Kỷ luật học đường đang… có vấn đề

Theo dõi VGT trên

Thời gian gần đây, tại nhiều trường học đã xảy ra những vụ việc đáng báo động về tình trạng học trò hỗn láo với thầy cô giáo, thậm chí có vụ việc trò tát cô trước lớp, hoặc bắn đạn giấy vào cô giáo.

Bên cạnh đó là những vụ bạo lực giữa học trò với nhau đầy ám ảnh… khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, phải chăng kỷ luật học đường đang bị xâm phạm? Và giải pháp là như thế nào?

Kỷ luật học đường đang... có vấn đề - Hình 1

Những dấu hiệu đáng lo ngại

Nói về những hiện tượng trên, TS Hoàng Trung Học -Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục chia sẻ: Rõ ràng thời gian gần đây, trong môi trường giáo dục có những dấu hiệu rất đáng để cho chúng ta quan tâm.

Tôi ví dụ như bạo lực học đường, thời nào cũng có, ở Việt Nam cũng có và nước ngoài cũng có. Thế nhưng gần đây chúng ta thấy rằng bạo lực học đường bắt đầu có xuất hiện việc học trò bạo lực thầy cô, vấn đề này trước đây ít xuất hiện hơn.

Vấn đề thứ hai cũng đáng lo ngại, đó là, trước kia bạo lực học đường thường diễn ra ở những học sinh trong cùng một cấp học, cấp 1, cấp 2 hoặc cấp 3, nhưng bây giờ thì có những vụ bạo lực học đường diễn ra khá phổ biến ở các cấp học khác nhau. Điều này vừa phản ánh các mối quan hệ học đường của các em đang mở rộng, nhưng phức tạp hơn, dường như cũng đang diễn biến theo một hình thức khó lường hơn.

Dấu hiệu thứ ba đáng lo ngại nữa là tính vô cảm, thể hiện qua những người chứng kiến những vụ bạo lực học đường. Ngày trước chúng ta vẫn thấy, học sinh đứng quay clip để đưa lên mạng là vấn đề đáng lo ngại, thì bây giờ cả người lớn cũng thế – đứng xem nhưng vô cảm.

Điều này tác động rất nguy hiểm đến tâm thức, nhận thức của học sinh, những người đang học tập theo cái mẫu. Tức là khi các em thấy người lớn cũng đứng xem được và vô cảm với hành vi đó, thì các em cho rằng các em có thể tái diễn lại các hành vi này một cách dễ dàng. Bởi vì trong nhận thức của rất nhiều em nhỏ, thì người lớn là một chuẩn mực.

Theo TS Học: Thông thường khi học trò bạo lực, học trò học kém thì người ta hay đặt ra những vấn đề đối với những người có trách nhiệm chính, ở đây chính là nhà trường. Nhưng mà tôi cũng khẳng định lại ngay là, bạo lực học đường rồi tất cả những vấn đề của học sinh, chúng ta phải nhìn nhận rất đa chiều. Vì giáo dục là một hệ thống. Những thành tố tác động đến một học sinh chính là xã hội, thành tố phổ rộng nhất, sau đó đến nhà trường, là khuôn khổ thứ hai và cái lõi trong cùng là gia đình.

Kỷ luật học sinh như thế nào?

Video đang HOT

Nhiều giáo viên cho biết, trước đây, khi học sinh vi phạm giáo viên có thể tùy vào mức độ để áp dụng những hình thức xử phạt như phê bình trước lớp, trước trường, khiển trách, thông báo với gia đình, cảnh cáo ghi học bạ, buộc thôi học… Tuy nhiên, khi mà Thông tư 32 có hiệu lực từ năm 2020 đã chấm dứt tồn tại của việc kỷ luật này, cũng khiến giáo viên rất khó xử khi học sinh vi phạm.

Nói về điều này, TS Học cho rằng: Thông tư 32 đưa ra cơ bản đã được nghiên cứu rất khoa học cũng như trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, và các hiện tượng bạo lực chúng ta đừng chỉ nhìn một chiều dưới sự tác động của yếu tố giáo dục duy nhất ở đây chính là nhà trường.

