Kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 đợt đầu của Hà Nội bị phá hoại và xảy ra sự cố ngoài mong muốn
Trong 3 ngày từ 29-31/5, Sở GDĐT Hà Nội đã tổ chức khảo sát chất lượng đối với học sinh lớp 12 trên địa bàn Thành phố, tuy nhiên, trong đợt khảo sát này đã xảy ra sự cố ngoài mong muốn và có hiện tượng chống phá kỳ khảo sát.
Từ ngày 29/5 đến ngày 31/5/2020, học sinh lớp 12 trên địa bàn TP Hà Nội đã được tham gia kiểm tra khảo sát chất lượng bằng hình thức trực tuyến. Đây là đợt khảo sát đầu tiên trong tổng số 3 đợt mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội sẽ tổ chức trong năm 2020. Các đợt khảo sát này được tổ chức nhằm góp phần chuẩn bị tốt nhất cho học sinh lớp 12 toàn Thành phố về kiến thức, kỹ năng phục vụ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2020.
Để triển khai khảo sát trực tuyến, Sở GDĐT Hà Nội phối hợp với Cục Công nghệ thông tin (CNTT) – Bộ GDĐT tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng đối với lớp 12 THPT và Giáo dục thường xuyên (GDTX) trên phần mềm Hanoi Study. Sở GDĐT đã ban hành Công văn số 1464/SGDĐT- GDPT ngày 15/5/2020 hướng dẫn thực hiện kiểm tra khảo sát đối với lớp 12 THPT năm học 2019-2020 bằng hình thức trực tuyến. Theo đó, các bài kiểm tra khảo sát lớp 12 được thực hiện theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Học sinh làm bài khảo sát tại nhà, ngoài giờ học trên lớp và đề nghị cha mẹ học sinh là người giám sát việc làm bài của học sinh (thường được tổ chức vào lúc 19h30 hoặc ngày Chủ nhật, kết quả của bài khảo sát không bắt buộc lấy điểm).
Mục đích của kỳ khảo sát: Thông qua bộ đề khảo sát chung trong toàn Thành phố, học sinh tự giác làm bài kiểm tra, tự đánh giá năng lực của bản thân, từ đó rèn luyện năng lực tự học, tự đánh giá bản thân; Phối hợp với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh về thái độ, động cơ và ý thức học tập, rèn luyện, thông qua kết quả khảo sát, gia đình học sinh thấy được điểm mạnh, điểm yếu của học sinh trong từng môn học, từ đó có biện pháp phối hợp với nhà trường, giáo viên khắc phục; Giúp cho các cấp quản lý giáo dục có dữ liệu để phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh, thấy rõ vùng kiến thức học sinh còn yếu, kỹ năng học sinh còn thiếu trong từng môn học, để từ đó có giải pháp tổ chức dạy học, đảm bảo chất lượng giáo dục, đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Học sinh lớp 12 tại Hà Nội sẽ được tham gia 3 đợt kiểm tra khảo sát chất lượng
Mỗi lần khảo sát, bên cạnh mục đích nêu trên, kỳ khảo sát còn có mục đích cụ thể, đó là: Lần khảo sát thứ nhất kiến thức và kỹ năng tập trung vào việc vận dụng kiến thức vừa học để giải và làm các bài tập theo bài, chương tính đến thời điểm khảo sát; Lần khảo sát thứ hai ở mức độ cao hơn, đó là những kiến thức và kỹ năng của cả năm học, đã được ôn tập, củng cố kết thúc năm học; Lần khảo sát thứ ba tập trung vào kiến thức, kỹ năng chương trình toàn cấp học THPT, chủ yếu là lớp 12 đã được học sinh ôn tập, củng cố phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Để các kỳ khảo sát thực hiện đạt hiệu quả cao nhất, Sở GDĐT đã chỉ đạo chuẩn bị kỹ các điều kiện về chuyên môn và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ kỳ khảo sát. Việc chuẩn bị các bộ đề khảo sát được chuẩn bị kỹ càng theo đúng quy trình, hệ thống câu hỏi được chuẩn hóa. Đội ngũ giáo viên ra đề là những giáo viên bộ môn có năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm trong việc ra đề thi, đã nhiều lần tham gia công tác ra đề thi của Thành phố và Bộ GDĐT. Vì vậy, các đề khảo sát không chỉ phục vụ cho học sinh làm bài khảo sát, mà còn giúp cho đội ngũ giáo viên bộ môn của Thành phố tham khảo học tập việc xây dựng đề kiểm tra, đề thi trong dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh.
