Kỷ luật cả hướng dẫn lẫn hội đồng bảo vệ vì không phát hiện học viên “đạo văn”
Cả người hướng dẫn lẫn 5 thành viên của hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ tại Trường ĐH Sư phạm đã bị kỷ luật sau khi luận văn này bị phát hiện đạo văn từ một luận án tiến sĩ.
Sự “hi hữu” trong vụ “đạo văn” này là ở chỗ, người hướng dẫn luận văn thạc sĩ được kết luận là sao chép đồng thời cũng là thành viên hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ bị sao chép.
Vào năm 2015, PGS.TS Đào Đức Doãn (hiện là Bí thư Đảng ủy, Trưởng Khoa Lý luận Chính trị và Giáo dục công dân, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) là thành viên hội đồng bảo vệ cơ sở cũng như hội hội đồng bảo vệ chính thức luận án tiến sĩ của bà Bùi Thị Thanh Huyền.
Vài tháng sau, ông Doãn với vai trò là người hướng dẫn luận văn thạc sĩ cho ông Trần Văn Hải (công tác tại Trường CĐ Cần Thơ) nhưng không phát hiện nội dung luận văn của ông Hải sao chép gần như toàn bộ luận án của bà Huyền.
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Hiền, Trưởng phòng Hành chính – Tổng hợp, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, sau khi sự việc này được phát hiện, nhà trường đã lập Hội đồng thẩm định và đưa ra quyết định không công nhận, thu hồi bằng thạc sĩ của ông Trần Văn Hải từ 25/5/2017. Bằng thạc sĩ đã được trường cấp cho ông Hải từ tháng 8/2015.
Ngoài ra, Trường ĐH Sư phạm đã có quyết định xử lý kỷ luật đối với ông Doãn và 5 thành viên hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ của ông Trần Văn Hải.
Video đang HOT
Theo đó, hình thức kỷ luật đối với 5 thành viên hội đồng bảo vệ luận văn là dừng việc tham gia hội đồng đánh giá luận văn, luận án trong một năm.
Ông Doãn là cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sĩ của ông Hải phải chịu hình thức kỷ luật là dừng việc hướng dẫn luận văn, luận án và tham gia hội đồng đánh giá luận văn, luận án trong 1 năm, kể từ 1/7/2017-30/6/2018.
Ông Hiền cũng cho biết, hiện tại, để ngăn chặn vụ việc đạo văn, nhà trường đã mua phần mềm chống đạo văn Turnitin và triển khai cho toàn bộ cán bộ, giảng viên nhà trường.
Trường hợp nêu trên cũng là trường hợp đầu tiên bị phát hiện có sao chép luận văn tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Theo vietnamnet.vn
Người chuyên hiến kế giúp nông dân vựa lúa
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Thanh Vân (Cà Mau, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội) là người có những phát biểu thẳng thắn, mạnh mẽ trước Quốc hội cũng như trả lời phỏng vấn báo chí. Qua những lần tâm sự cùng ông, tôi còn khám phá ra nhiều câu chuyện thú vị về vị ĐB này.
Kỷ niệm sâu sắc
ĐB Lê Thanh Vân cho biết, ông làm công tác phục vụ hoạt động của Quốc hội từ nhiệm kỳ khóa VIII đến nay. Với trên 25 năm gắn bó đó ông đã có nhiều những kỷ niệm, nhưng kỷ niệm sâu sắc, đáng nhớ nhất là lần đầu được gặp Chủ tịch Quốc hội khóa XI Nguyễn Văn An.
ĐB Lê Thanh Vân phát biểu trên nghị trường. Ảnh: QH
Ông kể: Vào một buổi sáng năm 2004, lúc đó ông đang là Phó Vụ trưởng Vụ Hoạt động ĐB dân cử, nhận được điện thoại của anh Phạm Văn Khá (lúc đó là văn thư cho ông Nguyễn Văn An) báo rằng chiều nay 2 giờ chiều lên gặp cụ.
"Tôi hỏi lại gặp cụ nào, anh Khá nói cụ Nguyễn Văn An. Nghe thấy thế bao nhiêu băn khoăn, lo lắng ùa về trong cảm xúc của tôi. Tôi nghĩ nếu gặp là vì công việc thì khoảng cách giữa tôi và ông An quá khá xa nhau, có khi mình có lỗi gì đây vì trước đó có viết mấy bài đăng trên báo Đại biểu Nhân dân bàn đổi mới hoạt động của Quốc hội" - ĐB Vân nhớ lại.