Trong học đường, trong nhà trường sẽ không thể duy trì được nếu không có kỷ luật. Vì vậy Thông tư 32 ra đời chỉ hướng tới mục tiêu giúp cho nhà trường có những hình thức kỷ luật với nề nếp tốt hơn. Nhưng nhiều người hiểu về thông tư này còn hơi phiến diện, họ thấy rằng thầy cô không được đánh học trò, không cho kỷ luật học trò trước cờ, không phê bình trước lớp… thì dường như giảm bớt tính nghiêm minh. Nhưng chúng ta nhớ rằng, ở đây thông tư này quy định rất rõ là, kỷ luật vẫn có nhưng cách thức tiếp cận giải quyết vấn đề kỷ luật như thế nào là phụ thuộc vào nghiệp vụ của người giáo viên.

Câu chuyện này chúng ta cũng tranh luận rất nhiều, về bản chất, nó chính là cách tiếp cận với việc thay đổi con người. Trong cách cũ chúng ta có thể phê bình trước lớp, phê bình trước toàn trường, thậm chí đuổi học, thực chất nó là hình phạt, và hình phạt thì trẻ rất sợ. Và chúng ta cảm thấy nó có tác dụng ngay. Nhưng chúng ta thử nhìn xem, nếu bây giờ buộc thôi học một đứa trẻ thì chúng ta trả các em đi đâu, khi mà trách nhiệm giáo dục là trách nhiệm của nhà trường?

Chia sẻ áp lực với thầy cô giáo

TS Học cho rằng: Giáo viên hiện nay có khá nhiều áp lực, từ nhà trường, từ phụ huynh… Nếu chúng ta không có biện pháp bảo vệ, hỗ trợ giáo viên một cách phù hợp để các thầy cô có thể bình thản thực hiện, tích cực sáng tạo trong công việc giáo dục của mình thì vô cùng tệ.

“Các thầy cô có thể sẽ tự vệ nghề nghiệp bằng cách thu mình lại, không muốn sáng tạo, không nhiệt tình nữa mà làm cho xong. Và chúng ta biết đấy, nếu nhà giáo dục mà làm cho xong thì vô cùng tệ hại. Vì sao nhiều thầy cô bây giờ lại “buông”?

Vì họ thấy bế tắc trong các phương tiện giáo dục và đôi khi họ cảm thấy không được che chở, bảo vệ một cách phù hợp. Và những công việc họ đang đối mặt rất khó khăn nhưng lại không được hướng dẫn. Vậy nên thay vì nhiệt tình có thể phạm sai lầm thì họ thu mình lại không làm, không sáng tạo, hoặc làm ở mức độ vừa phải thôi.

Thì tôi cho đây là điểm chúng ta cần hỗ trợ để các thầy cô làm đúng. Còn về giáo viên, chúng ta cũng cần phải thay đổi. Học sinh đã thay đổi, xã hội thay đổi, chương trình thay đổi, mục tiêu tiếp cận thay đổi… chúng ta không thể mang cách giáo dục cũ là “yêu cho roi cho vọt”, đánh đập để mong học trò nên người” – TS Học chia sẻ.

Vẫn theo TS Học: Hiện nay giáo viên gặp rất nhiều thách thức, bởi các thầy cô có quá nhiều việc. Nhiều cái mới cần học, mới từ chương trình tới cách thức giáo dục mà lương thì lại không cao… thế nên họ bị căng thẳng, mệt mỏi.

Cộng với việc họ quá quen cách tiếp cận lối cũ, áp dụng cách răn đe giáo dục là chính, và đôi khi áp dụng thì thấy có kết quả ngay nên lại càng thường xuyên áp dụng. Trong trường hợp cụ thể, các thầy cô phải được hướng dẫn, phải được tập huấn rất kỹ về phương pháp kỷ luật tích cực mới thành công được.

“Đầu tiên phải thay đổi về tư duy. Chúng ta nhớ là thay đổi một con người chứ không phải uốn một cái cây. Uốn cái cây cũng cần phải uốn một thời gian chứ không thể nào ngay lập tức có thể vào thế đẹp được. Giáo dục một con người cần một quá trình rất lâu dài, không được nóng vội.

Các thầy cô cần huy động và các bậc phụ huynh cũng cần nhận thức rất rõ trách nhiệm của mình phối hợp với nhà trường, trách nhiệm của mình chia sẻ với các thầy cô trong việc giáo dục con, chứ không thể tất cả các thứ cứ đổ hết lên vai các thầy các cô được.

