Kỳ lân Yeah1 một thời ‘làm mưa làm gió’, giờ ra sao?
Mặc cho những khẳng định của ban lãnh đạo Yeah1, cổ phiếu vẫn đỏ điểm sau đại hội. Điều này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư có lẽ đã “từ bỏ” doanh nghiệp kỳ lân này.
Là doanh nghiệp truyền thông đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, “kỳ lân” Yeah1 từng gây náo loạn thị trường với mức giá kỷ lục 343.000 đồng/cp.
Mặc dù vẫn còn nhiều bỏ ngỏ về ngành nghề kinh doanh cũng như cách thức thu lợi nhuận của doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn rót tiền mua vào cổ phiếu YEG, với kỳ vọng về một tương lai hướng ngoại.
Xuất phát điểm làm truyền hình truyền thống, Yeah1 thực sự bứt phá kể từ năm 2015 khi được YouTube chọn làm đối tác tại Việt Nam. Tăng trưởng trên nền tảng kỹ thuật của gã khổng lồ, năm 2019 Yeah1 liên tục công bố những thương vụ mua bán và sáp nhập khủng, dựa trên mảng MCN Youtube, tham vọng sẽ đi đánh xứ ngoại tương lai không xa.
Tất cả sẽ tốt đẹp nếu không có sự cố đầu tháng 3-2019, khi YouTube bất ngờ thông báo chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung với đơn vị liên quan của Yeah1, cả “bầu trời tương lai” theo đó sụp đổ.
Yeah1 phải bán lại Sacle Lab, mua cổ phiếu quỹ, kháng cáo với YouTube, trích lập dự phòng… cổ phiếu trên sàn liên tục giảm sàn, nhà đầu tư tháo chạy. Thống kê, sau 13 phiên giảm sàn, vốn hoá Yeah1 bốc hơi hàng ngàn tỷ đồng, niềm tin gần như rệu rã.
Video đang HOT
Tâm sự với cổ đông tại Đại hội đồng thường niên mới đây, Chủ tịch doanh nghiệp là ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống cho rằng 41 năm cuộc đời chưa bao giờ trải qua nhiều biến cố đến như vậy, và sau sự cố Youtube chính ông cũng nhận được một bài học rất đắt: “Không nên xây nhà trên đất người khác”.
Mặc cho khó khăn bủa vây, ông chủ “kỳ lân” này vẫn hào hứng chia sẻ về dự định hướng ngoại thời gian tới, trong đó doanh nghiệp sẽ tiếp tục mục tiêu dựa trên những trụ đỡ còn lại, đồng thời thúc đẩy mảng sản xuất nội dung cũng như các kênh tự sở hữu.
Gửi gắm cổ đông, Yeah1 một thời “làm mưa làm gió” sẽ lùi lại trong năm 2019, để “đổ bê tông” với mục tiêu tăng trưởng chỉ còn 10%, giảm 5-6 lần so với trước khi xảy ra sự cố.
Được biết, hiện Yeah1 hoạt động với 4 mảng chính gồm: Mảng kinh doanh truyền thống thông qua các kênh truyền hình sở hữu ( Yeah1 TV, Yeah1 Family, iMovie) và các kênh truyền hình quản lý cho đối tác do công ty con TNT vận hành.
Mảng sản xuất và dịch vụ phim thông qua đơn vị thành viên CMG; Mảng truyền thông kỹ thuật số dựa trên 3 nền tảng kỹ thuật số lớn nhất thế giới hiện nay là Facebook, YouTube và Google; Mảng thương mại truyền thông thông qua nhóm nhạc SGO48 vừa được thành lập cuối năm 2018.
Đến nay, Yeah1 vẫn đang đợi kết quả cuối cùng từ YouTube. Trong trường hợp không đạt được thoả thuận, doanh nghiệp vẫn có những bước đi riêng, và những kênh mới phát triển tính đến nay đang cho nhiều kết quả tốt đẹp.