Trò chuyện với ông Vân, Chủ tịch Quốc hội khóa XI Nguyễn Văn An cho biết, hôm trước ông sang phòng ông Đường (GS -TS Trần Ngọc Đường trợ lý của ông An) thấy quyển luận án tiến sĩ trên hay nên mượn về đọc. Chương 1 của luận án viết về nguồn gốc của quyền lực, tổ chức quyền lực, căn cứ để xây dựng Quốc hội từ sự phân tích tổ chức quyền lực.
ĐB Lê Thanh Vân (SN 1964), quê Thanh Hóa. Ông có học vị tiến sĩ luật học. Trước khi về công tác tại cơ quan của Quốc hội, ông từng là công nhân Trại giống cây trồng huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa. Ông từng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương.
Ông Vân đã thẳng thắn nói với Chủ tịch Quốc hội khóa XI Nguyễn Văn An, hiện nay chúng ta đang duy trì sinh hoạt tại phiên chất vấn theo cách là Bộ trưởng, trưởng ngành khi trả lời thường đọc tổng hợp các câu hỏi của ĐB gửi đến trước đó, rồi đọc những câu trả lời chiếm thời gian rất dài, trong khi thời gian dành cho ĐB chất vấn trực tiếp lại thiếu.
"Tôi nói cần phải đổi mới theo hướng, báo cáo tổng hợp đó có thể gửi trước cho ĐB. Trước khi trả lời chất vấn, Bộ trưởng chỉ dành ít phút nói vắt tắt, thời gian còn lại dành chất vấn trực tiếp. Thấy ông An gật đầu, tôi nói tiếp, để làm theo cách này quan trọng nhất là người điều hành phiên chất vấn, phải linh hoạt, tùy cơ ứng biến. Ông An bảo đúng như thế, rồi nói sẽ bàn với anh em ở Văn phòng Quốc hội tiến hành đổi mới chất vấn theo hướng đó. Trong kỳ họp Quốc hội diễn ra sau đó ông Nguyễn Văn An là người chủ trì phiên chất vấn đầu tiên theo cách làm này đã diễn ra sôi động, hấp dẫn" - ông Vân kể.
Trăn trở với nông nghiệp
Bước vào nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, ông Lê Thanh Vân ứng cử ĐBQH tại tỉnh Cà Mau.
"Với tư cách là thành viên trong thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, trước khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV, tôi có sang làm việc bên Bộ NNPTNT và có hai đề xuất" - ông Vân cho hay.
Đề xuất thứ nhất của ông Vân, Bộ NNPTNT sớm nghiên cứu tìm các vị trí thích hợp để xây các hồ chứa nước đủ cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt kể cả phục vụ công nghiệp cho vùng ĐBSCL. Nơi đây có hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa sẽ tích nước từ các kênh rạch, sông ngòi đổ về.
Đề xuất thứ hai là cần triển khai dự án xây dựng các đập ngăn nước biển, đập này không chỉ có chức năng ngăn nước và còn phải thêm chức năng lọc, khi nước biển tràn vào phải thành nước ngọt. "Hôm đó hai Thứ trưởng là anh Hoàng Văn Thắng và Lê Quốc Doanh cùng nói, phát biểu của tôi đã nói trúng với mong muốn của các anh. Họ mong tôi ở bên Quốc hội hãy quan tâm ủng hộ đến vấn đề ngân sách. Tôi nói mình không phải là người quyết định ngân sách nhưng khi bàn bạc tôi sẽ dành sự quan tâm đến vấn đề này" - ông Vân nhớ lại.
Ông Vân kể thêm, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV (tháng 10 và 11.2016), trong một buổi giải lao, bên hành lang Quốc hội ông có gặp và kể câu chuyện trên với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường. Bộ trưởng Cường nói, đề xuất xây dựng đập ngăn nước và lọc nước biển thành nước ngọt là dự án có thể làm được, ông Vân rất vui.
Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, ĐB Lê Thanh Vân đã chất vấn Thủ tướng Chính phủ: Qua 7 tháng hoạt động, 2 ngày chất vấn và trả lời tại Quốc hội của một số thành viên Chính phủ, Thủ tướng có đánh giá như thế nào về phẩm chất, trí tuệ năng lực và hiệu quả hoạt động của các thành viên Chính phủ. Đây có phải là một tập thể, cộng sự tốt của Thủ tướng để thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo hay không?
Theo Danviet
Ứng viên giám đốc truyền thông của ông Trump bị "tố" đạo văn Bà Monica Crowley, người được Tổng thống đắc cử Trump chỉ định làm giám đốc cấp cao về truyền thông trong Hội đồng An ninh Quốc gia của chính quyền mới, bị "tố" sao chép nhiều nội dung từ các nguồn khác nhau để đưa vào luận án tiến sĩ và cuốn sách do bà xuất bản. Bà Monica Crowley (Ảnh: Politico) Theo...