Kỷ luật và sự răn đe
Trong mấy ngày qua, câu chuyện về hình thức kỷ luật đuổi học dành cho 7 học sinh ở Thanh Hóa khiến nhiều người quan tâm.
Ảnh minh họa
Sau khi thu giữ điện thoại của một học sinh mang đến lớp, giáo viên đã phát hiện một nhóm học sinh nói xấu, thậm chí xúc phạm cô giáo chủ nhiệm trên mạng xã hội. Hình thức kỷ luật của trường là đuổi học 1 năm với 3 học sinh, 4 học sinh khác bị đuổi học một tuần, 1 học sinh bị cảnh cáo.
Đã có khá nhiều ý kiến tỏ ra không đồng tình với hình thức kỷ luật của nhà trường. Đuổi học là giải pháp tồi tệ nhất. Đuổi học, vô tình đẩy các em lún sâu hơn vào tội lỗi, vô tình tạo thêm những thành phần bất hảo, nguy hiểm cho xã hội, các em cần được giáo dục, hơn nữa thầy cô giáo cũng cần phải xem lại mình… Đình chỉ học tập đối với học sinh vi phạm kỷ luật nhà trường có phải là cách tốt nhất để răn đe, giáo dục? Cho dù giải pháp này không sai quy định nhưng tương lai các em sẽ về đâu?…
Ngay sau đó, Giám đốc sở GDĐT tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo nhà trường hủy quyết định đuổi học, nhận học sinh trở lại.
Có thể nói, học sinh với sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin cũng có nhiều hành xử không hợp chuẩn, từ việc vô kỷ luật, không chấp hành nội quy của nhà trường đến vô lễ với giáo viên thậm chí là xúc phạm đến danh dự, sức khỏe của thầy cô giáo. Trong khi đó, bất kỳ hình thức kỷ luật nào giáo viên áp dụng cho học sinh cũng có thể bị phản ứng.
Sự phát triển kinh tế – xã hội ngày càng đa dạng, phức tạp, đời sống tâm lý học sinh cũng đang có những biến động lớn về các mối quan hệ thầy cô, bạn bè, việc học tập… với nhiều biểu hiện đáng lo ngại mà nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Video đang HOT
Trở lại vụ việc ở Thanh Hóa, dù vụ việc đã được xử lý được nhiều người nhận định là hợp tình, hợp lý, nhưng một số người lại tỏ ra băn khoăn cho rằng thật khó để tránh cho các học sinh nghĩ rằng chúng không sai. Ngay cả ở những nền giáo dục của các nước phát triển, thì cũng không có nghĩa là học sinh được phép làm mọi thứ và được tự do nói xấu thầy cô, bạn bè…
Ở góc nhìn khác, một số chuyên gia giáo dục lại cho rằng cảm nhận không có hình phạt là một tai họa đối với đứa trẻ. Không nên giáo dục một đứa trẻ bằng cách làm cho nó tưởng rằng được phép làm gì cũng được, rằng nó chỉ có quyền mà không có một nhiệm vụ nào.
Giáo dục một con người trong quá trình xã hội hóa cá nhân phải thông qua 4 yếu tố: Giáo dục tại gia đình, giáo dục tại nhà trường, giáo dục tại xã hội và tự giáo dục. Trong đó, giáo dục tại gia đình và nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và định hình nên nhân cách văn hóa cá nhân. Và dường như việc đình chỉ học tập một thời gian đối với học sinh cho thấy sự bất lực của các nhà làm giáo dục.
Thanh Minh
Theo daidoanket
Giáo viên chủ nhiệm đánh 9 học sinh lớp 5 vì lười học
Vì các em không chịu học bài, cô giáo chủ nhiệm dùng thước đánh vào đầu, tay 9 học sinh lớp 5 tại trường Tiểu học An Thượng B (huyện Hoài Đức, Hà Nội)
Theo thông tin ban đầu, vụ việc trên xảy ra vào tiết học thứ 4 của ngày thứ 5 (tức ngày 12/4).
