Kỹ năng “lách” qua cửa hẹp
Ngày 17-3, ông Phạm Hữu Hoan, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT Hà Nội đã đưa ra nhiều thông tin tư vấn về kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT công lập.
Hà Nội chỉ đảm bảo khoảng 70% học sinh THCS vào lớp 10 công lập
- Với hàng chục nghìn thí sinh chuẩn bị tham gia tuyển sinh lớp 10 THPT của Hà Nội sắp tới thì đây là thời điểm cần đưa ra quyết định dự thi vào trường nào. Theo ông, làm thế nào để có những lựa chọn hợp lý?
- Chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2014-2015, Hà Nội vẫn tiếp tục phương thức xét kết quả học tập, rèn luyện 4 năm học THCS kết hợp với thi tuyển 2 môn Ngữ văn và Toán. Theo tôi, các bậc phụ huynh nên chọn những trường phù hợp với năng lực của con em mình. Sở GD-ĐT vẫn cho phép mỗi thí sinh đăng ký 2 nguyện vọng. 2 nguyện vọng này, theo tôi, cần có khoảng cách tương đối để nếu không đạt nguyện vọng 1 thì vẫn còn cơ hội ở nguyện vọng 2.
- Thực tế vẫn có những trường hợp chọn trường quá cao so với khả năng nên mất cơ hội vào những trường công lập khác dù kết quả thi không hề thấp. Vậy có cách nào giúp phụ huynh, học sinh lựa chọn đúng đắn nhất?
- Các trường THPT ở Hà Nội có thể được chia thành 3 tốp, trung bình, vừa phải và tốp đầu điểm đầu vào tương đối cao. Với học sinh 4 năm học THCS có kết quả học tập tốt, kết quả rèn luyện đạo đức tốt, học lực khá giỏi trở lên thì có thể đăng ký vào trường tốp đầu. Những em có học lực trung bình khá, điểm trung bình 4 năm chưa cao thì nên đăng ký vào nhóm trường vừa phải hoặc trung bình.
Video đang HOT
- Nhiều người vẫn cho rằng nếu chỉ căn cứ vào kết quả học tập được đánh giá trên lớp thì sẽ không chính xác. Vậy có nên tìm đến các trung tâm ôn luyện, tham gia các kỳ thi thử để căn cứ vào đó đăng ký trường phù hợp?
- Với lời khuyên từ góc độ nhà quản lý giáo dục, tôi cho rằng phụ huynh, học sinh khi đăng ký nguyện vọng thì nên đăng ký một đầu cao, một đầu thấp. Khi thi nếu không đỗ nguyện vọng đầu tiên thì còn nguyện vọng còn lại. Hiện nay, về cơ bản việc dạy và đánh giá ở 4 năm ở trường THCS phản ánh khá trung thực kết quả học tập của các em. Có thể căn cứ vào đây để chọn trường phù hợp với năng lực của mình.
Còn về việc có nên thi thử ở các trung tâm ôn thi hay không thì theo tôi không nên. Bởi việc ra đề thi của các trung tâm này không chuyên nghiệp, không đảm bảo yêu cầu khách quan Sở GD-ĐT đề ra. Việc ra đề thi tuyển sinh phải được thực hiện trên cơ sở lập hội đồng ra đề, căn cứ trên khảo sát năng lực của học sinh để đưa ra đề thi đảm bảo sát với đối tượng dự thi. Thường thì các trung tâm không nắm bắt được trình độ học sinh, không nắm vững chuẩn kiến thức kỹ năng Bộ GD-ĐT đưa ra cũng như những đòi hỏi của Sở GD-ĐT trong tuyển sinh lớp 10. Điều này sẽ dẫn tới đề thi quá khó hoặc quá dễ, khiến các em nhầm lẫn về năng lực bản thân, kéo theo lựa chọn trường đăng ký dự thi không chính xác.
- Vậy ông có thể cho biết đề thi năm nay sẽ được định hướng như thế nào?
- Năm nay, đề thi Ngữ văn và Toán vẫn bám sát vào chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ GD-ĐT. Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi này học sinh cần đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng. Đề thi bao giờ cũng có những phần đánh giá từ học sinh trung bình đến khá giỏi. Học sinh trung bình có thể làm được 5, 6 điểm, học sinh khá giỏi thì có thể đạt 8, 9 thậm chí 10 điểm. Như vậy sẽ phù hợp với nhu cầu đầu vào của những nhóm trường như tôi đã phân tích ở trên.
- Xin cảm ơn ông !
Theo ANTD
Thí sinh được lợi vì chỉ thi 4 môn
Ngày 2-1, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, hình thức thi, cách thức tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT trong những năm qua đã gây áp lực cho học sinh, tốn kém cho xã hội, và chưa thực sự kích thích học sinh phấn đấu học tập, rèn luyện một cách toàn diện. Đây là lý do Bộ đang đề xuất phương án thi mới mà nếu được thông qua sẽ áp dụng ngay trong năm 2014.
Bộ GD-ĐT mong muốn áp dụng phương án thi mới ngay trong năm 2014
- PV: Thứ trưởng cho biết vì sao phương án thi mới chọn 4 môn thi trong khi học sinh đang học rất nhiều môn. Điều này có khiến học sinh càng học lệch?
- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển: Thực tế hiện nay học sinh vẫn học lệch theo khối thi đại học. Quan điểm của Bộ là nếu học lệch chính đáng thì vẫn tốt bởi chương trình mới sẽ nhắm tới phân hóa học sinh, hướng tới khuyến khích phát triển kỹ năng riêng của từng học sinh. Chương trình cũ hiện chưa đạt được điều này. Tuy nhiên, điều chúng ta vẫn chú ý là mặt bằng chung phải được đảm bảo, vì vậy, điểm tốt nghiệp có phần trung bình các môn ở lớp 12, tức là các môn đều được tham gia vào quá trình xét tốt nghiệp. Bộ muốn khuyến khích định hướng nghề nghiệp cho các em, nên các em được phép chọn môn thi tốt nghiệp theo năng lực của bản thân.
- Hiện học sinh lớp 12 đã hoàn thành xong học kỳ I, vậy Bộ có ý định triển khai ngay phương án thi mới trong năm 2014 nếu được duyệt?
- Nếu được chấp thuận, chúng tôi sẽ áp dụng ngay trong năm 2014. Từ nay đến khi kỳ thi bắt đầu còn 5 tháng nữa để chuẩn bị. Sẽ có ý kiến cho rằng như vậy sẽ thay đổi đột ngột nhưng theo tôi là không vì nội dung thi vẫn nằm trong chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 12, chỉ có phương án lựa chọn môn thi là khác.
- Bộ đưa ra tỷ lệ 20% học sinh được miễn thi tốt nghiệp dựa trên cơ sở nào? Cùng với việc xét tốt nghiệp THPT bằng kết quả điểm trung bình lớp 12 có làm nảy sinh tiêu cực từ các trường hay không
- Thực tế thi tốt nghiệp THPT các năm trước tỷ lệ học sinh đỗ khá giỏi lớn hơn nhiều so với tỷ lệ 20%. Theo chúng tôi, những em này thi tốt nghiệp thì kiểu gì cũng đỗ bởi vậy không nhất thiết phải bắt các em dự thi. Cắt đi 20% thí sinh dự thi là số lượng không nhỏ. Như vậy số lượng thí sinh thi tốt nghiệp THPT sẽ bớt cồng kềnh, sẽ tiết kiệm được cho xã hội, giảm áp lực cho thí sinh. Việc phát sinh tiêu cực hay không, theo tôi, để lựa chọn ra 20% học sinh được miễn thi tốt nghiệp các địa phương cần phải nghiêm túc hơn trong đánh giá bởi có sự giám sát chặt chẽ hơn từ phía học sinh, xã hội. Hiện Bộ đưa ra chỉ tiêu thì sẽ không có chuyện ồ ạt chạy điểm để được miễn thi, cộng điểm như trước.
- Vậy còn sự công bằng giữa các địa phương khi chất lượng giáo dục không đồng đều cộng với khả năng có địa phương dễ dãi trong đánh giá kết quả học lực lớp 12 để tăng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp?
- Hiện đã có ý kiến là chất lượng giáo dục phụ thuộc vào điều kiện mỗi địa phương. Bởi vậy, nơi có ít điều kiện đầu tư giáo dục thì cũng phải được hưởng ưu tiên. Còn với việc dễ dãi trong đánh giá học lực lớp 12 để đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao thì phải quản lý bằng các biện pháp khác chứ không phải bằng quy chế thi tốt nghiệp THPT.
- Bỏ môn ngoại ngữ khỏi 6 môn thi tốt nghiệp bắt buộc liệu có làm cho học sinh bỏ qua môn này trong khi chúng ta đang khuyến khích học sinh học ngoại ngữ?
- Việc học ngoại ngữ theo cách cũ không còn thích hợp. Đề án ngoại ngữ mới yêu cầu học sinh phải được dạy và học theo hướng sử dụng thông thạo ngay, vì vậy việc thi như hiện nay không đáp ứng được yêu cầu này, do đó nên bỏ. Tuy nhiên, bù vào đó là việc học sinh được cộng điểm khuyến khích với môn ngoại ngữ. Ngoài ra, với việc không bắt buộc thi tốt nghiệp ngoại ngữ sẽ tạo điều kiện cho Bộ và các trường tập trung đầu tư cho việc triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ chất lượng hơn.
Dự thảo về phương án thi và công nhận tốt nghiệp THPT năm 2014 quy định 2 môn thi bắt buộc là Toán và Văn. Hai môn thi còn lại thí sinh sẽ lựa chọn trong số các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử. Môn Ngoại ngữ sẽ do học sinh đăng ký thi để được cộng điểm khuyến khích vào điểm xét tuyển tốt nghiệp (dự kiến bài thi Ngoại ngữ được 9 điểm trở lên được cộng 2 điểm; 7 điểm trở lên được cộng 1,5 điểm, đạt 5 điểm trở lên được cộng 1 điểm).
Theo ANTD
Đào tạo ngoại ngữ, tin học theo chuẩn quốc tế Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM sẽ áp dụng hệ thống các bài thi TOEFL của ETS để đánh giá trình độ tiếng Anh của học sinh và giáo viên trong chương trình giáo dục của thành phố. Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM và IIG Việt Nam vừa ký kết chương trình hợp tác nâng cao trình độ...