Kỳ lạ đi học ban ngày mang theo đèn pin
Nhiều năm nay, có câu chuyện lạ hàng trăm học sinh các vùng trong xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ an đi học ban ngày cũng phải cầm theo đèn pin trong cặp. Sở dĩ như vậy vì đường xa, lầy lội nên chuyện đến trường muộn hay về nhà trong bóng tối với đứa trẻ nơi đây là thường ngày.
Sáng nào, Lê Thị Sen, học sinh lớp 7B, Trường THCS Thanh Mai (Nghệ An) cũng phải thức dậy lúc 4h sáng, vệ sinh cá nhân, ăn uống xong là 5h thì vội vàng ra lớp.
Đối với Sen, điều nhớ hơn cả sách vở cũng như bài tập cô giáo ra ở trường là cái đèn pin. Bởi nếu quên đèn pin thì em không thể đến trường được.
Nhà của Sen cách trường 20 cây số. Đường từ trường đến nhà đều lầy lội. Không thể đến bằng các phương tiện khác ngoài việc đi bộ. Việc đi bộ mất khá nhiều thời gian nên để đến kịp lớp học, Sen và nhiều em nhỏ nơi có một không hai này phải đến trường trong đêm.
Trước đây đi học xa, Sen và các bạn thường có bố mẹ đưa đi hoặc tự đi xe đạp. Nhưng hơn ba năm nay đường lầy nên không thể đến trường bằng xe được nữa mà phải đi bộ. Đi học lúc bóng đêm đang bao phủ mà vẫn chậm giờ vào lớp.
Video đang HOT
Thanh Mai là xã miền núi, khí hậu thiên tai khá khắc nghiệt. Cuộc sống của bà con xã này chỉ trông chờ vào một vụ lúa nên vô cùng khó khăn.
Đặc biệt, nơi đây có Nông trường chè Thanh Mai cách xa trung tâm xã khoảng 20 cây số, đường đi lại rất vất vả.
Cách đây 4 năm, tỉnh Nghệ An có dự án xây dựng đường nhằm cụ thể chủ xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, đường đã mở nâng cao. Tuy nhiên triển khai 2 năm thì dự án thiếu kinh phí nên phải tạm dừng thi công.
Không phải vì gia đình quá nghèo không mua nổi cho con xe đạp đi học mà vì đường nơi đây lầy lội
Việc tạm dừng thi công dở dang đó đang khiến cho đường như ruộng mọi phương tiện giao thông đi lai qua đây đều bất lực. Chỉ có cách duy nhất là đi bộ.
Xã cũng từng có hai trường cấp 2 nhưng hiện nay học sinh ít nên đã sát nhập thành một. Ngôi trường mới đóng cách trung tâm xã nên khiến cho nhiều học sinh ở vùng khác phải đi xa hơn.
Chuyện ước ao đến trường bằng xe đạp với nhiều học sinh là chuyện thường tình nhưng với học sinh xã Thanh Mai thì đó là ước mơ chẳng biết đến bao giờ trở thành hiện thực. Không phải vì gia đình quá nghèo không mua nổi cho con xe đạp đi học mà vì đường nơi đây lầy lội.
Theo thầy Nguyễn Văn Minh, giáo viên Trường THCS xã Thanh Mai, người có hơn mườn năm giảng dạy tại ngôi trường này chia sẻ: “Cuộc sống nơi vô cùng khó khăn vất vả. Đường sá không thể đi lại bằng xe đạp. Nhiều em ở các vùng xa thường phải đi học từ rất sớm mới kịp đến trường. Về mùa mưa lầy lội còn mùa hè bụi bay mù mịt. Không ít học sinh đến trường trong tình trạng áo quần ướt và lẫm bẩn. Dù khó khăn gian khổ nhưng thầy trò chúng tôi vẫn luôn cố gắng dạy học.
Theo VNN
Sydney hứng trận mưa lớn nhất trong 100 năm qua
Bộ trưởng Đường xá bang New South Wales Duncan Gay cho biết thành phố Sydney ngày 8/3 đã phải hứng chịu trận mưa lớn nhất trong vòng 100 năm qua, khiến thành phố này rơi vào cảnh hỗn loạn, trong bối cảnh đa phần khu vực miền nam của bang được đặt trong tình trạng báo động cao trước sự đe dọa lũ lụt từ các dòng sông.
Máy bay chở Thủ tướng Julia Gillard thị sát khu vực ngập lụt ở Wagga Wagga, ngày 7/3. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Lượng mưa do trạm khí tượng thủy văn Observatory Hill đo được tại khu vực Merrylands sáng cùng ngày đạt 149mm và tại trung tâm kinh doanh thành phố là 119mm. Dưới cơn mưa như trút nước, hệ thống đường xá và giao thông của Sydney trở nên hỗn loạn và hàng trăm người đã được các lực lượng chức năng giải cứu, nhiều người ngoan cố ở lại cũng bị buộc rời khỏi nhà của mình.Nước lớn do mưa đã khiến nhiều tuyến đường ôtô, xe lửa và ga tàu phải đóng cửa, nhiều chuyến phà cũng như chuyến bay tại sân bay Sydney bị hủy. Theo thống kê tạm thời, riêng sáng cùng ngày đã có hơn 1.000 cuộc điện thoại cầu cứu cơ quan chức năng do sự cố trên đường.
Trong khi đó, nhiều khu vực dân cư ở bang New South Wales đang hứng chịu những đợt lũ mới từ các dòng sông. Thị trấn Forbes, nằm trong khu vực Trung-Tây của bang, là nơi có nguy cơ lớn nhất với dự báo mức nước sông Lachlan có thể đạt 10,65m ngay trong tối 8/3.
Phát ngôn viên của Cơ quan Cứu trợ khẩn cấp bang (SES) cho hay: "Sau khi có lệnh sơ tán hồi tuần trước, 815 ngôi nhà đã nhận được cảnh báo và 125 người đăng ký di tản tới các trung tâm cứu nạn."
Các thị trấn lân cận trong phạm vi ảnh hưởng của lũ lụt như Condobolin, Willow Bend đã tiến hành dựng các bức tường ngăn lũ bằng bao cát. 600 người dân của thị trấn Wagga Wagga, Gumly Gumly hiện chưa thể trở về nhà do một bức tường nước cao khoảng 1m vẫn đang bao quanh 2 khu vực này.
SES cũng đã thông báo lệnh sơ tán tới cư dân khu vực Gillenbah, phía Bắc Wagga Wagga. Một số thị trấn khác đã được cảnh báo có nguy cơ bị nước lũ cô lập./.
Theo TTXVN
Tỉnh lộ thành... ao bùn Tỉnh lộ 665 nối QL14 đến các xã vùng biên Ia Mơr, Ia Piơr... thuộc huyện Chư Prông (Gia Lai) từ lâu xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho người lưu thông, nhưng không thấy cơ quan chức năng quan tâm. Muốn vượt quãng đường non trăm km, người dân phải đánh vật với nhiều đoạn lầy lội, đầy ổ voi. Nhiều...