Sau khi vụ việc diễn ra, tan học, các cháu đứng túm tụm lại với nhau trước cổng trường nói với một phụ huynh về việc đã bị cô giáo H., chủ nhiệm lớp 5C đánh.
Nơi xảy ra vụ việc.
Trao đổi liên quan đến thông tin trên, ông Lê Đức Tuân - Hiệu trưởng trường Tiểu học An Thượng B cho biết: "Cô giáo có hành vi dùng thước đánh học sinh tên là cô Hoàng Thị H. (giáo viên chủ nhiệm lớp 5C). Trong số 9 học sinh bị đánh, có 3 em bị cô giáo dùng thước đánh vào đầu, 6 em khác bị đánh vào tay. Vụ việc xảy ra vào tiết học thứ 4, buổi sáng 12/4 khi các em học sinh chuẩn bị tan học".
"Khi biết được thông tin, tôi đã gọi điện gọi cho cô H. thì cô thừa nhận có đánh 9 em học sinh. Lý do được cô đưa ra là do bức xúc vì tổ chức ôn thi cuối cấp cho các cháu nhưng các cháu lười học, không chịu học bài", ông Tuân cho biết thêm.
Sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo nhà trường đã mời các bên liên quan tới họp. Tại cuộc họp, cô H. thừa nhận hành vi sai trái và chủ động đến từng nhà học sinh để xin lỗi các phụ huynh.
Đã có 8/9 vị phụ huynh có mặt tại buổi họp (1 vị vắng do ốm) thống nhất là đề nghị cô giáo và học sinh rút kinh nghiệm, cảm thông cho cô giáo.
Cũng theo vị hiệu trưởng, về hình thức xử lý giáo viên, nhà trường sẽ giao hội đồng chuyên môn xem xét, nhưng trước tiên sẽ để cô tự nhận hình thức kỷ luật, sau đó, nhà trường sẽ ra quyết định kỷ luật cụ thể.
"Cô giáo H. đã công tác tại trường từ tháng 6/2014 đến nay và được nhận xét là giáo viên dạy giỏi, nề nếp và kỷ luật. Các hoạt động cô làm rất tốt, cô H. vừa dự thi xong hội thi giáo viên giỏi với kết quả khá cao. Ngoài ra, hôm đó cô H. chuẩn bị ôn tập cho học sinh lớp 5 để thi học kì. Buổi sáng cùng ngày lại bị tụt huyết áp nên đã có hành động không đúng mực. Thực tế, lớp 5C có nhiều em có học lực thấp hơn so với mặt bằng chung của trường. Dù giải thích ra sao thì trường hợp này, cô H. đã sai", hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Diễn biến liên quan, ông Nguyễn Chí Lương - Chủ tịch UBND xã An Thượng cho rằng: "Lãnh đạo nhà trường cũng đã có báo cáo về sự việc bằng văn bản gửi UBND xã, Phòng GD&ĐT huyện. Thầy cô cũng đã làm việc với gia đình và phía gia đình cũng cảm thông cho cô giáo H".
Ông Lương cũng nhấn mạnh: "Ban giám hiệu nhà trường cũng đang đẩy mạnh quán triệt và ổn định tình hình dạy và học trong nhà trường. Tránh gây tâm lý hoang mang để các em học sinh chuẩn bị thi học kì 2. Hiện tại, sức khỏe của cả 9 cháu học sinh đều bình thường".
Nhật Ngân
Theo VOV
Giáo viên lúng túng khi xử lý học sinh hư Thông tư 08 hướng dẫn khen thưởng và kỷ luật học sinh ra đời từ 30 năm trước, hiện vẫn là căn cứ để trường xử lý học sinh hư. Sau vụ học sinh xúc phạm thầy cô ở trường THPT Nguyễn Trãi (Thanh Hóa), hiệu trưởng lập hội đồng kỷ luật, đuổi học một năm ba học sinh, đuổi một tuần bốn...