Video đang HOT
Cùng với việc chuẩn bị về chuyên môn, Sở GDĐT đã chuẩn bị, tính toán toàn diện khả năng cơ sở vật chất, thiết bị, đường truyền đáp ứng tốt nhất kỳ khảo sát. Trước khi kỳ khảo sát lần 1 diễn ra, Sở GDĐT đã tổ chức cho gần 7.000 học sinh THPT thực hiện làm bài thử nghiệm trên hệ thống.
Trong thời gian tổ chức khảo sát cho học sinh toàn Thành phố, Cục CNTT đã chỉ đạo tạm dừng toàn bộ việc kết nối của các địa phương trong cả nước với hệ thống máy chủ của Bộ GDĐT. Theo báo cáo của bộ phận kỹ thuật, hệ thống có thể đáp ứng cho trên 200.000 học sinh tham gia dự khảo sát trong cùng một thời điểm nên hoàn toàn yên tâm về hệ thống đảm bảo cho hơn 74.000 học sinh của Hà Nội thực hiện khảo sát.
Thực tế, kỳ khảo sát lần 1 được tiến hành từ ngày 29/5/2020 đến ngày 31/5/2020. Mỗi học sinh THPT dự kiểm tra 3 bài, trong đó có 2 bài bắt buộc (các môn Toán, tiếng Anh) và một bài tự chọn Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoăc Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân). Mỗi học sinh GDTX dự kiểm tra 2 bài, trong đó có 01 bài bắt buộc là môn Toán và một bài tự chọn Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoăc Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí).
Kết quả: Lần đầu tiên kỳ khảo sát bằng hình thức trực tuyến diễn ra với quy mô lớn, với hơn 74.000 thí sinh tham gia khảo sát, tỷ lệ học sinh nộp bài thành công: môn Toán 97,5%; Vật lý: 98,9%; Hóa học: 99,6%; Sinh học: 99,7%; Lịch sử:99,6%; Đại lý: 99,6%; Giáo dục công dân: 99,8%; Tiếng Anh: 99,6%. Đây là lần đầu Hà Nội tổ chức khảo sát trực tuyến với quy mô lớn, có hàng chục nghìn học sinh tham gia nên khó tránh khỏi tình trạng một số học sinh còn bỡ ngỡ, chưa quen. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia khảo sát, nộp bài thành công cao đã phản ánh sự quan tâm của phụ huynh, sự tham gia tích cực của học sinh đối với cuộc khảo sát lần này.
Tuy nhiên, có 1 sự cố ngoài mong muốn đã xảy ra ngay khi bài thi môn Toán được tổ chức (ngày 29/5/2020), hệ thống phần mềm đã bị tấn công DDOS từ bên ngoài gây nhiễu và quá tải hệ thống tại thời điểm phát đề cho thí sinh. Cục CNTT đã nhanh chóng kiểm soát, hệ thống đã được khắc phục kịp thời cho thí sinh thực hiện bài khảo sát bình thường. Về cơ bản các lỗi kĩ thuật xảy ra vào buổi khảo sát đầu tiên đã được khắc phục gần như triệt để ở các buổi sau.
