Kỹ năng và kiến thức phải song hành
Trong một clip ngắn về kỹ năng thích nghi với môi trường ĐH, TS tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu khuyên SV năm thứ nhất:
Tân sinh viên Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng tham gia Library Tour tại Trung tâm học liệu của nhà trường.
“Cần phải học kỹ năng quản lý thời gian, tự chủ kế hoạch học tập. Học hành như leo cầu thang, trong khi bạn bè nó leo rần rần còn mình ngồi ở nhà coi mây họa ánh trăng thì sau 4 năm chỉ có nước ngước đầu lên nhìn bọn nó mà lệ chảy giọt ngắn giọt dài thôi”.
Đây gần như là những kỹ năng cần có của các em khi chuyển sang môi trường học tập hoàn toàn khác so với phổ thông.
Làm quen với các dịch vụ ở trường
Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) đã đổi mới rất nhiều nội dung trong tuần lễ sinh hoạt đầu khóa của SV năm thứ nhất. Ngoài việc đại diện ban giám hiệu trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với tân SV, Phòng Công tác HSSV của trường còn tổ chức các chuyên đề để hướng dẫn cho SV làm quen với môi trường đại học.
Riêng nội dung giới thiệu các phương pháp học tập với môi trường ĐH, ngoài những hướng dẫn đến từ các giảng viên, tân SV của trường còn được các anh chị SV khóa trước chia sẻ kinh nghiệm thiết thực, quý báu. Như cách để không “ngập” trong thời gian chốt đối với các bài tập nhóm, dự án học tập. Hay mẹo để hoàn thành tốt tiểu luận là “khi bạn tìm thấy điều gì đó liên quan đến bài tập – trên trang khóa học hoặc trên diễn đàn hoặc trong bất kỳ bài viết nào, hãy lưu lại bản sao của bài viết đó với đầy đủ nguồn”.
Anh Bùi Trung Hiệp – Phó phòng Công tác HSSV nhà trường cho biết: “Ngoài cung cấp cho SV những đặc trưng và quy chế của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, thông qua các buổi thảo luận, SV còn được hướng dẫn cách làm việc nhóm, cách thức viết tiểu luận, quản lý thời gian, tài chính, thậm chí còn giới thiệu luôn cả cách thiết kế PowerPoint”.
PGS.TS Lê Văn Huy – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng trao đổi: “Với phương thức đào tạo học chế tín chỉ, thái độ học tập của SV có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo trong điều kiện thời gian trên lớp của SV giảm gần 1/2 trong khi lượng kiến thức không hề giảm. Chuyển sang môi trường học tập mới, SV năm thứ nhất cần có phương pháp học tập phù hợp với hình thức đào tạo tín chỉ: Cần hình thành, phát triển thói quen tự học, nghiên cứu; Cần nắm rõ và chấp hành quy chế, quy định đào tạo và thực hiện đúng thông báo của nhà trường; Tích cực trau dồi ngoại ngữ và kỹ năng mềm”.
Để đạt trình độ ngoại ngữ đầu ra theo yêu cầu của mỗi trường, theo lời khuyên của PGS.TS Lê Văn Huy, SV cần phải kiên trì dành thời gian để tích lũy mỗi ngày. Với kỹ năng mềm, SV cần chủ động tham gia các chương trình ngoại khóa, hoạt động Đoàn, Hội, câu lạc bộ đội nhóm… càng nhiều càng tốt để tích lũy thêm kỹ năng cần thiết cho công việc sau này.
Các cơ sở giáo dục đại học thành viên của ĐH Đà Nẵng đều khuyến khích SV đăng ký xác nhận nhập học trực tuyến. Đây là “bước đệm” giúp các em thích ứng với phương thức đào tạo theo hình thức tín chỉ ở các trường ĐH, CĐ khi SV được giao quyền tự chủ từ tự xây dựng thời khóa biểu, tự học…
Trong suốt 4 – 5 năm học tại ĐH, năm nào các SV cũng phải tự đăng ký trực tuyến thời khóa biểu, cập nhật các thông báo của lớp học phần, lớp sinh hoạt trên website của trường, làm bài thi qua hệ thống E – Learning… Tân SV Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng còn được tham gia Library Tour tại Trung tâm học liệu và truyền thông để được hướng dẫn về các dịch vụ và không gian học tập tại thư viện nhà trường.
Video đang HOT
SV Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng làm thủ tục nhập học.
Chủ động và tự chịu trách nhiệm
PGS.TS Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đã nhắc nhở tân SV trong buổi gặp gỡ: “Mỗi SV phải tự nhớ thời khóa biểu của mình chứ không nên chỉ vào lớp theo cậu bạn thân vì kế hoạch học tập của mỗi cá nhân khác nhau. Có thể học kỳ này, em đăng ký môn này nhưng bạn của em sang học kỳ sau mới đăng ký. Cũng không nên vì mong muốn rút ngắn tiến độ học tập mà đăng ký quá nhiều môn học trong một học kỳ sẽ dẫn đến quá tải, điểm thi thấp rất dễ bị cảnh báo học vụ”.
Phòng Đào tạo của Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đã đăng tải trên website của nhà trường về giải đáp 100 thắc mắc để giải thích những nội dung mà SV thường hỏi. Nếu tân SV nào đọc và ghi nhớ những hướng dẫn xử lý các tình huống sẽ tránh được nhiều sai sót đáng tiếc.