Không ai có thể thay thế vai trò của người cha người mẹ trong việc dạy con. Bạo lực hay không, hư hay không, gốc rễ từ trách nhiệm bố mẹ đã… Do vậy phải có sự phối hợp chặt chẽ. Tiếp nữa, các thầy cô cần phải tham gia vào những khóa tập huấn rất chuyên sâu để biết kỷ luật tích cực trong từng trường hợp như thế nào, thì mới giải quyết được” -TS Học nhấn mạnh.

Học sinh đi cách ly vì Covid-19: Truyền kỹ năng vượt khó

Dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều người, trong đó có học sinh, trẻ em phải đi cách ly tập trung.

Học sinh đi cách ly vì Covid-19: Truyền kỹ năng vượt khó - Hình 1


Học sinh nghiêm túc xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm.

Tình huống này diễn ra khá nhanh và bất ngờ, trong khi chúng ta gần như chưa được trang bị những kỹ năng để ứng phó... Kỹ năng để thích nghi với việc bị cách ly là điều cần được chú trọng hình thành trong thời điểm dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay. Nhờ đó, người lớn và trẻ biết cách vượt qua quãng thời gian này an toàn, tích cực nhất.

Nhận diện khó khăn

TS Hoàng Trung Học - Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho rằng: Sự lo lắng là hoàn toàn có căn cứ khi cả người lớn và trẻ em đều chưa được chuẩn bị về mặt tinh thần cũng như những kỹ năng để ứng phó với tình huống hoàn toàn mới và chưa có tiền lệ.

"Tuy nhiên, lo lắng, hoang mang hay bất an đều không phải là phản ứng tích cực trước yêu cầu phòng dịch cấp bách. Khi người lớn và trẻ em cùng nhận thức được đây là tình huống cần thiết để phục vụ công tác phòng dịch và được chuẩn bị tâm lý tốt sẽ bình tĩnh, đón nhận và thích nghi mà không bị rơi vào suy nghĩ tiêu cực; ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi cá nhân và quyết sách chung của đất nước...", TS Hoàng Trung Học nhận định.

Theo TS Học, trước tiên chúng ta phải nhận thức được những khó khăn trẻ em có thể sẽ gặp phải khi đi cách ly tập trung. Khó khăn ở đây chủ yếu về mặt tâm lý. Các yếu tố khác như điều kiện sinh hoạt, quy định phòng bệnh được triển khai rất tốt để người bị cách ly yên tâm thực hiện các quy định.

Có 3 nguy cơ trẻ em, học sinh có thể sẽ đối mặt: Các em gặp khó khăn trong việc thích ứng với môi trường cách ly, phải tuân theo các quy định phòng, chống dịch nghiêm ngặt. Tuổi nhỏ, hầu như chưa xa vòng tay của cha mẹ, nay phải sống trong môi trường xa lạ với nền nếp, nội quy khác biệt với khi ở nhà, trường. Người tiếp xúc cũng khác lạ, các mối quan hệ tương tác trong sinh hoạt là sự khác biệt lớn. Hầu hết trẻ em, đặc biệt là trẻ mầm non, tiểu học sẽ gặp khó khăn này.

Ngoài ra, các em cũng có thể đối mặt với một số biểu hiện lo âu, thậm chí phản ứng sợ hãi trước kích thích không nhìn thấy (Covid-19) nhưng có thể cảm nhận được thông qua thái độ và sự khác biệt của những người xung quanh. Với trẻ, nỗi lo hãi trở nên khó kiểm soát khi không nhìn thấy, sờ thấy, không hiểu... Nhiều trẻ sẽ khóc đòi về nhà. Có em thì thu mình, hoặc phản ứng tiêu cực bằng cách không hợp tác với mọi người xung quanh... Mặt khác, trẻ khi không được hỗ trợ tâm lý tốt có thể sẽ rơi vào trạng thái sốc tâm lý trong thời gian bị cách ly. Cú sốc này sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý của các em sau khi cách ly.

Học sinh đi cách ly vì Covid-19: Truyền kỹ năng vượt khó - Hình 2


Học sinh tập thể dục trong khu cách ly Trường Tiểu học Xuân Phương.

