Kỹ năng ôn thi tốt nghiệp môn hóa, ngoại ngữ
Các giáo viên khuyên, với môn hóa học không nên tham khảo quá nhiều tài liệu, như vậy chỉ làm rối thêm. Còn môn ngoại ngữ cần phải chăm học từ vựng và nắm vững ngữ pháp.
Môn hóa: Không học tủ, học lệch
Theo thầy Phan Việt Thắng – GV Hóa TT BDVH – LTĐH Sài Gòn Tri Thức, hình thức thi của môn Hóa là trắc nghiệm nên các câu hỏi sẽ dàn trải toàn bộ kiến thức được học, vì vậy không được học tủ, học lệch.
Trong kỳ thi TN, kiến thức chỉ tập trung trong chương trình lớp 12. Các câu hỏi ở mức cơ bản, không đánh đố nên chỉ cần nắm vững các kiến thức cơ bản. Đề thi môn Hóa có câu hỏi lý thuyết và bài tập tính toán, để trả lời câu hỏi lý thuyết, như đã nói phải bám sát SGK, nhớ các định nghĩa, khái niệm, quy tắc, các phương trình phản ứng. Quan trọng nhất là phải hiểu bản chất, các đáp áp lựa chọn đôi khi rất giống nhau, lựa chọn chính xác chỉ khác các đáp án khác vài từ. Khi học phản ứng nên học theo kiểu ghi theo chuỗi, hiện tượng khi phản ứng xảy ra và các chất quan trọng trong phản ứng.
Đặc biệt hết sức chú ý, có những kiểu câu hỏi lựa chọn câu đúng hay không đúng. Với câu hỏi bài tập, các dạng bài thường tập trung vào các phương pháp bảo toàn electron trong phản ứng oxy hóa khử, tăng giảm khối lượng, bảo toàn khối lượng… Khi ôn tập phải chia ra theo dạng, hình thành phản xạ dạng này phải làm thế nào? Giúp giải quyết nhanh bài toán, tiết kiệm thời gian, vì có câu chỉ mất vài giây để làm nhưng sẽ có những câu mất nhiều thời gian hơn. Khi làm bài tập, phải nhìn cả đáp án, có nhiều câu dựa vào đáp án cũng giúp nhận định nhanh chóng câu trả lời. Các em nên tham khảo đề của các năm trước, đề thi các năm thường có nhiều điểm tương đồng, khi tham khảo nên cố gắng trả lời từng đáp án của câu hỏi lý thuyết này tại sao đúng, sai? Các bài tập thì suy đoán xem liệu với bài tập này có dạng nào khác nữa không? Chứ không dừng lại ở chuyện là chỉ giải đúng câu hỏi trong đề.
Video đang HOT
Thầy cô, bạn bè trong nhóm, là nguồn tư vấn và giúp ta hoàn thành các công việc hữu hiệu nhất. (Ảnh minh họa).
Môn tiếng Anh: Nắm chắc ngữ pháp
Đề thi thường có các phần: phát âm và dấu nhấn (Phonetics), từ vựng (vocabulary), ngữ pháp (Grammar), đọc hiểu (reading), chuyển đổi cấu trúc câu (Transformation). Để làm tốt bài thi, thầy Phạm Hùng, GV Bộ môn tiếng Anh Trường THPT Marie Curie TP.HCM khuyên học sinh phải có vốn từ vựng nhất định, nắm vững phần ngữ pháp và cấu trúc, rèn kỹ năng làm bài – dĩ nhiên là phải làm bài tập nhiều. Thầy cô, bạn bè trong nhóm, là nguồn tư vấn và giúp ta hoàn thành các công việc hữu hiệu nhất.
Nhưng chìa khóa vẫn là sự nỗ lực của bản thân, gạt bỏ sự lười biếng, và không chủ quan, ỷ lại hay phó mặc. Phải có tâm lý vững vàng, không căng thẳng. Vì đặc thù của bộ môn tiếng Anh là thấm từ từ, phải có 1 thời khóa biểu cố định, thường xuyên và mỗi ngày. Trước ngày thi, thư giãn, không lo lắng. Bình tĩnh, tự tin vẫn là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
Theo đất việt
Luyện cách làm bài thi trắc nghiệm
Theo các giáo viên có kinh nghiệm ôn thi, sau khi ôn kiến thức, kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm nếu được luyện thành thục cũng sẽ giúp học sinh đạt điểm tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp.
Theo cô Nguyễn Thu Hoà, giáo viên môn Hoá trường THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm, Hà Nội, các em nên ôn kỹ lý thuyết, khi luyện đề cũng chọn những câu hỏi về lý thuyết để làm trước. Đến phần bài toán, làm những câu đơn giản trước, câu khó làm sau.
Trong quá trình đọc câu hỏi, các em kết hợp với việc định dạng nhanh xem câu này thuộc loại nào? Cách xử lý thế nào? Nếu là câu bài tập thì có thuộc dạng quen thuộc không? Cần kết hợp cả đáp án vì nhiều trường hợp nhìn vào đáp án có thể định dạng nhanh kết quả mà mình cần tìm.
Với những câu hỏi định lượng, các em cần chú ý một số thủ thuật hay được sử dụng như đại lượng trung bình, bảo toàn điện tích trong phản ứng ôxy hóa - khử hay trong dung dịch tăng giảm khối lượng...
Còn cô Nguyễn Minh Tâm, giáo viên môn tiếng Anh trường THPT Chu Văn An, Hà Nội khuyên, với bài từ vựng và ngữ pháp thì không nên chọn vội vàng khi thấy hợp lý về nghĩa.
Nhiều khi các phương án nhiễu giống nhau về nghĩa nhưng khác nhau về cấu trúc, bởi vậy các em phải đọc kĩ cả câu, để ý phần giới từ, phần trật tự câu hoặc phần thời của động từ để hoàn thành một cách chính xác. Đối với bài điền từ, các em không nên lao vào điền ngay mà nên đọc trước hết cả đoạn, đoán nội dung và ý nghĩa bao hàm trong đó, đặc biệt có một số bài các em phải đọc hết cả đoạn mới có thể đoán được thời của động từ cho cả bài.
Bài đọc hiểu nên được làm sau cùng vì dễ gặp những câu và từ khó hiểu hơn, khiến các em có cảm giác lo sợ, bối rối, ảnh hưởng các phần khác của bài thi.
Dù với môn Hoá hay môn Ngoại ngữ, để ôn luyện thuần thục, học sinh nên rèn cho mình thói quen thường xuyên luyện đề.
Theo tiền phong
Nâng cao trình độ nghe nói tiếng Anh "siêu tốc"! Nghe và nói là điểm yếu của rất nhiều bạn học tiếng Anh. Với bản tính rụt rè, ít thể hiện vốn có của người Việt, cộng thêm các chương trình học hiện nay quá chú trọng vào ngữ pháp, từ vựng, đọc, viết... nên phần lớn những người học tiếng Anh ở trạng thái biết đọc biết viết mà không... biết nói....