Kỹ năng hoàn thành bài tập trắc nghiệm môn sinh học
Học tốt rồi vẫn chưa đủ, kết quả cuối cùng là bài làm thành công. Còn hơn tuần nữa vẫn còn kịp để các em chạy nước rút đây! Kỹ năng làm bài tập trắc nghiệp môn sinh, mời các em học sinh tham khảo:
Dưới đây là 1O Ví dụ chọn lọc:
Câu 1
Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ
25,0% 37,5% 50,0% 6,25%.
Cách giải: Cây thấp nhất aabb, cây cao nhất AABB = 100cm 40 cm= 140 cm.
AABB (Cao nhất) x aabb (thấp nhất) => F1 (AaBb ) x (AaBb)
(¼ AB: ¼ Ab: ¼ aB: ¼ ab) * (¼ AB: ¼ Ab: ¼ aB: ¼ ab)
¼ AB
¼ Ab
¼ aB
¼ ab
¼ AB
x
¼ Ab
x
x
¼ aB
x
x
¼ ab
x
Tổng tỉ lệ: 1/4 * 1/4 * 6= 0.375.
Câu 2
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng riêng rẽ, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình?
AaBbDd × aabbDD. AaBbdd × AabbDd.
AaBbDd × aabbdd. AaBbDd × AaBbDD
Tích hợp: kiểu gen : (8) * (1) và kiểu hình :(1:1)(1:1)(1)
Câu 2′
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng riêng rẽ, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình?
AaBbDd × aabbDD. AaBbdd × AabbDd.
AaBbDd × aabbdd. AaBbDd × AaBbDD
Tích hợp: Kiểu gen: (8)* (1) kiểu hình(1:1)(1:1)(1:1)
Bảng kiểu gen và kiểu hình được hiểu:
ABD
ABd
AbD
aBD
Abd
aBd
abD
abd
abd
Video đang HOT
1
1
1
1
1
1
1
1
Câu 2″
Cho biết có tương tác giữa hai trong ba gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình?
AaBbDd × aabbDD. AaBbdd × AabbDd.
AaBbDd × aabbdd. AaBbDd × AaBbDD
Bảng kiểu gen và kiểu hình được hiểu:Khi A và B tương tác cho kiểu hình mới, A và B riêng thì không biểu hiện = ab
ABD
ABd
AbD
aBD
Abd
aBd
abD
abd
abd
1
2
3
3
4
4
3
4
Câu 3
Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,6AA : 0,4Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, người ta thu được ở đời con 8000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con là
7680. 2560 5120 320
Tính: f(A)=0.6 0.2= 0.8 và f (a) = 0.2 => (0.8) 2 AA : (2* 0.8 *0.2 )Aa : (0.2)2 aa
KQ: 0.32 * 8000 =2560
Câu 4
Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau:
(1) AaBbDd × AaBbDd.
(2) AaBBDd × AaBBDd.
(3) AABBDd × AAbbDd.
(4) AaBBDd × AaBbDD.
Các phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen là
(2) và (4). (2) và (3). (1) và (3). ( 1) và (4).
Nhận dạng nhanh: Bố mẹ phải cho loại Gt đồng thời khác nhau cả 3 cặp gen! Chỉ có (1và 4) thỏa mãn.
Câu 5
Loài bông của châu Âu có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước nhỏ hơn.
Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa giữa loài bông của châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là
13 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ. 13 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ.
26 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ. 26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ.