Ông Tống còn nhấn mạnh, có thể doanh nghiệp cần khoảng 6 tháng để tăng trưởng 50-60% trở lại, với những lợi thế đang có trong một ngành mức sinh lợi rất khủng.
Sau những khẳng định của ban lãnh đạo Yeah1, cổ phiếu vẫn đỏ điểm sau đại hội. Điều này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư có vẻ đã thực sự “từ bỏ” doanh nghiệp này, bởi một lẽ “một lần thất tín vạn lần mất tin”.
NGUYỄN QUANG
Theo plo.vn
Lợi nhuận Yeah1 'bốc hơi' 80% do sự cố với YouTube
Lợi nhuận quý đầu năm nay của Yeah1 chỉ có 8 tỉ đồng so với mức 29 tỉ đồng của cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận Yeah1 giảm mạnh sau sự cố với YouTube
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2019 của Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 (YEG) công bố đạt doanh thu thuần 387 tỉ đồng, tăng hơn 17% so với quý 1/2018. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế sụt giảm mạnh 80% về chỉ còn hơn 8 tỉ đồng, so với mức hơn 29 tỉ đồng cùng kỳ năm trước.
So với kế hoạch lợi nhuận sau thuế 180 tỉ đồng cho cả năm 2019 thì Yeah1 mới thực hiện được 4% chỉ tiêu.
Giải trình điều này, Yeah1 cho biết lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm hơn 79%, tương đương 31 tỉ đồng chủ yếu do chi phí ban đầu để hợp tác/đầu tư các nội dung chất lượng cao theo định hướng chiến lược phát triển các kênh tự sở hữu và quản lý, hoạt động vốn mang lại biên lợi nhuận cao về dài hạn.
Đồng thời, việc tăng nhiều khoản chi phí như chi phí thuê văn phòng mới và các chi phí liên quan dời văn phòng (xoá sổ tài sản ở văn phòng cũ), tổ chức sự kiện, chi phí truyền thông liên quan đến dự cố mạng đa kênh trên nền tảng YouTube và một số chi phí khác.
Từ đầu tháng 3, Yeah1 công bố việc YouTube sẽ chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung với công ty này từ cuối tháng 3. Sau đó YouTube đã gia hạn thêm 2 tuần nhưng đến ngày 16.4, Yeah1 công bố vẫn chưa nhận được thêm thông tin nào từ YouTube về việc chấm dứt thỏa thuận này.
Trước đó khi nói về chiến lược sau khi YouTube chấm dứt hợp tác, Yeah1 cho biết chuyển hướng sẽ tập trung vào các kênh được sở hữu và vận hành cũng như sản xuất, sáng tạo nội dung cao cấp. Đồng thời, Công ty cũng tiếp tục khai thác các mảng kinh doanh còn lại, bao gồm mảng kinh doanh truyền thống thông qua các kênh truyền hình sở hữu (Yeah1 TV, Yeah1 Family, iMovie) và các kênh truyền hình quản lý cho đối tác do công ty con TNT vận hành; (Mảng sản xuất và dịch vụ phim thông qua đơn vị thành viên CMG; Mảng truyền thông kỹ thuật số...
Ngay khi thông tin trên được công bố, cổ phiếu YEG trên sàn đã liên tục lao dốc và hiện đang ở mức 112.000 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 50% so với cuối tháng 2.2019.
Theo thanhnien.vn
Yeah1 sẽ chi hơn 268 tỷ đồng cho M&A và tăng tỷ lệ sở hữu công ty thành viên Thêm vào đó là kế hoạch chi 220 tỷ đồng mua cổ phiếu quỹ. Đây cũng là lý do khiến Yeah1 chọn phương án khong chi tra cô tưc băng tiên trong năm 2018. "Mua lại cổ phiếu quỹ là việc chúng tôi không muốn chút nào. Việc mua cổ phiếu quỹ trong khi Công ty đang phát triển nhanh sẽ làm suy...