Kỳ lân châu Phi, một biểu tượng quốc gia có nguy cơ tuyệt chủng
Okapi là một trong những động vật quý hiếm trên thế giới, chỉ thấy có ở rừng mưa nhiệt đới miền Đông Chad, châu Phi.
Chúng còn được gọi là hươu đùi vằn hay kỳ lân châu Phi bởi ngoại hình độc dị. Okapi có hình dáng lai giữa lừa, hươu cao cổ và ngựa vằn với đùi và chân sau có sọc, cái cổ dài.
Okapi là một loài động vật kỳ lạ, tên khoa học là Okapia johnstoni, sinh sống tại khu vực rừng rậm thuộc Cộng hòa dân chủ Congo ở châu Phi.
Hươu đùi vằn còn được gọi là Okapi, là loài đặc hữu của Cộng hòa dân chủ Congo. Loài này thuộc họ hươu cao cổ, một họ động vật nhai lại bao gồm cả hươu cao cổ ngày nay. Hươu đùi vằn trông giống như con lai của hươu và ngựa vằn.
Okapi thuộc loài động vật chân guốc, vai cao, mông thấp, bốn chân dài như hươu cao cổ. Cao khoảng 1,5-1,6m từ gót đến mút tai khoảng trên 2m. Thân dài 2m, đuôi dài 45cm, nặng trên 200kg. Con đực nhỏ hơn con cái.
Trên khung mắt mọc cặp sừng ngắn có lớp da lông. Con cái không có sừng. Lông màu nâu tím sẫm, ở cỏ nhạt hơn, đầu tro nhạt, vai và nửa trên của chân có vằn trắng, nâu tím.
Chúng còn được gọi là hươu đùi vằn hay kỳ lân châu Phi bởi ngoại hình độc dị. Okapi có hình dáng lai giữa lừa, hươu cao cổ và ngựa vằn với đùi và chân sau có sọc, cái cổ dài.
Okapi chỉ sống tại các khu rừng nhiệt đới thuộc Cộng hòa dân chủ Congo. Chính vì có ngoại hình độc lạ lại đẹp mắt, nó không chỉ được tôn kính mà còn trở thành một biểu tượng quốc gia. Hình ảnh Okapi cũng được in lên những đồng tiền của Cộng hòa dân chủ Congo.
Okapi sống đơn lẻ, chúng ăn lá như hươu cao cổ. Cỏ, dương xỉ và các loại lá non là nguồn thức ăn chủ yếu của loài động vật này.
Okapi có thể sống từ 15 – 20 năm, tùy theo điều kiện của tự nhiên. Những con Okapi cái thường mang thai trong khoảng từ 427 – 457 ngày trước khi sinh nở.
Trong những tuần đầu tiên, những chú Okapi mới sinh sẽ được mẹ giấu kín trong các bụi cây và cai sữa sau 6 tháng.
Hiện, rất khó để tìm thấy Okapi trong tự nhiên, bởi vì sinh vật hiếm hoi này có tính tình nhút nhát, sợ người.
Đẹp lạ lùng nên loài động vật đặc hữu của Cộng hòa dân chủ Congo bị săn bắt đến mức cạn kiệt, trở nên rất quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng. Bên cạnh đó, chúng còn bị mất môi trường sống do nạn phá rừng đã tàn phá môi trường sống rộng rãi của chúng.
Với số lượng đang giảm dần, Okapi đã được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế liệt kê là “nguy cấp” trong Sách đỏ.
Thông tin chấn động nguyên nhân khiến kỳ lân Siberia tuyệt chủng
Elasmotherium, còn được gọi là tê giác khổng lồ hoặc kỳ lân Siberia khổng lồ. Đây là một loài tê giác đã tuyệt chủng sống ở khu vực Á - Âu cuối kỷ Pliocen và kỷ Pleistocen.
Đã từ lâu, giới khoa học tranh cãi xem thứ gì đã ép loài Kỳ lân Siberia tới mức tuyệt chủng, là con người hay do khí hậu.
Nặng xấp xỉ 3,5 tấn và có lẽ là sở hữu cái sừng tê lớn nhất từng có của dòng họ loài động vật to lớn, con Elasmotherium sibiricum - hay được biết tới với cái tên "dân dã" hơn là Kỳ lân Siberia - đã từng hùng dũng dạo bước trên bề mặt trái đất.