Suy luận và nhớ lại: Lai xa chúng có bộ NST song dị bội 13 lơn.13 nhỏ, khó sinh sản khi đa bội được 13.13 lớn //13.13 nhỏ sinh sản bình thường
Câu 6
Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho biết các cây tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai AAaa × AAaa cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là:
1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
Suy luận tính toán: cây AAaa cho 1/6 AA: 4/6 Aa : 1/6aax cây AAaa cho 1/6 AA: 4/6 Aa : 1/6aa => kiểu hình lặn chỉ có duy nhất tổ hợp 1/6 aa * 1/6 aa = 1/36 hoa vàng
Câu 7
Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân đen gen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen v quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và cách nhau 17 cM. Lai hai cá thể ruồi giấm thuần chủng (P) thân xám, cánh cụt với thân đen, cánh dài thu được F1. Cho các ruồi giấm F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Tính theo lí thuyết, ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài ở F2 chiếm tỉ lệ
41,5%. 56,25% 50% 64,37%
Suy luận tính: tất cả các tỉ lệ đều lớn, P: (Bv/Bv) x ( bV/bV) F1 : Bv// bV (Xám Dài) .cho 2 loại giao tử = 0.5Bv : 0.5bV =>
0.5 Bv
0.5 bV
0.5 Bv
0.5*0.5
0.5 bV
0.5* 0.5
Cũng 50%
Trao đổi chéo 1 bên
41.5% Bv
41.5%bV
BV 8.5%
bv 8.5%
Bv 50%
x
x
bV 50%
x
x
KQ = 50%
Tham khảo thêm nếu có:
Trao đổi chéo 2 bên
41.5% Bv
41.5%bV
BV 8.5%
bv 8.5%
Bv41.5%
x
x
bV41.5%
x
x
BV 8.5%
x
x
x
x
bv 8.5%
x
KQ: 50.7225%
Câu 8: Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là
4 6 2 8
Suy luận Lần GP I cho một trong hai căp tế bào sau: ( A.A B.Bb.b : a.a hoặc a.aB.Bb.b : A.A).GP II sẽ tách ( Ab.b : a hoặc aBb : A) KL: chỉ có 2 loại giao tử!
Câu 9
Nuôi cấy hạt phấn của một cây lưỡng bội có kiểu gen Aabb để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các mô đơn bội này bằng cônsixin gây lưỡng bội hóa và kích thích chúng phát triển thành cây hoàn chỉnh. Các cây này có kiểu gen là:
AAAb, Aaab. Aabb, abbb Abbb, aaab AAbb, aabb
Hạt phấn :Ab hoặc ab tứ bội AAbb hoặc aabb
Câu 10
Ở người, gen B quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây bệnh mù màu đỏ – xanh lục, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Một cặp vợ chồng sinh được một con gái bị mù màu và một con trai mắt nhìn màu bình thường. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của cặp vợ chồng này là
XBXb × XbY XBXB × XbY XbXb × XBY XBXb × XBY
Con trai không bệnh => XB Y con gái bệnh Xb Xb vây mẹ XBXb. bố Xb Y
Câu 11
Ở người, gen A quy định da bình thường là trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh bạch tạng, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường gen B quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây bệnh mù màu đỏ – xanh lục, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến xảy ra, cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh ra người con trai mắc đồng thời cả hai bệnh trên?
AAXBXB × AaXbY AAXBXb × aaXBY
AAXbXb × AaXBY AaXBXb × AaXBY
Con trai mắc 2 bệnh K/gen: aa XbY => bố và mẹ phải có (a) đồng thời mẹ phải có Xb
Câu 12
Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái đều mang 11 nhiễm sắc thể được tạo ra từ quá trình trên sẽ tạo ra thể đột biến dạng
thể ba. thể một kép. thể một thể không
Giải: Gt cái (11 1.1) hoăc 11 x Gt đực (11 1.1) hoặc 11 đề cho rằng thụ tinh GT 11 NST sẽ tại ra HT thiếu 1 chiếc số I và thiếu 1 chiếc số V => thiếu hai 2 chiếc, ở hai cặp “một kép”
Câu 13
Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho cá thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần chủng có kiểu hình lông trắng thu được F1 100% kiểu hình lông trắng. Giao phối các cá thể F1 với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 13 con lông trắng :
3 con lông màu. Cho cá thể F1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:
3 con lông trắng : 1 con lông màu 1 con lông trắng : 1 con lông màu
5 con lông trắng : 3 con lông màu. 1 con lông trắng : 3 con lông màu
Từ tỉ lệ => 9 A-B- : 3A-bb : 3 aaB- : 1aabb có thể kết luận : B gây màu, khi có A thì mất màu =>
(9 A-B- 3A-bb 1aabb ) không màu : 3aaB- có màu!