Trong hệ thống 100 thắc mắc mà SV hay hỏi được Phòng Đào tạo đăng tải, có nội dung rất ngắn gọn cần lưu ý: “SV cần phải xem thông tin chính thống ở các tài liệu do trường phát hành, tại website của trường. Thông tin ở website có tính cập nhật hơn. Nếu sử dụng thông tin truyền miệng có thể sẽ phải chịu những hậu quả đáng tiếc do không chính xác”.
Trong một clip ngắn về kỹ năng thích nghi với môi trường ĐH, TS tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đã khuyên các tân SV: “HS phổ thông chỉ cần học và thi y như nội dung học trên lớp là có thể được điểm cao nhưng với SV, học và thi y như trên lớp chỉ nhận được điểm trung bình. Học ĐH là tự tư duy và học bằng trải nghiệm thực tế.
Một SV thành công phải có 3 thứ: Chuyên môn – kỹ năng – thái độ. Thường SV hay bỏ quên hai yếu tố sau, thậm chí ngay cả yếu tố chuyên môn nhiều khi cũng thiếu nốt. Nếu vậy, bạn tốt nghiệp sẽ chỉ mới đạt chưa tới 33% so với yêu cầu của xã hội thôi đấy!”.
Có bao nhiêu giáo viên hiểu sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học?
Giáo viên dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh; Không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa.
Nếu nói nâng cao chất lượng học sinh thông qua việc dự giờ thăm lớp là sai lầm thì đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học lại mang lại hiệu quả khá cao trong giảng dạy.
Sinh hoạt chuyên môn (Ảnh có tính chất minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)
Thế nhưng, sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học là gì lại không nhiều giáo viên hiện nay nắm rõ. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với khá nhiều giáo viên là Tổ trưởng chuyên môn, là giáo viên cốt cán, thậm chí có người là hiệu phó chuyên môn nhà trường nhưng không nhiều giáo viên nắm rõ khái niệm này.
Vì thế, việc sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, cấp trường từ xưa đến nay đều đang áp dụng theo thói quen của nhiều năm về trước.
Đó là tổ chức dạy thao giảng dự giờ, giáo viên góp ý tiết dạy để đánh giá những hoạt động của người dạy là chủ yếu. Trước đây thế, bây giờ thế và có lẽ nhiều năm nữa cũng vẫn thế.
Đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, chúng ta cũng nên đổi mới cách sinh hoạt chuyên môn mới mong nâng cao chất lượng những giờ dạy, giờ học cho giáo viên và học sinh.
Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học là gì?
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được thực hiện theo chu trình 4 bước.
Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu.
Như việc xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được khi tiến hành nghiên cứu (theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng môn học), đảm bảo phù hợp với trình độ của học sinh, năng lực chuyên môn của giáo viên.
Các giáo viên trong tổ thảo luận chi tiết về thể loại bài học, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao, cách tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh, cách rèn kỹ năng, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn...
Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của học sinh khi tham gia các hoạt động học tập và các tình huống xảy ra và cách xử lý (nếu có)...
Bước 2. Tiến hành bài giảng minh họa và dự giờ.
Sau khi hoàn thành giáo án của bài học nghiên cứu chi tiết, một giáo viên sẽ dạy minh họa bài học nghiên cứu ở một lớp học cụ thể, các giáo viên còn lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học.
Giáo viên dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh;
Không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa; khi dự giờ phải tập trung vào việc học của học sinh, cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách làm việc nhóm học sinh, những khó khăn vướng mắc, thái độ tình cảm của học sinh...
Quan sát tất cả đối tượng học sinh, không được "bỏ rơi" một học sinh nào.
Giáo viên cần từ bỏ thói quen đánh giá giờ qua hoạt động của giáo viên dạy, người dự cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy. Đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của học sinh để tìm cách giải quyết.
Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của học sinh trong giờ học, có khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy phù hợp, việc học của học sinh.
Thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của giáo viên về học sinh trong từng hoàn cảnh khác nhau.
Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến, từ đó hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.
Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài giảng minh họa.
Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng trong sinh hoạt chuyên môn, là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn cần phát huy được vai trò, năng lực của người chủ trì, động viên toàn bộ giáo viên trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho bài giảng minh họa, cần nhấn mạnh những điểm nổi bật và không xếp loại giờ dạy.
Bước 4: Áp dụng.
Trên cơ sở bài giảng minh họa giáo viên nghiên cứu vận dụng, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, suy ngẫm áp dụng vào bài học hàng ngày cho phù hợp, đạt hiệu quả tốt.
Nhiều trường học đang thực hiện sai?
Hiện trường học nào sinh hoạt chuyên môn cũng có những tiết dạy dự giờ. Thay vì phải tập trung vào việc học của học sinh, cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách làm việc nhóm học sinh, những khó khăn vướng mắc, thái độ tình cảm của học sinh...thế nhưng người dự góp ý đồng nghiệp vẫn quen kiểu đánh giá giờ dạy qua hoạt động của giáo viên mà ít có sự hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy.
Vì thế, góp ý những tiết dự giờ phần nhiều là tìm cái sai để phê phán thiếu đi tính xây dựng. Bởi thế, khi dạy dự giờ không ít giáo viên cũng mang nặng tính đối phó nhiều hơn và đặc biệt không ai muốn dạy dự giờ để làm vật thí nghiệm cho bao người soi mói, mổ xẻ.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh: Sao cho vẹn đôi đường Chú trọng đánh giá quá trình; kết hợp đánh giá bằng nhận xét và cho điểm với hầu hết các môn học là một trong những điểm mới tại quy định đánh giá, xếp loại HS trung học. Để triển khai hiệu quả nội dung này, trước hết giáo viên cần thay đổi nhận thức, quán triệt mục tiêu: Đánh giá vì sự...