Trong quá trình tổ chức khảo sát đợt 1, Sở GDĐT cũng đã ghi nhận hiện tượng chống phá kỳ khảo sát này như: Tổ chức giải bài đưa đáp án lên mạng xã hội, kích động học sinh không tham gia khảo sát, viết bài hoặc thông tin không đúng lên mạng xã hội. Sở GDĐT sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan ngăn chặn, xử lý hiện tượng này trong các đợt khảo sát tiếp theo. Bước đầu, Sở GDĐT Hà Nội đã có Công văn số 1695/SGDĐT-GDPT ngày 02/6/2020 đề nghị Công an Thành phố Hà Nội điều tra, xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật việc làm của các đối tượng có hành vi chống phá, tấn công vào hệ thống, làm ảnh hưởng đến hệ thống đường truyền, làm sai lệch mục đích của kỳ khảo sát, không mang tính giáo dục, tạo dư luận xấu trong cộng đồng, nhất là đối với các em học sinh trong việc học tập, thi cử. Ngoài ra, trong thẩm quyền của mình, Sở GDĐT cũng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp là giáo viên, học sinh cố tình vi phạm các quy định của pháp luật cũng như quy chế của Ngành.
Để đánh giá một cách đầy đủ về khảo sát lần 1 và tổ chức tốt hơn nữa các đợt khảo sát lần 2 và 3, ngày 01/6/2020 Sở GDĐT Hà Nội đã phối hợp với Cục CNTT tổ chức hội nghị trực tuyến với đại diện các trường THPT, các trung tâm GDNN-GDTX tham gia khảo sát. Tại hội nghị, đa số các ý kiến đều đánh giá tích cực về đợt khảo sát vừa qua. Đặc biệt, đợt khảo sát giúp cho học sinh tự đánh giá thực lực của mình để có thể chủ động bổ khuyết, nâng cao kiến thức của mình. Đồng thời, việc khảo sát trực tuyến giúp cho học sinh làm quen với cách học và thi mới, tự mình đặt ra cho mình các mục tiêu trong học tập. Ngoài ra, hình thức khảo sát này cũng giúp cho giáo viên, cán bộ quản lý có được thông tin, đánh giá khách quan về học lực của học sinh từng lớp, của cả trường nói chung và từng cá nhân học trò nói riêng. Các đại biểu cũng nhất trí, nếu triển khai hình thức này thay thế cho cách khảo sát cũ, sẽ góp phần giảm thời gian, kinh phí, các nguồn lực khác cho phụ huynh, học sinh, thầy cô giáo và nhà trường; đặc biệt là không gây áp lực đối với học sinh và giáo viên trong giai đoạn cuối năm học sau thời gian dài nghỉ dịch bệnh Covid-19.
Trên cơ sở kết quả khảo sát lần 1, Sở GDĐT đang phối hợp với Cục CNTT- Bộ GDĐT tiếp tục rà soát, nâng cao chất lượng chuyên môn, hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, hướng dẫn, tuyên truyền, hoàn chỉnh thiết bị, tập huấn kỹ năng, chuẩn bị tốt nhất cho đợt khảo sát lần 2 và lần 3 sắp tới.
Quyết tâm tổ chức kỳ thi an toàn, thực chất
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 không chỉ nhằm xét công nhận tốt nghiệp cho thí sinh, mà còn có nhiều ý nghĩa quan trọng khác, trong đó có việc sử dụng kết quả để tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Do đó, ngành Giáo dục và các địa phương phải thống nhất nhận thức, quyết tâm tổ chức kỳ thi bảo đảm mục tiêu an toàn, thực chất. Đây là ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ tại hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 diễn ra ngày 5-6.
Một tiết học của học sinh lớp 12 Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên). Ảnh: Quang Thái
Giám sát chặt, ngăn rủi ro
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Mai Văn Trinh cho biết một số điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 so với kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019. Theo đó, kỳ thi sẽ diễn ra vào ngày 9 và 10-8-2020, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về việc tổ chức kỳ thi tại địa phương ở tất cả các khâu. Cán bộ, giảng viên đại học không tham gia coi thi, chấm thi, chỉ tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đối chiếu kết quả kỳ thi và kết quả học tập của thí sinh để thêm kênh đánh giá tính nghiêm túc của kỳ thi do địa phương tổ chức.