Từ P: aaBB x AAbb hoặc AABB => F1 AaBb hoặc AaBB=> F2 cho 16 tổ hợp nên F1 chỉ có thể AaBb => P là: aaBB x Aabb
Phép lai : AaBb x aaBB => (1:1)(1)=AaBB :AaBb : aaBB : aaBb 1 trắng :1 màu
(thầy Nguyễn Văn Phiên, Trường THPT Lê Thành Phương- Tuy An _Phú Yên)
Theo GDVN
Môn Sinh học có thật sự "khó nhằn"?
Học sinh mình chỉ thích làm các bài tập trên lớp hoặc trong sách chính mà bỏ quên cuốn bài tập Sinh học. Hãy cố gắng trả lời hết các câu hỏi trắc nghiệm trong đó. Như vậy là bạn đã nắm chắc là làm được 80-90% bài thi.
Ôi! Tớ không biết ôn thế nào bây giờ?
Chương trình Sinh học lớp 12 thường rất dài, nặng và khó học. Vì vậy chúng ta nên tự làm đề cương ôn tập cho từng chương trong sách giáo khoa. Sau khi làm xong đề cương phải nắm được những chương nào có bài tập, chương nào không. Có như vậy mới không bị bỏ sót kiến thức.
Về chương Biến hoá cũng cần lưu ý tuy nặng về lý thuyết nhưng có phần tư duy khái quát, tổng hợp. Phải hiểu được bản chất của vấn đề là gì, để nắm chắc từng bài, từng câu hỏi từng mục trong sách giáo khoa.
Với các chương Hiện tượng di truyền và ứng dụng, Quy luật di truyền, Di truyền học vật thể, Di truyền học ở người đều có bài tập, do đó phải học sinh phải học kỹ lý thuyết thì mới giải bài tập tốt được.
Để suy luận giải bài tập nhanh nên ôn tập theo chủ đề. Ví dụ: Chương 2, Quy luật di truyền thì nên tách ra học và đặt câu hỏi "như thế nào" đối với từng cặp phép lai, trong phép lai 2 cặp này thì bạn phải biết có quy luật di truyền nào bị chi phối. Nếu phân biệt được thì chúng mình sẽ làm bài rất nhanh.
Những chú ý nho nhỏ để đạt điểm cao
* Các bạn thường thấy có một số câu hỏi có kí hiệu tam giác bên cạnh. Chú ý nhé, những câu hỏi đó có khả năng sẽ là những câu hỏi trong thi trắc nghiệm đấy. Đừng bao giờ coi thường nhé.
* Học sinh mình có thói quen là chỉ làm các bài tập trên lớp hoặc trong sách chính mà bỏ quên cuốn bài tập Sinh học. Hãy cố gắng trả lời hết các câu hỏi trắc nghiệm trong đó. Như vậy là bạn đã nắm chắc là làm được 80-90% bài thi.
* Ngoài ra, nên tham khảo các đề thi trắc nghiệm môn Sinh học của Bộ GD-ĐT để xem khả năng của mình làm trắc nghiệm như thế nào và nên lưu ý căn thời gian làm bài thi. Câu nào phân vân nên tìm xem điểm bất hợp lý là ở đâu để dùng phương pháp loại trừ.
* Để biết mình đã chọn câu đúng hay chưa các bạn có thể kiểm tra lại bằng cách lật lại câu hỏi tại sao đáp án này đúng và giải thích được. Đừng làm bài theo cảm nhận.
* Đối với các bài tập tính toán nên chú ý và cẩn thận vì chỉ cần sai một chút thôi là có thể kéo theo sai cả bài.
Thi trắc nghiệm có lợi thế là không phải diễn giải nhưng có học thuộc và nắm chắc lý thuyết thì mới yên tâm làm được bài thi. Hơn nữa, thi trắc nghiệm kiến thức dàn trải nên các bạn không nên bỏ phần nào trong sách giáo khoa, thậm chí không được bỏ 1 mục nhỏ nào.
Theo Học mãi
Làm quen với chủ nhân HCB Olympic Sinh học quốc tế Khiêm tốn và thân thiện, Cao Bảo Anh - chủ nhân huy chương bạc Olympic Sinh học quốc tế 2010 cho biết, bạn thực sự không quá xuất sắc trong môn Sinh học. Thành tích có được là kết quả của việc nỗ lực không ngừng. Cao Bảo Anh (giữa) chụp với các bạn đội Tây Ban Nha trong kỳ thi Olympic Sinh...