Kỷ luật không nước mắt
“Kỷ luật không nước mắt” – Kỷ luật tích cực là một mô hình kỷ luật được sử dụng trong các trường học và gia đình. Bản chất của mô hình này dựa trên quan điểm không có trẻ em xấu mà chỉ có hành vi tốt hay xấu.
Mối quan hệ thầy – trò phải dựa trên nền tảng tôn trọng, hợp tác
Theo cô Tô Thị Hoan – Thạc sĩ Tâm lý lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Chuyên viên tư vấn Tâm lý học trường Olympia, để có thể áp dụng được phương pháp kỷ luật nói trên, điều quan trọng nhất là xây dựng được bầu không khí tích cực mà trong đó mối quan hệ giáo viên – học sinh phải dựa trên nền tảng tôn trọng, hợp tác và khích lệ lẫn nhau.
Trong đó, học sinh được đưa ra các ý kiến về môi trường học tập mong đợi và cùng giáo viên thảo luận về những hành vi phù hợp tạo dựng nên môi trường đó. Đồng thời cũng cùng nhau thảo luận về những hành vi không phù hợp, phá vỡ môi trường mong đợi đã thống nhất và hệ quả tương ứng.
Ví dụ: Khi học sinh không làm bài tập về nhà thì sẽ làm bù vào giờ chơi; khi học sinh viết linh tinh lên bàn thì sẽ lau sạch cái bàn đó; khi học sinh làm hỏng đồ của bạn thì sẽ đền bù lại cho bạn; khi học sinh nói chuyện riêng nhiều lần trong giờ học (dù đã được nhắc nhở) thì tạm thời sẽ được tách khỏi hoạt động đang tham gia để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động chung của lớp học.
“Giáo viên, thay vì chỉ chạy theo để giải quyết những rắc rối do hành vi không phù hợp của học sinh gây ra thì cần tập trung nhiều hơn vào việc ghi nhận, củng cố những hành vi tích cực của học sinh và hỗ trợ khi học sinh có các hành vi không phù hợp trước khi thực hiện một biện pháp kỷ luật nào đó. “Phạt” hay một chế tài kỷ luật nào cũng nên xuất phát từ quan điểm này” – cô Tô Thị Hoan cho hay.
Giáo viên phải hiểu mình, hiểu học sinh và hiểu tình huống
Trước bất kỳ tình huống nào xảy ra, để có thể ứng xử một cách phù hợp thì bản thân người giáo viên cần phải hiểu mình, hiểu học sinh và hiểu tình huống.
Nhấn mạnh điều này, cô Tô Thị Hoan cho rằng, xét cho cùng, tất cả các hành vi không xảy ra một cách ngẫu nhiên mà đều có mục đích và lý do. Những hành vi tiêu cực hay không phù hợp của học sinh cũng vậy.
Việc xác định được mục đích của hành vi tiêu cực ở học sinh giúp cho ta hiểu tại sao học sinh lại làm như vậy để có cách xử lý hiệu quả và phù hợp.
Video đang HOT
Một số mục đích thường gặp có thể là: Thu hút sự chú ý (ví dụ: Làm trò cười, gây ồn trong lớp), thể hiện rằng mình cũng có “quyền lực” (ví dụ: Làm ngược lại những điều giáo viên yêu cầu), trả đũa (ví dụ: Xúc phạm, làm tổn thương người đã gây khó chịu cho mình), né tránh sự thất bại/thất vọng (ví dụ: Bỏ cuộc, từ chối không tham gia, lạm dụng chất)…
Người lớn khi thấy trẻ có những hành vi không mong đợi như vậy thì có thể nảy sinh những cảm xúc khó chịu, một số người có thể có xu hướng “trừng phạt” hoặc “chịu thua”.
Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là bản thân học sinh thường không ý thức được những suy nghĩ hay niềm tin sai lệch của mình nên người lớn cần có đủ sự nhạy cảm và khách quan để nhận ra điều này, từ đó giúp các em có những hành vi phù hợp hơn.
Cô Tô Thị Hoan nêu ví dụ, một học sinh không làm nhiệm vụ và thường tự do nói ngược lại những yêu cầu của giáo viên trong lớp học khiến cho giáo viên cảm thấy rất tức giận.
