Kỹ năng giao tiếp của sinh viên: Trên mạng và thực tế khác xa
Trang phục cá tính, những dòng trạng thái đầy sáng tạo về muôn màu cuộc sống thường nhật, lối nói duyên dáng, tự tin và hài hước trong các lời bình luận qua lại với bạn bè… là một vài điểm thiện cảm có được khi tôi quan sát tài khoản cá nhân của một sinh viên nọ.
Ảnh minh họa
Nhưng thật bất ngờ, cũng chính người học trò ấy, khi hiện diện trong lớp học mà tôi trực tiếp giảng dạy lại là một sinh viên khá rụt rè; khả năng trình bày, lập luận vấn đề khi thuyết trình kém lưu loát; thường không tự tin khi phát biểu; trình bày văn bản (các bài tập kiểm tra mỗi buổi học hoặc bài tập về nhà) còn chi chít các lỗi sai cả về văn phong lẫn hình thức. Thật đáng tiếc, đây không chỉ là trường hợp duy nhất mà tôi gặp.
Có thể nói, bằng những đặc tính riêng có, mạng xã hội đã cho phép người sử dụng có thể xây dựng một hình ảnh cá nhân hoàn toàn khác so với bản thân ngoài đời thực. Đó thường là những hình ảnh mà người dùng hướng đến nhưng vì những lý do khách quan lẫn chủ quan, đã không thể thực hiện trong thực tế.
Trong không gian mạng xã hội, các hoạt động giao tiếp được mở rộng biên độ, có nhiều điểm khác biệt so với giao tiếp ngoài đời thực – nơi có phong phú và đa dạng các tình huống giao tiếp đòi hỏi những kỹ năng và trải nghiệm nhất định. Và đó chính là cơ sở nảy sinh những câu chuyện dở khóc dở cười khi giao tiếp ảo thì phóng túng mạnh mẽ, nhưng giao tiếp ngoài đời thực thì ngại ngùng, rụt rè.
Giải pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên
Kỹ năng giao tiếp của sinh viên có nhiều điều còn hạn chế đang là câu chuyện “đau đầu” không chỉ của nhà trường mà còn của đơn vị tuyển dụng. Mỗi sinh viên cần nhận thức tầm quan trọng của giao tiếp và chủ động phát triển kỹ năng giao tiếp trong đời thực, thay vì quá sa đà với cái ảo.
Video đang HOT
Thay vì chúng ta lên mạng hàng ngày, thậm chí hàng giờ, nhưng chỉ là để chém gió, tán gẫu trên trời dưới đất hoặc chỉ để đọc và xem các thông tin vô bổ thì cần lắm những trải nghiệm phù hợp hơn nhằm trang bị cho bản thân các kỹ năng mềm thiết yếu. Đó có thể là tham gia các hoạt động đội, nhóm, các câu lạc bộ, các nhóm tình nguyện vì cộng đồng. Đó có thể là tìm kiếm một công việc làm thêm bán thời gian gần với chuyên môn ngành học.
Thông qua việc thay đổi nhiều loại hình không gian giao tiếp sẽ giúp sinh viên hình thành và rèn luyện các năng lực để có thể biết cách hòa nhập với mọi người xung quanh, biết lựa chọn câu chữ và điều chỉnh giọng nói phù hợp, biết tận dụng hiệu quả các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ, biết tạo được thiện cảm khi giao tiếp… Các kinh nghiệm giao tiếp này không chỉ giúp ích cho hoạt động học tập khi đang ngồi trên ghế nhà trường mà còn trở thành lợi thế cá nhân khi tốt nghiệp sau này, mở rộng cánh cửa việc làm nơi các nhà tuyển dụng. Vì thực tế cho thấy khả năng giao tiếp tốt chiếm 80% sự thành công trong học tập lẫn công việc.
Về phía người dạy, ngoài việc truyền đạt kiến thức chuyên môn của môn học, cũng cần quan tâm lồng ghép các hoạt động dạy và học tích cực hoặc các chương trình ngoại khóa nhằm hình thành, rèn luyện và nâng cao khả năng giao tiếp cho người học. Ở góc độ nhà trường, các khoa cần thành lập nhiều hơn nữa các câu lạc bộ hoạt động đội nhóm gắn với các hoạt động ngành nghề của từng khoa, từng ngành; xây dựng các diễn đàn cộng đồng với các hoạt động trải nghiệm và gắn kết thực tế thay vì chỉ đơn thuần là các diễn đàn mạng nhằm tăng cường hơn nữa kỹ năng giao tiếp của sinh viên.
