Kỹ năng làm bài thi THPT quốc gia
Chỉ còn vài ngày nữa, kỳ thi THPT quốc gia sẽ diễn ra. Để thí sinh tự tin, các giáo viên giàu kinh nghiệm đã chia sẻ một số kỹ năng làm bài thi
ThS Huỳnh Thị Hoàng Dung (Trưởng Bộ môn Toán cơ bản Trường ĐH Kiến trúc TP HCM ):
Toán: Chọn câu dễ làm trước
Làm bài theo nguyên tắc: Chọn những câu dễ làm trước. Thí sinh (TS) nên thực hiện các phép biến đổi một cách cẩn thận và chậm rãi ngay trong bài thi nếu bài toán đã có hướng giải quyết đúng. Giấy nháp chỉ dùng để thử và tìm ra các phương pháp giải khi chưa biết chắc cách giải đó có đi đến kết quả hay không.
Việc khảo sát hàm số và vẽ đồ thị, các em hết sức lưu ý việc tính đúng đạo hàm bởi nếu tính sai thì điểm tối đa có thể đạt được cho câu này chỉ là 0,25.
Thí sinh thi đại học năm 2014 tại Trường ĐH Sài Gòn Ảnh: TẤN THẠNH
Câu cuối cùng thường là khó nhất với câu bất đẳng thức hoặc tìm giá trị max hay min. Nếu các em không thật sự tự tin để giải thì nên bỏ qua và quay lại bài này sau khi đã giải quyết những bài toán khác. Để đỗ tốt nghiệp và xét tuyển vào ĐH, không cần tới điểm 10 nên dành thời gian chăm chút 9 điểm còn lại.
Trong những ngày gần thi, các em nên ôn tập một cách nhẹ nhàng. Cố gắng để khi vào phòng thi có được sức khỏe tốt và tâm lý thoải mái.
Video đang HOT
Đặng Chí Minh (Tổ trưởng tổ văn Trường THPT Tân Phong, TP HCM):
Ngữ văn: 3 kỹ năng quan trọng
Dựa theo cấu trúc và yêu cầu của đề thi THPT quốc gia môn ngữ văn năm 2015, bên cạnh việc ôn tập để nắm vững kiến thức, TS cần chú ý những kỹ năng cơ bản sau:
Kỹ năng đọc – hiểu văn bản (phần I): Lưu ý đọc kỹ ngữ liệu đã cho trong đề thi (thường là một ngữ liệu thuộc văn bản nhật dụng và một ngữ liệu thuộc văn bản nghệ thuật). TS trả lời từ câu 1 đến câu 8, theo các cấp độ tư duy từ cơ bản đến nâng cao. Trước hết là xác định nội dung chính của văn bản. Sau đó, cần phân biệt rõ để xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, các phép tu từ được sử dụng trong văn bản đó và chỉ ra được dấu hiệu nhận biết hoặc tác dụng của chúng…
Ngoài ra, TS còn biết kỹ năng vận dụng để trả lời những câu ở dạng cảm nhận riêng hoặc đặt ra những tình huống khác… Khi làm phần này, TS phải biết gọi tên đúng khái niệm, sử dụng từ ngữ chính xác, viết câu ngắn gọn, rõ nghĩa.
Kỹ năng tạo lập văn bản (phần II): TS thực hiện tạo lập 2 văn bản: một bài theo dạng nghị luận xã hội và một bài theo dạng nghị luận văn học.
Về cấu trúc: bài viết phải đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Thân bài phải biết tổ chức thành nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau.
Những thao tác cơ bản như: giải thích, chứng minh, bình luận… rất cần thiết khi viết bài nghị luận.
Kỹ năng sử dụng hợp lý thời gian làm bài: Phải biết tận dụng thời gian 180 phút để làm bài cẩn thận, chu đáo, không cần thiết ra sớm trước giờ thu bài.