Đội ngũ các nhà nghiên cứu đã đưa ra được kết luận loài Kỳ lân Siberia tuyệt chủng từ 39.000 năm trước, đồng nghĩa với việc người hiện đại và người Neanderthal đã cùng rảo bước trên Lục địa Á-Âu bên cạnh con vật khổng lồ.
Rất nhiều loài vật to lớn cùng chung sống với con người hiện đại đã bị tuyệt chủng do săn bắt, có thể kể đến voi mammoth hay loài lười khổng lồ, thế nhưng các các nhà khoa học lại cho rằng tổ tiên loài người không hứng thú gì lắm với con tê giác. Lý do chính khiến Kỳ lân Siberia tuyệt chủng là biến đổi khí hậu.
"Nhiều khả năng sự hiện diện của con người không phải lý do khiến loài tê giác khổng lồ bị tuyệt diệt", đồng tác giả nghiên cứu Chris Turney - nhà nghiên cứu khí hậu tại Đại học New South Wales - cho hay.
Kỳ lân Siberia chịu ảnh hưởng nặng nề từ khí hậu của buổi đầu Kỷ Băng hà. Tại Lục địa Á-Âu, nhiệt độ giảm xuống cực sâu khiến mặt đất đóng băng, cỏ cây khô héo đã khiến động vật thuộc cả một khu vực rộng lớn đã suy giảm nghiêm trọng.
Khẳng định "tuyệt chủng từ 200.000 năm trước" lung lay lần đầu tiên hồi năm 2016, khi các nhà khoa học tìm thấy hộp sọ của con Elasmotherium sibiricum tại Kazakhstan, với niên đại chỉ 29.000 năm tuổi. Tuy nhiên, giới khoa học phủ nhận phát hiện này, cho rằng thành phần collagen trong hộp sọ đã khiến việc xác định niên đại bằng carbon bị sai lệch.
Chiếc sừng kỳ lạ của loài này cho tới nãy vẫn đang được tranh luận rất nhiều, và chủ yếu liên quan đến việc loài này có một chiếc sừng hay có thể phân hóa thành loài có hai sừng giống như những loài tê giác hiện đại, chiếc sừng của nó có thể lớn như thế nào và nó được sử dụng để làm gì.
Các đặc trưng kỳ dị về hình thái của tê giác Elasmotherium cũng tạo ra 2 giả thuyết về sự xuất hiện và đặc trưng môi trường sống của chúng. Giả thuyết thứ nhất, cho rằng chúng là loài động vật to lớn có lông mịn như len và sừng to ở trán, sinh sống trên các thảo nguyên.
Giả thuyết thứ hai coi Elasmotherium là các sinh vật sống ven sông. Rất có thể là Elasmotherium sinh sống trong cả hai môi trường này. Các đặc trưng về bộ răng và hộp sọ hỗ trợ cho giả thuyết thứ hai.
Tuy nhiên, những mẫu vật hóa thạch mà chúng ta thu thập được từ trước cho tới nay vẫn còn hạn chế, và mới chỉ chứng minh được rằng đây là một loài có sừng và được bao phủ bởi lông, giống như loài voi ma mút lông cừu.
Những phát hiện còn sót lại cho thấy nơi cư trú lâu đời của những con tê giác cổ đại này ở phía đông nam của Đồng bằng Tây Siberi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa tìm ra được lý do rõ ràng tại sao những con kỳ lân Siberia cuối cùng lại chết. Chỉ có một điều chắc chắn duy nhất: tổ tiên của ta đã tận mắt chứng kiến sự lụi tàn của một trong những sinh vật đẹp kỳ ảo bậc nhất từng dạo bước trên địa cầu.
Loài thú quý hiếm tưởng đã tuyệt chủng bỗng xuất hiện duy nhất ở Việt Nam Cheo cheo lưng bạc thuộc giống hươu chuột, có tên khoa học là Tragulus versicolor. Chúng là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới, kích thước chỉ bằng một con thỏ mà thôi. Hiện loài vật này nằm trong danh sách 25 loài động vật quý hiếm nghi tuyệt chủng của Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã toàn cầu (GWC)....