Kỳ lạ rừng cây lộn ngược độc đáo ở Namibia
Rừng cây Quiver nổi tiếng ở miền Nam Namibia, một trong những rừng cây kỳ lạ nhất thế giới khi các cá thể cây ở đây có vẻ ngoài hùng vĩ, to lớn nhưng thực chất lại rỗng và dễ bị tổn thương.
Nnhững người bản địa lâu đời nhất ở Nam Phi, đã dùng cây quiver để làm vũ khí như mũi tên, cây lao.
Quiver Tree Forest (Kokeboom Woud) là một khu rừng và điểm thu hút khách du lịch ở miền nam Namibia. Nơi này nằm cách Keetmanshoop khoảng 14 km về phía đông bắc, trên đường đến Koës, trong trang trại Gariganus.
Rừng cây Quiver là một trong những rừng cây kỳ lạ nhất thế giới khi các cá thể cây ở đây có vẻ ngoài hùng vĩ, to lớn nhưng thực chất lại rỗng và dễ bị tổn thương.
Nhờ ngoại hình lớn bất thường và kỳ lạ của cây Quiver, khu vực rừng cây gồm khoảng 250 đến 300 cây mọc thưa thớt khiến khu vực này trở nên nổi tiếng.
Mặc dù sống ở nơi sa mạc khô hạn nhưng loài cây độc đáo này có thể tăng trưởng cao từ 7-9 mét. Nó có một thân trụ mập mạp có đường kính lên tới một mét, quanh thân phủ đầy vảy màu nâu vàng tuyệt đẹp với các cạnh sắc nét.
Cây Quiver còn được biết đến với hình ảnh lộn ngược vì “những chiếc lá” trông hơi giống với rễ cây.
Video đang HOT
Gọi là Rừng Quiver nhưng trong cả khu bảo tồn cũng chỉ có khoảng 250 cây Quiver mà thôi. Vào ngày 1/6/1995, nơi đây đã được Namibia tuyên bố là di tích quốc gia.
Loài cây này có lịch sử lâu đời với niềm tin rằng nó sẽ mang lại may mắn cho bất kỳ ai tôn thờ và nuôi dưỡng loài cây này. Vì ở Namibia rất giàu kim cương nên người ta nói rằng nếu đào được một trong những cây này thì cả đời sẽ được kim cương, nhưng vì những cây này được ban phước nên không ai muốn đào chúng lên.
Tác dụng của cây Quiver có rất nhiều, những người thổ dân bản địa sử dụng thân cây Quiver nhỏ để đựng tên, những cây Quiver lớn để trữ thực phẩm và nước uống. Các mô sợi của thân cây có tác dụng làm mát cho phép những người bản xứ lưu trữ thực phẩm dễ hỏng với thời gian dài hơn.
Ngoài giá trị sử dụng, những cây Quiver còn giữ giá trị sinh thái to lớn. Nhiều loài côn trùng, động vật và các loài chim có thể duy trì sự sống nhờ lượng mật hoa dồi dào của những bông hoa Quiver. Cây cũng là một miền đất hứa cho một số loài chim hiền lành, hòa đồng làm tổ.
Hiện mối đe dọa lớn nhất của loài cây Quiver là sự nóng lên toàn cầu và lượng mưa giảm. Loài cây này được bảo vệ bởi luật pháp ở Nam Phi và rừng cây là một di tích quốc gia được công nhận của Namibia.
Kỳ lạ về loài cây 500 tuổi với tên gọi ' máu rồng'
Loài cây có tên khoa học Dracaena Cinnabari, là biểu tượng của quần đảo Socotra. Nhựa của loài cây màu đỏ nên gọi là 'máu rồng', dùng làm thuốc và mỹ phẩm...
Cây máu rồng hay còn gọi là long huyết, là một trong những loài cây kỳ lạ nhất thế giới
Huyết rồng mọc trên hòn đảo Socotra, là hòn đảo lớn nhất Ấn Độ Dương
Nhìn từ xa, chúng tựa như những chiếc ô hay chiếc nấm khổng lồ
Tán lá cây lớn tạo bóng râm, che chắn ánh nắng trực tiếp cho những cây non bên dưới
Phải mất 10 năm để cây đạt độ cao 1,2m nhưng sau đó huyết rồng lại phát triển khá nhanh
Tuổi thọ của huyết rồng lên tới 500 năm
Thân cây tròn đơn, tán xòe rộng với các cành tựa như những mạch máu khổng lồ
Những chiếc lá dài thon ngọn, được thay mới sau 3-4 năm
Huyết rồng có hoa giống hoa loa kèn nhỏ, màu trắng hoặc xanh nhạt
Phải mất 5 tháng quả huyết rồng mới chín đỏ
Nhựa của cây có màu đỏ tươi như máu, vị chua nồng
Khi khô, chúng giống như những giọt ngọc trong suốt
Người dân bản địa dùng "máu rồng" làm thuốc chữa vết thương, đau bụng, viêm họng, hạ sốt
Không những làm thuốc, huyết rồng còn làm từ vecni, keo dính... đến sản xuất mỹ phẩm, son môi...
Loài cây đỏ rực kỳ lạ, được săn lùng ráo riết ở VN Hầu hết các loài thực vật sống bám thường ở các vùng núi cao, và là những loài thuốc quý trong dân gian. Tuy nhiên số lượng loài rất hiếm gặp đối với ngay cả những nhà nghiên cứu về thực vật. Đây cũng là loài thực vật được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá 'sẽ nguy cấp'...