Phạm Thu Hằng (Giáo viên Trường THPT Tân Bình):
Sinh học: Không dừng lại quá lâu ở một câu
Không nên đoc môt luc hêt 50 câu rôi chon câu dê lam trươc vì se mât rât nhiêu thơi gian. Phân bô thơi gian hơp ly cho môi câu (tùy loai câu dê khoang 30 giây, câu kho khoang 1,5 phut, câu cưc kho đê lam sau), không nên dưng lai qua lâu ơ môt câu nao đo. Đoc ky nôi dung câu hoi, không bo sot tư nao, gạch chân các từ “đúng”, “sai”, “không”… vì có rất nhiều “bẫy” trong phần này. Đoc hêt 4 phương an đê chon câu đung nhât.
TS chi đươc tô môt đap an đung cho môi câu. Với câu hỏi yêu cầu tìm phương án “đúng”, khi chưa xác định được chắc chắn câu trả lời, TS nên dùng phép loại trừ các câu sai để chọn đáp án chính xác và ngược lại.
Trong trường hợp không thể giải được cũng không nên bỏ qua phần tô đáp án vi môi câu co sô điêm băng nhau. Tô đung ô (A, B, C, D) va tô vao đung câu đang lam. Cân tinh tao ra soat lai cac câu tô nhâm va chinh lai, khi chinh phai tây thât sach đap an cu.
Hêt thơi gian, TS phai hoan thiên đu 50 đap an.
Ths Bùi Văn Thơm (Chuyên viên chính Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP HCM):
Hóa học: Tìm cách giải ngắn hơn
Các câu hỏi lý thuyết: Chủ yếu lý thuyết có lý luận, TS cần nắm chắc và vận dụng để giải quyết vấn đề này. TS không được hấp tấp khi đọc đề mà phải đọc thật kỹ đề để tránh nhầm lẫn đáng tiếc.
Để làm bài tốt, trước hết, các em chọn những câu dễ làm trước. Thông thường có khoảng 14-18 câu dễ và các em có thể làm trong vòng 15 phút; 22-30 câu dành cho học sinh khá, TS có thể dành 60 phút để làm; 5-7 câu tương đối khó và 2-3 câu rất khó, TS dành khoảng 15 phút để làm; nếu biết thì giải, còn không biết thì làm qua câu khác.
Các bài toán chỉ được giải trong khoảng thời gian không quá 2 phút nên phải tìm cách giải ngắn hơn. Khi hết giờ, còn vài câu chưa làm xong thì các em có thể đánh hú họa bằng cách đếm chữ A, B, C, D đã chọn. Các em nên chọn chữ nào có số lần chọn ít nhất.
Đoàn Nhật Quang (Giáo viên Trường THPT Marie Curie, TP HCM):
Địa lý: Đọc kỹ để nhận dạng đề
Đọc thật kỹ để nhận dạng đề thi là khâu quan trọng hàng đầu, giúp TS xác định đúng yêu cầu của đề thi và hình thành được cách trả lời, tránh bị lệch hướng, lạc đề. Chú ý yêu cầu của câu hỏi: Nêu, trình bày, chứng minh hay phân tích… để có hướng trả lời cho phù hợp. Ngay sau khi nhận dạng đề, TS nên tập trung vạch ra các ý tương đối chi tiết theo dạng dàn ý mở.
Phân bố thời gian hợp lý cho từng câu hỏi: TS nên phân bố thời gian đều và phù hợp cho các câu hỏi trong đề bài, nên căn cứ số điểm của câu hỏi. Nên dành khoảng thời gian từ 15-20 phút để phác thảo dàn ý, từ 10-15 phút cho việc kiểm tra đọc lại bài.
Chú ý phần dễ làm trước, khó làm sau nhưng phải bảo đảm tính hệ thống, logic trong bài làm và nên làm ở tất cả câu hỏi chứ không tập trung vào một câu nào đó. Bài thi vận dụng những kiến thức ngoài sách giáo khoa như theo dõi tin tức, sự kiện thực tiễn để làm dẫn chứng thuyết phục trong bài thì điểm sẽ cao.
Theo NLĐO