đạo không ổn định?" - nhà báo Juan González, tác giả cuốn tiểu sử của ông Milei có tựa đề "El Loco" (Người điên) xuất bản vào tháng trước, đặt câu hỏi. "Tôi lo rằng ông ấy sẽ thực sự cố gắng áp dụng các lý thuyết kinh tế không thực tế của mình để tàn phá nền kinh tế hơn nữa và kích động tình trạng bất ổn xã hội bạo lực".
Ông Milei nhận thức được khả năng xảy ra các cuộc biểu tình bạo lực trên đường phố để phản đối mình. "Tôi sẽ tống những kẻ cầm đầu những kẻ ném đá vào tù và nếu họ bao vây Casa Rosada (dinh tổng thống) thì họ sẽ phải khiêng tôi ra ngoài" - ông Milei tuyên bố chắc nịch. Thực tế hơn, ông đã công bố kế hoạch kết hợp quân đội để chiến đấu với "các mối đe dọa mới" của các băng đảng ma túy, những kẻ buôn người và có thể cả xung đột nội bộ.
Ở một đất nước sẽ kỷ niệm 4 thập kỷ dân chủ không gián đoạn sau nhiều thập kỷ quân đội cai trị khi tổng thống mới nhậm chức vào ngày 10/12, viễn cảnh quân đội tái đảm nhận vai trò trong "xung đột nội bộ" đang gióng lên hồi chuông cảnh báo.
Argentina tiến hành bầu cử tổng thống vòng 2 Ngày 19/11, các cử tri Argentina trên khắp 24 tỉnh, thành cả nước đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống vòng 2 mang tính quyết định ở quốc gia Nam Mỹ này để bầu ra nhà lãnh đạo mới cho 4 năm tới. Luật Bầu cử Argentina quy định tất cả các công dân từ 18 -70 tuổi bắt buộc...