Kỳ lạ cô gái học giỏi không ăn cơm
Từ nhỏ em đã không ăn cơm, mỗi khi nghe mùi cơm là bỏ đi – đó là em Hồ Thúy Vy – học sinh lớp 9/2 Trường THCS An Bình C, xã An Bình, huyện Long Hồ (Vĩnh Long). Dù không ăn cơm nhưng cơ thể em vẫn phát triển bình thường, thậm chí còn khỏe mạnh và học rất giỏi.
Không ăn cơm từ nhỏ
Chúng tôi đến nhà Vy trong lúc em đi học chưa về. Ngồi trò chuyện cùng cha mẹ em, chúng tôi được biết từ lúc tập ăn, Vy đã không ăn được cơm, mỗi lần ăn cơm em đều muốn ói. Bà Nguyễn Thị Mộng Thúy – mẹ Vy – kể: “Hồi mới tập ăn, em nó không chịu ăn cháo mà chỉ uống sữa. Mọi người cho rằng tại tôi cho cháu bú quá no nên không ăn cơm nổi. Tôi thử không cho bú, Vy vẫn không chịu ăn, ép cháu là bé ngậm chặt miệng không chịu ăn”.
Do không ăn được cơm từ nhỏ, lớn lên mỗi khi nghe mùi cơm Vy bỏ đi nơi khác. Thấy con không ăn được cơm nên bà Thúy đã cho em ăn mì gói và uống sữa lót dạ. Điều lạ hơn nữa, không chỉ không ăn được cơm, Vy còn không ăn được cả thịt và cá kho hay luộc, em chỉ ăn được thịt cá nướng hoặc chiên.
Đang làm những con cá còn dang dở, bà Thúy tiếp lời: “Tôi vừa mua mấy con cá để dành chiên cho con Vy ăn dần. Vợ chồng tôi lo lắm cô ơi, mặc dù đi khám, bác sĩ cho biết sức khỏe cháu tốt, chúng tôi lo là ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Rồi có chồng, có con, mình không ăn cơm lấy sức khỏe đâu nuôi con”.
Theo lời bà Thúy, hằng ngày Vy chỉ ăn mì gói. Rau thì chỉ ăn rau muống, còn trái cây thì không ăn được trái chuối. Dù vậy, cơ thể Vy vẫn phát triển bình thường, không ốm yếu. “Vợ chồng tui cũng khuyên cháu nhiều lắm, mà cháu nói nghe mùi cơm cháu không chịu nổi. Từ nhỏ tới giờ, chưa bao giờ gia đình ngồi trên mâm cơm đầy đủ ” - chị Thúy buồn bã nói.
Video đang HOT
Em Hồ Thuý Vy trên đường đến lớp.
Tôi đang tò mò, một cô bé từ nhỏ không có hạt cơm nào trong người sẽ trông như thế nào, đúng lúc Vy vừa đi học về. Thấy nhà có khách, Vy vội vào phòng thay đồ rồi ra tiếp chuyện. Vy nói có vẻ ngại: “Hồi còn nhỏ em không biết vì sao mình không ăn cơm, cháo được, đến khi lớn em nghe mùi của nồi cơm là khó chịu lắm, bất cứ món nào làm từ bột gạo em đều ăn không được. Nhưng em ăn mì gói hoài không ngán”.
Vy kể, từ nhỏ đến lớn em vẫn phát triển bình thường, thậm chí còn ăn rất nhiều trái cây và bánh kẹo. Vì vậy, 15 tuổi nhưng thân người em đẫy đà, thậm chí còn cao lớn hơn các bạn khác. “Không chỉ cơm mà tất cả thức ăn làm từ tinh bột như hủ tiếu, bún… em đều không ăn được. Đôi khi em tập ăn cơm thử nhưng em không thể nào lùa cơm vào miệng được vì cái mùi của nó”. Vy cho biết, hằng ngày thức ăn chính của em là mì gói và trái cây.
Không ăn cơm vẫn học giỏi
15 tuổi, Vy được 43kg với chiều cao 1,58m. Chứng bệnh “sợ cơm” của em khiến gia đình hoang mang, địa phương bàn tán. “Gia đình tôi có 2 đứa con, nó là gái út, dù tốn kém mấy tui cũng phải chữa trị cho con. Nhưng ngặt nỗi chưa có bác sĩ nào tìm ra căn bệnh kỳ lạ này” – ông Thi tâm sự.
Ông Hồ Văn Xem – ông nội Vy – tự hào: “Dù vậy mà con Vy học rất giỏi, hát rất hay và luôn giành giải nhất 5 năm liền (cấp tiểu học) trong cuộc thi kể chuyện đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh do huyện Long Hồ tổ chức. Năm lớp 3, Vy từng tham gia hát trên Đài Truyền hình Vĩnh Long”.
Dù ăn uống không đủ chất, nhưng 9 năm liền Vy luôn là học sinh giỏi của trường. Vy học giỏi đều các môn, nhưng nổi trội nhất là môn văn, âm nhạc, mỹ thuật. Em vừa tham gia cuộc thi vẽ về tài nguyên môi trường do ngành giáo dục tổ chức, chưa có kết quả.