Trước băn khoăn của dư luận về độ tin cậy của kết quả thi, khi kỳ thi được giao toàn quyền cho địa phương tổ chức, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng khẳng định, Bộ vẫn có trách nhiệm rất lớn, trong đó có việc cung cấp đề thi, xây dựng các văn bản hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi và đặc biệt là tổ chức thanh tra, giám sát chặt chẽ kỳ thi nhằm ngăn ngừa tối đa các nguy cơ rủi ro. Để tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, kết quả thi bảo đảm thực chất, việc thanh tra thi năm nay sẽ có sự tham gia của 3 cấp: Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo. Lực lượng này sẽ phủ kín tại các điểm thi và thực hiện nhiệm vụ theo nguyên tắc độc lập, không trùng lặp, bảo đảm mọi công đoạn của kỳ thi đều được giám sát chặt chẽ, không có khoảng trống.
Ý kiến của các địa phương thể hiện sự đồng thuận với chủ trương tăng cường thanh tra, giám sát, trong đó có sự tham gia của cán bộ, giảng viên đại học. Phương án được thống nhất áp dụng ở tất cả các địa phương, tại mỗi điểm thi là đều có ít nhất 3 cán bộ, giảng viên đại học thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra.
Nhằm hạn chế tối đa các hành vi gian lận trong thi cử, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương quan tâm đến công tác lựa chọn nhân sự tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020. Ảnh: Nhật Nam
Coi trọng lựa chọn nhân sự
Nhằm hạn chế tối đa các hành vi gian lận trong thi cử như từng xảy ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương quan tâm đến công tác lựa chọn nhân sự tham gia tổ chức kỳ thi. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Mai Văn Trinh lưu ý, các địa phương cần lưu ý ngăn ngừa các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra ở từng khâu, trong đó chấm thi là khâu dễ phát sinh tiêu cực. Việc lựa chọn người chấm thi phải coi trọng về đạo đức, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ thanh tra, kiểm tra.
Ngoài quy định đổi chéo cán bộ coi thi để giáo viên không coi thi học sinh trường mình, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ yêu cầu các địa phương tập trung giám sát nhiều hơn trong quá trình tổ chức coi thi; lưu ý chọn người đứng đầu điểm thi nắm vững chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao và có năng lực kiểm soát tốt diễn biến kỳ thi.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đã tham mưu để Chính phủ chuẩn bị ban hành Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020 trong đó nhấn mạnh thêm trách nhiệm của các lực lượng liên quan để kỳ thi diễn ra an toàn, thực chất, minh bạch. Chỉ còn 2 tháng nữa là tới kỳ thi, lãnh đạo các địa phương khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo kỳ thi và ưu tiên cho công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi về mọi mặt. Nhấn mạnh về công tác lựa chọn nhân sự, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ yêu cầu, các đơn vị chọn người tham gia tổ chức kỳ thi có tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức tốt; tổ chức tập huấn kỹ lưỡng để từng thành viên đều hiểu rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, tránh hiểu không đúng, hiểu chưa đầy đủ, dẫn đến lúng túng hoặc xử lý sai, ảnh hưởng đến chất lượng của kỳ thi, nhất là ở một số khâu như sao in, vận chuyển đề thi, bảo quản bài thi, chấm thi...
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý đã báo cáo về công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tại Hà Nội. Toàn thành phố dự kiến có 80.000 thí sinh đăng ký dự thi; khoảng 3.300 phòng thi và 10.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên sẽ được huy động. Công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi đang được triển khai, trong đó có việc xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi; tập huấn Quy chế thi cho cán bộ, giáo viên, thí sinh...
Nhiều đánh giá tích cực về lần khảo sát trực tuyến lớp 12 đầu tiên tại Hà Nội Cuối tháng 5, hơn 74.000 học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tham gia kiểm tra khảo sát chất lượng bằng hình thức trực tuyến. Đây là lần khảo sát đầu tiên trong tổng số ba lần khảo sát mà Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo...