Kỳ lạ những ngôi làng lấy đất làm… thức ăn
Việc người dân một làng ở Vĩnh Phúc dùng đất làm thành các món ăn đem ra chợ bán khiến nhiều người ngạc nhiên. Thế nhưng, trên thế giới cũng có không ít ngôi làng dùng đất làm món ăn kỳ lạ như vậy.
Làng Tuban, Indonesia lấy đất làm bánh kem
Tuban là một ngôi làng ở tỉnh Đông Java, Indonesia. Ở đây đất được người dân sử dụng làm món ăn Ampo có hình bánh kem với niềm tin chữa được bệnh. Theo cô Rasima, người làm bánh Ampo ở Tuban cho biết, không có công thức nào để làm loại món ăn kỳ lạ này.
Người dân làng Tuban đang làm bánh từ đất
Đất thường được lấy từ cánh đồng trồng lúa của làng, rồi làm sạch, loại bỏ các viên sỏi, rồi vò thành một khối và dùng gậy đập thật chắc. Sau đó dùng dao găm bằng tre để cạo khối đất thành hình bánh kem.
Rồi sau đó đưa lên hun khói khoảng 1 giờ trước khi ăn
Những cuộn đất được cạo ra sẽ được nướng và hun khói trong một giờ và được Rasima bán ở chợ trong làng. Tuy không có hương vị gì đặc biệt nhưng với món ăn kỳ lạ này, mỗi ngày cô cũng kiếm được thêm 2 USD vào nguồn thu của gia đình. Dân làng Tuban tin món Ampo giúp giảm đau và khi phụ nữ mang thai ăn vào sẽ giúp da trẻ sơ sinh sáng hơn.
Một số tộc người ở Ghana, Châu Phi đào đất làm trứng
Những người dân ở đây khai thác loại đất sét trắng cứng như đá. Sau đó họ đập vỡ vụn, dùng chầy dã thành bột và cho nước vào rồi nhào nặn thành các viên hình như quả trứng. Họ tin ăn đất sẽ bổ sung nhiều khoáng chất.
Khu ổ chuột ở Haiti lấy đất làm đồ ăn chủ yếu
Đất làm bánh từ lâu đã được phụ nữ mang thai và trẻ em ở những khu ổ chuột như Cite Soleil, Haiti ưa dùng và coi như một loại thuốc cung cấp canxi và chống acid. Loại đất này là đất sét vàng khô được lấy từ vùng cao nguyên của Haiti, rồi đổ nước vào khuấy với một ít muối, sau đó được chế biến thành bánh và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.
Còn đây là người dân Haiti đang phơi những chiếc bánh làm từ đất sét
Những chiếc bánh đất này được đem ra chợ La Saline để bán. Theo những người sản xuất bánh đất, họ cũng phải mua đất để làm bánh từ các thương lái, cứ số lượng đất đủ làm 100 chiếc bánh có giá 5 USD.
Thậm chí giá đất sét trong những năm qua còn tăng lên gần 1,5 USD. Tuy nhiên, với giá 5 cent/chiếc thì bán loại bánh này vẫn đắt khách khi mà khoảng 80% dân Haiti chỉ thu nhập dưới 2 USD/ngày.
Trẻ em Luoland, tây Kenya ăn đất thường xuyên
Khác với Haiti, những học sinh tiểu học ở Luoland, tây Kenya ăn đất không phải để chống cơn đói mà quan trọng hơn vì truyền thống văn hóa xã hội tại đây. Việc ăn đất phổ biến ở trẻ em trước tuổi dậy thì, không kể nam hay nữ, và ở phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ được xem là dấu hiệu chỉ tính phụ nữ trong gia đình. Đến khi từ bỏ ăn đất, giới tính của trẻ sẽ dần hiện rõ.
Người dân ở Ghana, Châu Phi đang nặn bánh hình trứng
Ngoài việc thể hiện ý nghĩa thống trị của người đàn ông trong cộng đồng, dấu chỉ về tuổi tác, giới tính và sức mạnh thì ăn đất tại Luoland còn liên quan đến ý nghĩa văn hóa tượng trưng cho khả năng sinh sôi của phụ nữ, cho ngôi nhà, gia đình và các ngôi mộ của tổ tiên. Họ tin ăn đất là một dạng liên lạc với lực lượng sự sống có nguồn gốc từ đất.
Thổ dân da đỏ ăn đất sét ở Châu Mỹ
Theo điều tra của nhà khoa học Mỹ, người da đỏ ở nhiều nơi thuộc Châu Mỹ có truyền thống ăn đất sét. Ở những vùng sông Mackenzie có chứa các lớp đất sét nhờn thường được người da đỏ Tinneh dùng làm loại thực phẩm vào mùa đói kém. Những người da đỏ Tatu ở California còn trộn đất đỏ vào bánh mì để làm cho bánh ngọt hơn.
Sau đó được dùng làm đồ ăn cho cả người lớn và trẻ em
Các tộc người Apache và Navajo ở Bắc Mỹ, hay Zuni và Tusanyan ở Nam Mỹ, những nơi ở Bolivia, Brazil, Peru và bờ sông Orinoco, người da đỏ còn dùng đất sét làm gia vị để làm giảm bớt vị đắng của củ khoai tây dại.
Theo VNE
Món ăn đặc biệt làm từ đất
Gia đình bà Khổng Thị Biện, ông Khổng Văn Loa ở thôn Thống Nhất, Vĩnh Phúc từ nhiều đời nay vẫn giữ tục ăn đất.
Khoảng 30-40 năm về trước, ở thôn nhiều hộ vẫn còn giữ tục lệ đào đất lên hun khói lá sim, mang ra chợ huyện bán lấy tiền.
Loại đất dùng để ăn không phải đất bình thường trồng trọt cây cối ở vườn mà phải đào trên núi sau nhà.
Muốn lấy được đất 'ngói' phải đào hố sâu 3-7m mới thấy. Khi đào thấy đất phải dùng búa đục từng mảng một cho vào rổ đưa cho người trên bờ.
'Ngói' có thể ăn sống sau khi khai thác về nhưng để có mùi vị hấp dẫn phải chế biến khá tỉ mỉ và kỹ lưỡng.
'Ngói' có hai màu có thể dùng để ăn là màu trắng sữa như màu bánh khảo và màu xanh như chè lam.
Những mẩu 'ngói' trước khi hun phải được phơi nắng thật khô, ráo nước.
Theo kinh nghiệm, người khỏe răng có thể ăn được 'ngói' màu xanh lam, người già chỉ ăn 'ngói' màu trắng sữa. 'Ngói' xanh ăn sẽ ngậy hơn nhưng cứng.
Để có được miếng 'ngói' vừa ý, khi hun cũng phải chú ý không để lửa cháy to mà chỉ để cho khói bay lên.
Một tay cầm rổ, tay kia phải điều chỉnh lá sim tạo nhiều khói cho tới khi những miếng 'ngói' ngả màu, dậy mùi.
Theo Datviet
Thức ăn của người tý hon Những đồ ăn này trông thật hấp dẫn, chỉ là không biết phải ăn bao nhiêu thì 'dạ dày' mới thấy thỏa mãn nhỉ!!! (Ảnh trên rusisng). Rất nhiều lê, táo để vừa một chiếc đĩa nhỏ. Con dao nhỏ hơn ngón tay út khá nhiều. Tất cả đồ ăn nằm thọt lỏm trong cái thớt nhỏ bằng nửa bàn tay!!! Những chiếc...