Kỹ năng sử dụng Atlat trong bài thi Địa lý
Nếu biết cách sử dụng Atlat thuần thục cùng kiến thức đã ôn tập, thí sinh có thể dễ dàng lấy được 5 điểm.
Thạc sĩ Vũ Thị Bắc, giáo viên Địa lý trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP HCM) chia sẻ một số lưu ý trong quá trình làm bài thi THPT quốc gia.
Theo minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề Địa lý tập trung vào chương trình lớp 12. Trọng tâm là nội dung địa lý ngành (6 câu), địa lý các vùng (10 câu), với mức độ vận dụng từ thấp đến cao; phần thực hành kỹ năng địa lý (15 câu) chiếm 3,75 trong tổng số 10 điểm.
Ở phần câu hỏi lý thuyết, thí sinh cần lưu ý:
- Đọc kỹ câu hỏi, tìm ra những từ khóa chính trong nội dung. Ví dụ: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch…
- Áp dụng quy tắc “dễ trước, khó sau”, nên dành thời gian cho các câu hỏi dễ trước.
- Với những câu hỏi khó, đừng quên sử dụng Atlat. Hãy cố gắng tìm câu trả lời bằng cách sử dụng Atlat một cách triệt để. Nếu vẫn chưa tìm được đáp án, hãy tiếp tục dùng phương pháp loại trừ để chọn.
Với phần câu hỏi thực hành kỹ năng, thí sinh cần chú trọng rèn luyện các thao tác sử dụng Atlat, nhận dạng biểu đồ, công thức tính toán:
- Nắm chắc các ký hiệu trong trang 3 của cuốn Atlat. Nên sử dụng phần mục lục ở trang cuối để tìm ra câu trả lời từ từ khóa của câu hỏi. Ví dụ từ khóa là “giao thông”, hãy tra phần giao thông trang 23 Atlat, với từ khóa “du lịch” thì tra trang 25…
- Với phần biểu đồ, nếu quên dạng biểu đồ có thể sử dụng Atlat để tham khảo vì trong đó có tất cả dạng biểu đồ môn Địa lý (cột, đường, tròn, miền, biểu đồ kết hợp).
- Với bảng số liệu cần tính toán, nắm một vài công thức chính trong môn Địa lý như: mật độ dân số, diện tích bình quân đầu người, lương thực bình quân…
Video đang HOT
Thí sinh dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức tháng 4/2019. Ảnh: Mạnh Tùng.
Atlat được phân bố theo nội dung sách giáo khoa, là công cụ bổ trợ hiệu quả trong quá trình học Địa lý. Khi đi thi, thí sinh có quyền mang Atlat để dựa vào đó tìm ra câu trả lời. Nếu không nắm chắc kỹ năng sử dụng Atlat thì rất khó làm bài.
Các dạng câu hỏi sử dụng Atlat thường gặp:
- Dạng câu hỏi đơn giản: Dựa vào Atlat trang 4,5 em hãy liệt kê…
- Dạng phân tích, diễn giải: Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, em hãy…
- Dạng tổng hợp: Dựa vào Atlat trang 4,5 hãy cho biết số liệu trong bảng…
Như vậy, nếu biết cách sử dụng Atlat thuần thục cộng thêm kiến thức đã ôn tập, thí sinh có thể dễ dàng lấy được 5 điểm. Với những thí sinh có mục tiêu cao hơn, cần theo dõi tin tức thời sự, nắm bắt các vấn đề nóng hiện nay để trả lời chính xác câu hỏi đòi hỏi khả năng vận dụng cao.
Vũ Thị Bắc
Theo VNE
Thầy giáo TP HCM hướng dẫn cách làm bài Giáo dục công dân
Nắm chắc lý thuyết, liên hệ thực tiễn, sơ đồ hóa tình huống là những chìa khóa giúp học sinh vượt qua bài thi môn Giáo dục công dân.
Thầy Ngô Đức Kỳ, giáo viên môn Giáo dục công dân trường THPT Võ Trường Toản (TP HCM) chia sẻ một số lưu ý trong quá trình làm bài thi THPT quốc gia.
Trọng tâm kiến thức của bài thi Giáo dục công dân nằm trong chương trình lớp 12, một số câu thuộc nội dung kiến thức lớp 11 và lớp 10. Câu hỏi lý thuyết thường chiếm 70 %, phần còn lại là liên hệ thực tế.
Các câu hỏi sẽ xoáy sâu vào kiến thức pháp luật trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12. Nội dung cần liên hệ thực tiễn gồm: các hình thức thực hiện pháp luật; các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; các quyền tự do và dân chủ cơ bản của công dân.
Ví dụ:
Anh H đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chấn thương, tổn hại sức khỏe là 31% và xe máy bị hư hỏng nặng. Trường hợp này, anh K phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào?
A. Hình sự và dân sự.
B. Dân sự và hành chính.
C. Hình sự và kỷ luật.
D. Hình sự và hành chính.
Đáp án: A
Để làm tốt phần câu hỏi lý thuyết, thí sinh cần nắm chắc các khái niệm về pháp luật, tránh nhầm lẫn hoặc không phân biệt được khái niệm, nội dung cơ bản. Thí sinh cần đọc kỹ đề, xác định "từ khóa" trong câu hỏi, phân bố thời gian hợp lý.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2018 tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.
Thí sinh cũng cần chú ý kiến thức, khái niệm dễ nhầm lẫn, gồm:
- Các hình thức thực hiện pháp luật (thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật...).
- Các loại vi phạm pháp luật (hình sự, dân sự, hành chính...).
- Các hình thức xử lý khi vi phạm kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác, buộc thôi việc).
- Không phân biệt được các quyền (quyền khiếu nại, quyền tố cáo).
- Quyền và nghĩa vụ của người dân ở nơi sinh sống (những việc phải thông báo để dân biết và thực hiện, những việc dân bàn bạc và quyết định trực tiếp, những việc dân giám sát kiểm tra...).
Với câu hỏi tình huống, để làm tốt, thí sinh cần liên hệ, vận dụng kiến thức ở nhiều nguồn như: sách giáo, các văn bản luật, tin tức thời sự, báo chí...
Trước các tình huống dài, rắc rối, thí sinh cần đọc kỹ và phân tích dữ liệu. Nên gạch chân các dữ kiện hoặc ghi ra nháp hoặc sơ đồ hóa tình huống để dễ nhận biết nhất rồi mới trả lời.
Các em cần nhớ nguyên tắc, đề hỏi gì thì trả lời cái đó, tránh để phần dẫn của câu hỏi làm nhiễu.
Lịch thi THPT quốc gia 2019.
Ngày 25-27/6, hơn 887.000 thí sinh cả nước sẽ tham dự kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Số đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên là hơn 653.000. Thí sinh sẽ thi 5 bài, gồm: Toán, Văn, Ngoại ngữ, hai bài tổ hợp Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, trong đó trừ Văn thi tự luận, các môn còn lại thi trắc nghiệm.
Ngô Đức Kỳ
Theo VNE
Điểm mới về nội dung và cơ cấu bài thi THPT quốc gia 2019 thí sinh cần biết Chỉ còn không đầy 1 tuần nữa, kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ bắt đầu. Dưới đây là chi tiết lịch thi THPT quốc gia 2019, nội dung đề thi, cơ cấu các bài thi và những lưu ý đối với thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019. Theo lịch thi THPT quốc gia 2019 của Bộ Giáo dục và Đào...