Khi giáo viên nhắc nhở hoặc hoặc đưa ra hệ quả thì dẫn đến tình huống “học sinh cãi nhau tay đôi với giáo viên”.
Trong trường hợp này, có thể học sinh đang muốn thể hiện quyền lực. Việc giáo viên càng tức giận thì có thể sẽ khiến học sinh càng cảm thấy mình “mạnh” đến mức có thể điều khiển cảm xúc của người khác.
“Trong tình huống như vậy, giáo viên cần bĩnh tĩnh để tránh đôi co (vì muốn cãi nhau phải có ít nhất 2 người), sử dụng các bước khuyến khích sự hợp tác của học sinh (thể hiện sự thấu cảm cảm xúc của học sinh, chia sẻ cảm xúc của bản thân trước hành vi của học sinh, cùng trao đổi với học sinh về cách để tránh vấn đề tương tự có thể xảy ra trong tương lai), thảo luận và thống nhất cam kết hành vi và hệ quả logic với học sinh trong tình huống hành vi lặp lại” – cô Tô Thị Hoan chia sẻ kinh nghiệm.
Tâm An
Theo giaoducthoidai.vn
Nâng cao chất lượng đại học: Cần đổi mới về tư duy truyền thống, quan hệ "thầy trò"
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng, đội ngũ cán bộ giảng viên là yếu tố then chốt của việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Bên cạnh đó các trường đại học Việt Nam cần đổi mới mạnh mẽ về tư duy truyền thống trong quan hệ "thầy trò".
Cán bộ giảng viên ở các trường đại học Việt Nam cần đổi mới mạnh mẽ về tư duy truyền thống trong quan hệ "thầy trò" để phù hợp với xã hội mới đang trong quá trình chuyển đổi nhanh chóng và hội nhập quốc tế sâu, rộng.
GS.TS Trần Thọ Đạt cho biết, để nâng cao chất lượng GDĐH cần có giải pháp đồng bộ và tổng thể đảm bảo đạt các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDĐH, trong đó các yếu tố quan trọng nhất, cụ thể:
Về Chương trình đào tạo, cần được xây dựng phù hợp với mục tiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, hội nhập quốc tế và luôn được cập nhật, đổi mới. CTĐT cần đảm bảo các chuẩn kiến thức và kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp.
Trong giảng dạy và học tập, để nâng cao chất lượng GDĐH cần đổi mới triệt để phương pháp giảng dạy và học tập, về cơ bản cần theo quan điểm lấy người học làm trung tâm, tăng cường ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập, phối hợp linh hoạt học trên lớp với phương pháp học online, blended,...
Cần thực hiện ứng dụng CNTT, cụ thể, CNTT cần được đầu tư và ứng dụng mạnh mẽ trong tất cả các hoạt động của nhà trường, bao gồm: giảng dạy, học tập, quản lý đào tạo, quản lý hành chính và các hoạt động khác nhằm tăng tính hiệu quả và phù hợp với xu thế phát triển công nghệ.
Đặc biệt, đội ngũ CBGV, đây là yếu tố then chốt của việc nâng cao chất lượng GDĐH, đội ngũ CBGV phải đáp ứng được và cập nhật được các yêu cầu mới và cập nhật về kiến thức của thế giới đang đổi thay nhanh chóng, mỗi CBGV cần không ngừng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và tin học.
Giảng viên phải là tấm gương sáng về tinh thần tự học. Đặc biệt đối với CBGV ở các trường đại học Việt Nam cần đổi mới mạnh mẽ về tư duy truyền thống trong quan hệ "thầy trò" để phù hợp với xã hội mới đang trong quá trình chuyển đổi nhanh chóng và hội nhập quốc tế sâu, rộng.
Cơ sở vật chất và Thư viện cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng GDĐH, kinh tế phát triển, nhu cầu vật chất nâng cao, các trường cần có hệ thống giảng đường, phòng học,... đảm bảo tiêu chuẩn, đặc biệt là cần có Thư viện với kho tư liệu được cập nhật và kết nối đảm bảo nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học và giảng viên.