Cô Võ Thị Tòng – Hiệu trưởng Trường THCS An Bình C – nói : “Lúc đầu tôi nghe mấy em học cùng lớp Vy nói từ nhỏ đến nay em không ăn hạt cơm nào, tôi ngạc nhiên và không tin vào sự thật vì trông Vy rất khỏe mạnh và học giỏi. Tôi gọi em lên hỏi thử, em chỉ cười và trả lời “dạ”. Tôi không ngờ một cơ thể khỏe mạnh và học giỏi như em lại không ăn cơm mà vẫn hoạt động như các bạn bình thường khác”.
Cô Tòng cho biết thêm, hiện Vy đã vượt qua vòng thi học sinh giỏi môn văn cấp huyện, em đang chuẩn bị cho vòng thi cấp tỉnh. Khi được hỏi về ước mơ, Vy cho biết sau này em muốn trở thành một bác sĩ. “Em còn ước mơ sau này trở thành người của công chúng nữa, em rất thích được hát và diễn kịch, dù biết rằng ước mơ này rất khó thực hiện” - Vy thổ lộ.
Theo soha
Đến lượt sách minh họa sai chân dung danh nhân Việt Nam
Báo Kiến Thức vừa nhận được phản ánh của bạn đọc Đông A về 2 tập sách Kiến văn tiểu lục do NXB Trẻ và NXB Hồng Bàng ấn hành mắc lỗi minh họa sai chân dung danh nhân.
Theo đó, ở phần bìa tay gấp của bìa 1 quyển một sách Kiến văn tiểu lục có giới thiệu về tiểu sử, sự nghiệp của Lê Quý Đôn và ở quyển hai sách này cũng ở bìa 1 có trích lời của Lê Quý Đôn khi viết bộ sách này, bên trên phần trích dẫn có một hình ảnh chân dung.
Điều đáng nói ở đây là hình ảnh chân dung đó không phải của tác giả Lê Quý Đôn (1726 - 1784) sống vào thời Lê Trung hưng mà là của khai quốc công thần Nguyễn Trãi (1380 - 1442) thời Lê sơ.
Hình chân dung in minh họa phía trên trích dẫn về Lê Quý Đôn.
Được biết, bức hình chân dung Nguyễn Trãi này rất quen thuộc với tất cả mọi người vì đã được in trong sách giáo khoa văn học giảng dạy trong nhà trường.
Bạn đọc Đông A có thắc mắc: "Không hiểu sao người làm bìa, hay bộ phận chế bản... lại có một nhầm lẫn tai hại làm "râu ông nọ cắm cằm bà kia" như vậy?".
Chân dung in trên bìa sách Kiến văn tiểu lục là hình Nguyễn Trãi chứ không phải Lê Quý Đôn.
Ngoài ra, bạn đọc Đông A cũng phát hiện thêm một lỗi trong 2 tập sách trên, người dịch được ghi ở bìa 1 là Nguyễn Trọng Điềm thuộc Viện sử học nhưng ở phần Lời giới thiệu của Viện sử học tháng 12 năm 1961 lại ghi rõ: "Người được giao trách nhiệm dịch Kiến văn tiểu lục là đồng chí Phạm Trọng Điềm. Đồng chí Phạm Trọng Điềm đã để ra nhiều công phu để dịch Kiến văn tiểu lục cho thật sát nghĩa". "Đối chiếu với cuốn Kiến văn tiểu lục của NXB Văn hóa Thông tin in năm 2007, cũng chính bản dịch này, dịch giả được ghi rõ là Phạm Trọng Điềm. Vậy ngờ rằng, NXB Trẻ và NXB Hồng Bàng đã ghi sai, hoặc chí ít là không thống nhất họ tên dịch giả!", ý kiến của bạn đọc Đông A.
Khoảng 2 năm nay, NXB Trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh và NXB Hồng Bàng ở Gia Lai cùng liên kết cho ra đời Tủ sách Cảo thơm bao gồm nhiều tác phẩm sử, ký sự, sử giai thoại... là những danh tác của nước ta thời trung đại, ví dụ như Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hồ, Truyền kỳ mạn lụccủa Nguyễn Dữ, Đại Việt thông sử và Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, Thượng kinh ký sự của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác...
Hiện, những tác phẩm kinh điển của các danh nhân văn hóa một thời được xuất bản góp phần phát triển nền sử học nước nhà nhưng thật nguy hiểm nếu mắc phải những lỗi sai sót như trên.
Theo Kiến Thức
Hậu quả khi học trò yêu liều Yêu liều nhưng không được trang bị các kiến thức về sức khỏe giới tính, sức khỏe sinh sản nên học trò dễ gánh hậu quả từ việc quan hệ tình dục sớm. Và cũng vì thiếu kiến thức, các em giải quyết "hậu quả" đó cũng rất dễ dàng... Nữ sinh làm mẹ bất đắc dĩ Liên tục gần đây, có nhiều...