Ký kết thực hiện sáng kiến chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam (World Vision) đã ký kết thỏa thuận hợp tác về thực hiện sáng kiến “Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học.”
Bị bạn đánh hội đồng và lột quần áo giữa lớp, em N.T.H.Y. đã phải vào Bệnh viện Tâm thần để điều trị. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 17/5, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam ( World Vision) đã ký kết thỏa thuận hợp tác về thực hiện sáng kiến “Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học.”
Hai bên sẽ hợp tác triển khai một số nội dung, chương trình, hoạt động tại 14 tỉnh, thành phố; tập trung đẩy mạnh giáo dục thay đổi hành vi cho giáo viên, học sinh, hướng đến xây dựng và duy trì môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phi bạo lực.
Trong khuôn khổ của thảo thuận hợp tác, hai bên sẽ phối hợp để giới thiệu phương pháp giáo dục tích cực cho đội ngũ giáo viên.
Đây là cách dạy dỗ con trẻ hiệu quả hơn, giúp các em nhận biết và phát huy thái độ, hành vi tích cực mà không cần mắng mỏ hay đòn roi.
Đối với học sinh, giáo dục thay đổi hành vi sẽ được chú trọng để giúp các em nhận biết nguy cơ bạo lực, từ đó, nâng cao khả năng xử lý tình huống và tự bảo vệ mình khỏi bạo lực.
Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa cho biết thời gian qua, tình trạng bạo lực gia đình và bạo lực học đường vẫn xảy ra tại nhiều nơi và có diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Điều này đã ảnh hưởng xấu đến thể chất, tinh thần của trẻ và môi trường giáo dục. Vì vậy, cần sự chung tay của nhiều tổ chức, nhiều lực lượng để thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống bạo lực đối với trẻ em.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh thỏa thuận được ký kết lần này có ý nghĩa quan trọng đảm bảo môi trường cho trẻ từ gia đình đến nhà trường được an toàn, lành mạnh.
Khi trẻ được sống, được học tập, rèn luyện, vui chơi trong môi trường gia đình, nhà trường an toàn lành mạnh, trẻ sẽ phát triển toàn diện về phẩm chất năng lực, để trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Bà Trần Thu Huyền, Trưởng Đại diện Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam, cho rằng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của trường học trong việc hình thành nhân cách, uốn nắn thái độ và hành vi của trẻ.
Vì vậy, các chương trình bảo vệ trẻ em do Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam thực hiện tại 14 tỉnh, thành phố trên cả nước luôn chú trọng vun đắp các giá trị yêu thương trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Chỉ khi được đối xử và nuôi dưỡng bằng tình yêu thương và sự quan tâm, trẻ em mới nhìn nhận thế giới xung quanh một cách tích cực và ứng xử đúng mực với mọi người./.
Việt Hà
Theo TTXVN/Vietnam
Sáng kiến của hiệu trưởng Mỹ giúp đẩy lùi nạn bắt nạt
Biết một số học sinh thường bị bắt nạt vì quần áo bẩn, thầy hiệu trưởng lắp máy giặt tự động miễn phí ngay tại trường.
Khi Akbar Cook trở thành lãnh đạo của trường trung học West Side ở Newark (New Jersey, Mỹ), anh biết mình có khả năng tạo ra những ảnh hưởng nhằm thay đổi cuộc sống của học sinh theo hướng tích cực. Tuy nhiên, thầy hiệu trưởng không ngờ những sáng kiến của mình thành công vượt mong đợi, khiến nhiều trường trong khu vực muốn noi gương.
Hiệu trưởng Akbar Cook nổi tiếng trên toàn nước Mỹ nhờ những sáng kiến học đường. Ảnh: Bored Panda
Trước đây, Cook rất lo ngại về vấn nạn bắt nạt ngày càng tăng, khiến nhiều học sinh buộc phải trốn học. Vấn đề nghiêm trọng tới mức gần 85% học sinh được báo cáo từng trốn học trong vài năm qua.
Anh phát hiện nhiều em không thể có quần áo sạch để mặc đến trường, do đó đành ở nhà vì không muốn bị bạn bè chế giễu. Những kẻ bắt nạt thường chụp ảnh phần cổ áo bám bẩn hoặc chiếc quần xộc xệch của nạn nhân và đăng lên mạng xã hội.