NCKH và Hợp tác quốc tế, các trường cần được đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này, CTĐT cần bám sát hơn với thực tế, với nhu cầu của thị trường lao động, cần gắn kết NCKH với đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo. Hợp tác quốc tế trong đào tạo (hội thảo, trao đổi sinh viên, giảng viên, liên kết đào tạo,...) góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo tính hội nhập quốc tế của giáo dục đại học.
Đặc biệt, phải công khai và minh bạch (trách nhiệm giải trình): Các trường cần cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm đào tạo đáp ứng mục tiêu đào tạo, vì vậy cần công khai và minh bạch các thông tin về CTĐT, về đội ngũ giảng viên, về cơ sở vật chất và các hoạt động khác của trường để người học và xã hội biết và giám sát.
Công khai, minh bạch không chỉ là nghĩa vị của trường mà còn làm tăng tính trách nhiệm cũng như uy tín của trường.
GS.TS Trần Thọ Đạt
Hướng tới đại học nghiên cứu
GS.TS Trần Thọ Đạt cho biết, trong suốt quá trình phát triển, trường ĐH Kinh tế quốc dân thường xuyên đổi mới, cập nhật chương trình đào tạo (CTĐT) đáp ứng nhu cầu của xã hội ở mức cao nhất. Đến nay (2018) đã có tới 33 ngành đào tạo cấp IV với 80 CTĐT với nhiều ngành/CTĐT mới đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập ngày càng nhanh và mạnh.
Về giảng dạy và học tập, CTĐT của trường được xây dựng, đổi mới và cập nhật một cách toàn diện, hệ thống giáo trình học liệu được biên soạn theo các chuẩn quốc tế, 100% các môn học, học phần đều có Đề cương chi tiết (bằng tiếng Việt và tiếng Anh).
Hầu như tất các GV đều giảng dạy theo phương pháp hiện đại với ứng dụng CNTT và đổi mới trong quan hệ "thày trò" theo hướng hiện đại đồng thời vẫn gìn giữ được truyền thống "tôn sư trọng đạo" bằng Đề án "Văn hóa trường đại học" và các tuyên truyền, giáo dục chính trị về phép ứng xử trong trường với người học và CBGV.
Trong ứng dụng CNTT, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân ứng dụng CNTT trong tất cả các hoạt động giảng dạy, học tập và quản lý. Điển hình là ứng dụng đăng ký học online, hệ thống quản lý đào tạo online, tuyển sinh văn bằng 2 online, E-office, Office 365, đặc biệt là ứng dụng phần mềm chống sao chép Turnitin trong kiểm tra, đánh giá luận văn, chuyên đề của người học, xếp hạng Webometric được cải thiện.
Hiện đội ngũ GV của trường có tỷ lệ GS,PGS, TS thuộc nhóm cao trong các trường ĐH, với 16 GS, 136 PGS, gần 200 tiến sỹ (tỷ lệ GV có học vị TS chiếm hơn 43%, cao gấp 2 lần so toàn ngành), nhà trường có yêu cầu bắt buộc các GV trẻ phải làm NCS ở các nước phát triển.
Với mục tiêu trở thành trường định hướng nghiên cứu, trường ĐH Kinh tế Quốc dân có kế hoạch xây dựng đội ngũ GV mạnh, có chuyên môn cao, thành thạo ngoại ngữ, khả dĩ đáp ứng yêu cầu hoàn thành sứ mạng và mục tiêu của trường.
Đề án tuyển sinh của trường luôn được công bố sớm và rõ ràng, các CTĐT, hơn 800 đề cương chi tiết học phần được công cố công khai, bộ Slide bài giảng các môn học cũng được công khai trên mạng để người học tham khảo.
Hồng Hạnh ( ghi)
Theo Dân trí
Để học sinh phát triển toàn diện Đổi mới giáo dục đòi hỏi người thầy đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo dục đạo đức học sinh cần thay đổi để phù hợp với xã hội và tâm lý học sinh. Để mỗi hình thức phạt đưa ra phát huy được tác dụng tích cực, giúp học sinh phát triển toàn diện là cả một bài toán không dễ giải...