Trần Xuân Tiến
(Giảng viên Trường Đại học Văn Hiến)
Theo Dân trí
Học kỹ năng - "điều kiện cần" hay chỉ là "cơn sốt"?
Xuất phát từ nhu cầu chuẩn bị tốt cho con em trong kỷ nguyên 4.0, nhiều phụ huynh tại các thành phố lớn đang ráo riết tìm kiếm các chương trình giáo dục kỹ năng cho trẻ.
Chuẩn bị cho cuộc "đại đào thải" 2030?
Từ năm 2015, tổ chức giáo dục phi lợi nhuận "Partnership for 21st Century" gồm các nhà hoạch định chính sách và các nhà giáo dục hàng đầu tại Mỹ đã công bố nghiên cứu 4Cs - 4 nhóm kỹ năng cần thiết trẻ cần có trong thể kỷ 21 bao gồm: Kỹ năng giao tiếp (Communication); Tư duy phản biện (Critical Thinking); Tính sáng tạo (Creativity) & Kỹ năng hợp tác (Collaboration). Theo các chuyên gia, 4 nhóm kỹ năng trên là điều kiện cần và đủ để trẻ gặt hái thành công trong học tập, cuộc sống và trở thành những người lao động dẫn đầu trong tương lai.
Từ thời điểm đó, 4Cs đã tác động mạnh mẽ vào quan điểm giáo dục và trở thành mục tiêu chung của các trường học trên toàn cầu. Tại Việt Nam, thị trường giáo dục kỹ năng cho trẻ cũng bắt đầu nhộn nhịp, các trường công lập và dân lập đều từng bước đưa những nội dung này vào chương trình đào tạo và giảng dạy dù chỉ mới ở mức độ "thăm dò". Bên cạnh đó, các trung tâm, học viện... có tích hợp các môn kỹ năng "nhập khẩu" giáo trình từ nước ngoài dù có học phí khá cao do chi phí đầu tư cơ sở vật chất nhưng các lớp học đều thu hút đông phụ huynh đăng ký cho con em.
Đón con trước một cơ sở giáo dục kỹ năng tại Q.3, TP.HCM vào buổi chiều cuối tuần, anh Đặng Minh Khôi (43 tuổi, Q.Bình Thạnh) cho biết hiện con anh đang theo học một khóa rèn năng lực sáng tạo tại đây. "Ở trường, các bé chỉ học kiến thức đã hết thời gian, không có nhiều cơ hội rèn luyện óc sáng tạo. Nên vợ chồng tôi cho bé học thêm tại đây vào cuối tuần. Nói là học nhưng theo bé kể thì trong lớp, các bé chủ yếu học từ những trò chơi nên cũng không áp lực, mệt mỏi như đi học thêm", anh Khôi chia sẻ.
Trung tâm con anh Khôi đang theo học là một cơ sở giáo dục theo phương pháp STEAM (chữ viết tắt tiếng Anh của năm từ Science - Khoa học, Technology - Công nghệ, Engineering - Kỹ thuật, Art - Nghệ thuật và Math - Toán học), bao gồm các khóa học về lập trình, làm phim hoạt hình, thiết kế web, chế tạo robot... cho trẻ. STEAM hay STEM (không có Art), hoặc STREM (thay Art bằng Robotic - Kỹ thuật người máy) đang là xu hướng giáo dục được ưa chuộng trên thế giới, đã được áp dụng trong các trường công lập lẫn tư thục từ 10-15 năm nay như một quyết sách giáo dục tại các quốc gia phát triển.
Phương pháp giáo dục STEM không nặng nề lý thuyết sách vở mà chủ yếu tập trung vào sang tạo, vận dụng các kiến thức, kỹ năng để trẻ giải quyết vấn đề
Cụ thể tại Mỹ, năm 2016 chính quyền ông Obama đã đầu tư 4,7 tỷ USD cho cơ sở vật chất, giáo trình và đào tạo giáo viên STEM để chuẩn bị tốt cho thế hệ tương lai trước cột mốc 2030 - thời điểm được McKinsey Global Institute tính toán là lúc máy tính sẽ thay thế 60% công việc hiện tại, tức trên 800 triệu người sẽ mất việc nếu không có những kỹ năng vượt trội. Hay tại Estonia, phương pháp STEM đã được áp dụng từ cấp mẫu giáo, giúp quốc gia nhỏ bé chỉ vỏn vẹn 1 triệu dân chiếm lĩnh vị trí thứ 7 thế giới về phát triển khoa học công nghệ và đứng đầu về tỉ lệ nữ giới có bằng đại học.