Thầy Cook cũng nhớ lại một câu chuyện vào năm 2016, khi bảo vệ kiểm tra túi xách của một nữ sinh, em này liên tục la hét và phản kháng. Cuối cùng, lãnh đạo trường phát hiện ra rằng em mang theo quần áo bẩn trong túi, muốn giấu thật kỹ vì sợ mọi người biết hoàn cảnh vô gia cư của mình. "Nữ sinh đó đã chiến đấu hết mình vì lòng tự trọng", Cook giải thích.
Nhận ra vấn đề, anh nộp đơn xin tài trợ 20.000 USD từ tổ chức MCJ Amelior Foundation để mua năm máy giặt và năm máy sấy. Phòng thay đồ của đội bóng đá được sửa thành phòng giặt ủi, nơi học sinh có thể thoải mái sử dụng miễn phí trước và sau giờ học. Không chỉ thế, một giáo viên trực sẵn ở phòng liền kề và giúp học sinh ôn tập các môn STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) trong thời gian đợi lấy quần áo đã giặt sạch.
Nhờ sáng kiến của thầy Cook, nạn bắt nạt dần bị đẩy lùi và học sinh chăm chỉ đến trường hơn trước đây.
Học sinh giặt đồ miễn phí ngay tại trường. Ảnh: CBS News
Ngoài nạn bắt nạt học đường, Cook tự hứa phải tìm cách tháo gỡ những vấn đề đáng báo động hơn ở Newark. Vài năm trước, mùa hè nào trường cũng mất hai hoặc ba học sinh. Các em bị làm chết vì bạo lực súng đạn trên đường phố.
Chương trình Lights Out do Cook sáng lập đã ra đời trong hoàn cảnh đó, nhằm tạo không gian an toàn do học sinh để các em không phải dành thời gian lang thang trên đường phố và đối mặt với hiểm nguy.
Ý tưởng này được lấy cảm hứng từ thời thơ ấu của Cook, khi anh luôn là thành viên của câu lạc bộ West Side và tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa. Giờ đây, Cook tin phòng tập thể dục ở trường là nơi ẩn náu an toàn cho học sinh. Trong suốt năm học, anh yêu cầu mở cửa phòng từ 6h chiều đến 11h tối vào mọi ngày thứ 6. Vào mùa hè, học sinh được chào đón vào thứ hai, tư và sáu trong cùng khung giờ trên. Các em có thể chơi bóng rổ, bóng bàn, PlayStaytion, nhảy, học may vá, thiết kế, trang điểm và nhiều hoạt động khác.
Bên cạnh đó, học sinh cũng được phục vụ bữa tối nóng hổi và miễn phí. Nhờ khoản đóng góp từ cộng đồng và cựu học sinh, chương trình được duy trì và phát triển mạnh qua nhiều năm.
Những hoạt động sau giờ học ở trường trung học West Side. Ảnh: CBS News
Những chương trình do hiệu trưởng Cook giới thiệu gây chú ý qua các phương tiện truyền thông, được nhiều nhà giáo trên toàn quốc học hỏi. Tuần này, anh đã thí điểm một chương trình có tên Giải pháp Giáo dục Cook nhằm giúp các trường học khác giải quyết nạn bắt nạt học đường, tình trạng bỏ học và thiếu hoạt động ngoại khóa.
Akbar Cook đã hai lần xuất hiện trên chương trình The Ellen Show để chia sẻ câu chuyện của mình và giúp truyền bá nhận thức về tình hình thực tế ở một số trường học hiện nay. Trong lần mới nhất lên sóng truyền hình, Cook nhận được khoản tài trợ 50.000 USD để tiếp tục mở rộng những sáng kiến thiết thực của mình.
Thùy Linh
Theo Bored Panda
Những màn chống gian lận thi cử 'bá đạo' theo phong cách các nước trên thế giới Chống gian lận thi cử không chỉ là giám thị nghiêm, kiểm tra chặt chẽ mà các trường học trên toàn thế giới còn nghĩ ra đủ các phương pháp độc, lạ áp dụng vào kỳ thi khiến học sinh không dám 'ho he'. Ở bất cứ nước nào cũng vậy, gian lận thi cử là vấn nạn xảy ra không ít và...