Hỗ trợ tâm lý, giáo dục kỹ năng cho trẻ

Theo TS Hoàng Trung Học, trước tiên người lớn cần nhìn nhận đây là tình huống bắt buộc và phải đối mặt khi dịch bệnh bùng phát. Chúng ta cần nhìn thấy những điểm tích cực, coi đây là cơ hội để trẻ em, học sinh trải nghiệm, biết cách ứng phó với những tình huống khó khăn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống.

TS Học khuyến cáo: Chúng ta cần hướng dẫn các con tôn trọng quy định về mặt y khoa; giúp trẻ hiểu rằng đây là yêu cầu bắt buộc của phòng, chống dịch. Quan trọng hơn, hãy làm cho trẻ hiểu, trẻ không cô đơn, không có lỗi trong hoàn cảnh này. Cha/mẹ hoặc thầy/cô luôn bên cạnh và cùng con vượt qua những khó khăn này. Cần truyền động lực và niềm tin cho trẻ trước việc dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi. Trẻ cũng cần được chăm sóc một cách tốt nhất về mặt dinh dưỡng, sức khỏe khi đi cách ly để có sức khỏe thể chất và tinh thần tích cực.

Thực tế, nhiều trẻ khó thích ứng với những quy định, yêu cầu nghiêm ngặt hơn khi ở nhà, trường. Lúc này, người lớn phải làm gương và nghiêm túc, dứt khoát thực hiện các quy định đề ra. Trẻ theo đó mà chấp nhận và thực hiện theo. Dạy cho trẻ năng lực tự lo cho bản thân; hướng dẫn trẻ biết tự phục vụ trong sinh hoạt cá nhân. Bên cạnh đó cần rèn kỹ năng lắng nghe để hiểu và làm theo hướng dẫn của cô giáo phụ trách, lực lượng trong khu cách ly. Cùng với đó là kỹ năng chia sẻ để trẻ biết nói lên cảm xúc của bản thân với bạn bè, thầy cô, cha mẹ. Từ đó, trẻ bớt lo lắng, nhanh chóng hòa nhập môi trường lạ trong khu cách ly.

Trên cơ sở các quy định phòng dịch, trẻ cần được tham gia các hoạt động phù hợp. Mỗi ngày trẻ cần được rèn luyện thể chất, tập luyện thể thao, tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, âm nhạc, đọc sách. Thậm chí, trẻ phải được học kiến thức, kỹ năng phòng ngừa dịch bệnh phù hợp với lứa tuổi, bài bản.

Với học sinh phổ thông, cần tập trung vào kỹ năng phòng dịch, những khó khăn, rủi ro, bất trắc có thể xảy ra trong cuộc sống để bình tĩnh đón nhận và có ý thức vượt lên nghịch cảnh. Đây cũng là dịp tốt để giáo dục ý thức công dân và tinh thần trách nhiệm cho các em. Trước tình huống phát sinh này, các nhà tâm lý, giáo dục cần vào cuộc, xây dựng chương trình phòng ngừa, hỗ trợ tâm lý trong thời gian cách ly; xây dựng chương trình huấn luyện kỹ năng ứng phó với dịch bệnh trong hoàn cảnh đặc biệt. - TS Hoàng Trung Học

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm00:54Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động01:34Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39Vụ nam khách mời có hành động lạ với chú rể, khiến cô dâu như "tàng hình" gây tranh cãi: Người trong cuộc lên tiếng00:1036 triệu người "hết hồn" khi nhìn vào chiếc giường trong KTX của chàng trai00:11

Tin đang nóng

Hot: Song Joong Ki vừa lên chức bố lần 2!
19:52:23 20/11/2024
Bạn gái mới của Hồng Thanh bị check VAR lối sống "phông bạt", sáng công bố tình yêu chiều vội khoá trang cá nhân
17:24:20 20/11/2024
Quang Minh khoe cận nhóc tỳ mới chào đời, thừa nhận 1 điều khi có con ở tuổi 65
17:40:11 20/11/2024
Lương chồng 12 triệu/tháng mà ép vợ nghỉ việc, tôi đưa ra cuốn sổ tiết kiệm 2 tỷ và sổ đỏ nhà đất khiến anh xám ngoét mặt mày
19:06:23 20/11/2024
1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?
17:35:42 20/11/2024
Hot nhất lúc này: Bạn gái Huỳnh Hiểu Minh rút khỏi MXH, tài tử bị hàng nghìn người tẩy chay sau cái cúi đầu 90 độ
17:32:16 20/11/2024
"Ra trường, thi đỗ viên chức, về quê làm việc" thầy giáo điển trai cao 1m85 ở Quảng Ninh bỗng trở nên nổi tiếng
19:27:12 20/11/2024
Gặp nhau nơi xứ người, hai cô gái về Đồng Nai tổ chức đám cưới
18:50:11 20/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cô gái Hàn Quốc xinh đẹp đến 'Bạn muốn hẹn hò' tìm chồng

Tv show

22:22:34 20/11/2024
Được Quyền Linh mai mối chàng trai lận đận tình duyên, cả hai có cuộc trò chuyện thú vị và nhanh chóng bấm nút hẹn hò.

Lộ bằng chứng về bữa tiệc hoang dã của Diddy

Sao âu mỹ

22:19:38 20/11/2024
Đoạn video ghi lại bữa tiệc sinh nhật do Sean Diddy Combs tổ chức cho người bạn Meek Mill vào tháng 4.2014 xuất hiện sau khi ông trùm nhạc hip hop tai tiếng này bị bắt vì tội buôn bán tình dục.

Mua được cá ngon, làm thành món này ai cũng tưởng là thịt, ăn "cuốn cả lưỡi" đến miếng cuối cùng

Ẩm thực

22:05:10 20/11/2024
Món cá tra áp chảo như thế này vừa mềm ngon, thơm nức, nhìn chẳng khác gì món thịt nướng BBQ trông vô cùng hấp dẫn.

Quang Đăng và bạn gái đăng đàn gây chú ý trong ngày cưới của Thái Trinh

Sao việt

22:03:41 20/11/2024
Ngay thời điểm đang diễn ra đám cưới của Thái Trinh, Yee Pink - người yêu hiện tại của Quang Đăng bỗng dưng đăng đàn gây chú ý.

Phong độ đáng báo động của Hojlund

Sao thể thao

21:51:32 20/11/2024
Rasmus Hojlund, tiền đạo trẻ của Manchester United, đang gây thất vọng lớn với chuỗi 11 trận liên tiếp không thể ghi bàn cho đội tuyển Đan Mạch.

Nữ ca sĩ hát hay nhảy đẹp bị gọi "thảm hoạ" vì 3 chữ khiến người nghe "khó chịu vô cùng"

Nhạc việt

21:27:20 20/11/2024
Giữa lúc Đỗ Phú Quí khiến dân tình thất vọng, thì sân khấu của Hoàng Mỹ An cũng chung cảnh ngộ chỉ vì 3 chữ nhầy nhầy nhầy .

BLACKPINK bị hạ bệ

Nhạc quốc tế

21:24:07 20/11/2024
Nhìn vào chuỗi kỷ lục của BTS, không thể phủ nhận nhóm chính là nhân tố đưa Kpop tiến xa hơn trên thị trường quốc tế. Nhưng - BLACKPINK cũng không hề kém cạnh.

Máy bay Nga chở hổ, gấu - quà đặc biệt từ Tổng thống Putin gửi Triều Tiên

Thế giới

21:12:19 20/11/2024
Đáng chú ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường Nga còn đăng video với cảnh các chuồng chứa những con vật này được dỡ xuống khỏi máy bay của chính phủ và video khác về con sư tử trong "nhà mới" của nó tại Vườn thú Bình Nhưỡng .

1 cặp đôi như "xé truyện" ngôn tình bước ra, phóng to bức ảnh tất cả bị sốc vì sự thật phũ phàng

Netizen

20:56:28 20/11/2024
100 người thì 99 người chắc chắn bị đánh lừa trước cảnh tượng này , một netizen chia sẻ. Mới đây trên mạng xã hội xôn xao câu chuyện dở khóc dở cười về sự thật một tấm hình nhìn vậy mà không phải vậy .

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc

Tin nổi bật

20:06:00 20/11/2024
Nhóm này đi từ 5 - 6 xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Honda Vision... có xe chở ba người, xe đi 2 người, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm , anh M.H.M. cho biết.

Tử hình đối tượng mang 25kg ma túy bơi qua sông biên giới về Long An

Pháp luật

20:01:04 20/11/2024
Đối tượng Trần Văn Mển vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới ở Long An với khối lượng 25kg vừa bị toà tuyên phạt tử hình.