Chị Hồ Lê Minh Phương (38 tuổi, Q.5, TP.HCM) hiện cũng đang cho hai con nhỏ sinh hoạt CLB STEM tại Q.10 bộc bạch: "Chuyện học hành của các bé ở trường chủ yếu theo hướng giáo dục kiến thức, mà kiến thức thì nhanh hết thời, lạc hậu. Nghĩ đến cảnh những gì con học hôm nay chưa chắc áp dụng được trong 10 năm nữa khi con đi làm, tôi và chồng phải tìm hiểu các chương trình học khác để giúp con bổ sung những kỹ năng cần thiết, học cách tư duy sáng tạo, linh hoạt để dễ thích ứng trước những biến đổi."
Tự tin chuẩn bị tốt = thành công
Trăn trở của những phụ huynh như chị Phương cũng là trăn trở chung của các diễn giả tham dự hội thảo "Kiến tạo tương lai từ giáo dục STEM" do Samsung Vina và Lego Education phối hợp tổ chức vào giữa tháng 3. Theo anh Lê Đình Hiếu (chuyên gia nghiên cứu giáo dục UNESCO) - mặc dù đã chậm hơn thế giới cả thập kỷ về áp dụng STEM trong giáo dục tư duy, kỹ năng cho trẻ, nhưng chậm còn hơn không, hiện nay là thời điểm phù hợp để Việt Nam đặt những viên gạch đầu tiên cho giáo dục STEM. "Nhìn ở góc độ tích cực, việc "chậm" cũng có lợi thế khi chúng ta có thể "đứng trên vai người khổng lồ", áp dụng các giáo trình STEM đã được thế giới nghiên cứu hoàn thiện và áp dụng thành công", anh Hiếu nhận định.
Cũng là một phụ huynh có con đang sinh hoạt tại CLB STEM của Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH.Quốc gia TP.HCM, anh Trịnh Nhựt Đông chia sẻ cách bé được STEM rèn luyện kỹ năng ứng dụng kiến thức vào đời sống: "Ví dụ trên trường, bé được học tính chu vi vòng tròn. Đến khi sinh hoạt CLB, bé được hướng dẫn áp dụng công thức tính chu vi bánh xe để tạo ra những con robot di chuyển từ A đến B. Nhờ đó, bé thấy Toán học không mơ hồ, không khó hiểu."
Buổi tọa đàm với sự tham gia của nhà hoạt động giáo dục Lê Đình Hiếu, thầy Phạm Ngọc Tiến (Đại diện Sở Giáo dục TP.HCM), cô Lâm Hồng Lãm Thúy (HT trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm), anh Trịnh Nhựt Đông (Đại diện PHHS) chia sẻ về sự cần thiết của giáo dục STEM, chuẩn bị cho thế hệ trẻ trong tương lai
Ngoài ra, anh Đông cũng dẫn chứng cách STEM giúp bé nhà mình rèn luyện đồng thời 4 kỹ năng quan trọng - 4Cs: "Phương pháp học STEM luôn nhóm trẻ thành đội để cùng giải quyết một nhiệm vụ. Bé giỏi lắp ráp phải hợp tác với bé giỏi lập trình (Collaboration), cả nhóm phải giao tiếp (Communication), tranh cãi và giải quyết mâu thuẫn (Critical Thinking) để hoàn thành nhiệm vụ bằng các phương án sáng tạo (Creativity). Vì vậy, khi mỗi phát minh/dự án được hoàn thành, các bé lại hoàn thiện và phát huy những kỹ năng thiết yếu", anh Đông chia sẻ.
Để con em không trở thành bộ phận bị bỏ lại trong cuộc đua cách mạng công nghiêp 4.0, thầy Lê Duy Tân - Trưởng phòng Giáo dục Trung Học - Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM cũng khẳng định giáo dục STEM là phương án cấp thiết: "Học sinh cần tự tin bước vào thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng tự tin phải đi kèm sự chuẩn bị tốt. Tự tin mà không chuẩn bị tốt là cầm chắc thất bại. Nhưng ngược lại chính là công thức thành công. Còn thành công đến nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ chuẩn bị của nhà trường, các nhà nghiên cứu giáo dục, phụ huynh lẫn sự hỗ trợ từ doanh nghiệp."
Tú Anh
Theo Dân trí
Dạy 'đọc' là dạy 'tiếng' hay dạy 'văn' Dự thảo Chương trình Ngữ văn mới được thiết kế theo trục năng lực giao tiếp. Do hiểu các kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) quá hẹp nên một số người cho rằng chương trình nặng về 'tiếng' mà nhẹ về 'văn', 'chương trình Ngữ văn mà như chương trình dạy ngoại ngữ'. Liệu dạy đọc có phải chỉ là...