Ký kết thoả thuận mua bán khí mỏ Sư Tử Trắng giai đoạn 2A
Ngày 31/8 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ( PVN) đã ký thoả thuận mua bán khí mỏ Sư Tử Trắng, Lô 15-1 giai đoạn 2A với đại diện các bên nhà thầu gồm: Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí Việt Nam ( PVEP), Perenco, KNOC, SK, Geopetrol và Nhà điều hành Lô 15-1 là Cửu Long JOC.
Các giàn khoan trên mỏ Bạch Hổ. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN
Theo thoả thuận được ký, mỏ Sư Tử Trắng (Lô 15-1 giai đoạn 2A) sẽ bắt đầu được khai thác dòng condensate, khí thương mại đầu tiên cuối năm 2020, đầu năm 2021.
Dự kiến dự án này sẽ đóng góp nguồn thu đáng kể cho PVN và ngân sách Nhà nước, cũng như đảm bảo các cam kết cấp khí cho các hộ tiêu thụ tại khu vực Đông Nam bộ trong bối cảnh các nguồn khí khác bắt đầu suy giảm.
Ghi nhận nỗ lực của các bên trong đàm phán các điều khoản để đi đến ký kết thoả thuận mua bán khí, Thành viên Hội đồng Thành viên PVN Phan Ngọc Trung cho biết, dự án khai thác khí mỏ Sử Tử Trắng giai đoạn 2A sẽ đóng góp quan trọng cho sản lượng khai thác của PVN cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cho các bên nhà thầu, đối tác tham gia dự án, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh biển đảo và đảm bảo năng lượng cho đất nước.
Mỏ Sư Tử Trắng là mỏ khí condensate (khí ngưng tụ) được phát hiện vào năm 2003. Vào năm 2012, Công ty Liên doanh Điều hành Dầu khí Cửu Long (Cửu Long JOC) đã thực hiện kế hoạch khai thác thử dài hạn cho mỏ Sư Tử Trắng nhằm thu thập thêm thông tin về khả năng khai thác dài hạn của vỉa.
Ngày 7/8/2015, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1289/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch phát triển mỏ Dự án khai thác khí mỏ Sư Tử Trắng giai đoạn 1.
Với việc đưa vào khai thác 2 giếng khai thác mới, nguồn khí mỏ Sư Tử Trắng giai đoạn 1 đã có dòng khí đầu tiên từ tháng 11/2016.
Ngày 6/12/2019, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 91/QĐ-TTg về việc Kế hoạch phát triển mỏ Sư Tử Trắng giai đoạn 2A làm cơ sở cho việc triển khai phát triển mỏ giai đoạn 2B kế tiếp.
Giá dầu giảm sâu, doanh thu PVN "thụt lùi"
Tổng doanh thu của toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tháng 3 đạt 49 nghìn tỷ đồng, bằng 80,8% kế hoạch tháng. Tính chung quý I, doanh thu PVN đạt 165 nghìn tỷ đồng, bằng 90,9% kế hoạch quý I và bằng 25,7% kế hoạch năm.
Video đang HOT
Kết quả hoạt động của PVN và các đơn vị thành viên dự báo sẽ khó khăn lớn trong quý II và cả năm 2020. Ảnh: PVN
Theo thông tin mới nhất từ PVN, tổng sản lượng khai thác quy dầu tính chung quý I vượt 10,1% so với kế hoạch quý I và bằng 26,6% kế hoạch năm.
Sản xuất điện quý I đạt 5,33 tỷ kWh, đạt 100% kế hoạch quý I và bằng 24,7% kế hoạch năm. Sản xuất đạm đạt 441,8 nghìn tấn, vượt 5,5% kế hoạch quý I và bằng 28,3% kế hoạch năm. Sản xuất xăng dầu quý I đạt 3,415 triệu tấn, vượt 2,5% kế hoạch quý I và bằng 28,9% kế hoạch cả năm.
Đáng chú ý, giá dầu thô trung bình tháng 3/2020 giảm 20 USD so với tháng 2/2020 (tương đương giảm 33%). Giá dầu trung bình quý I/2020 giảm 3,8 USD/thùng (tương đương giảm 6%) so với mức giá kế hoạch năm (60 USD/thùng), giảm 9,1 USD/thùng (tương đương giảm 14%) so với mức giá trung bình quý I/2019 (65,3 USD/thùng). Giá dầu Brent hiện tại đang dao động khoảng 25-27USD/thùng.
Biến động giảm mạnh của giá dầu đã tác động trực tiếp tới doanh thu của PVN.
Cụ thể, tổng doanh thu của toàn Tập đoàn tháng 3 đạt 49 nghìn tỷ đồng, bằng 80,8% kế hoạch tháng. Tính chung quý I đạt 165 nghìn tỷ đồng, bằng 90,9% kế hoạch quý I và bằng 25,7% kế hoạch năm.
Nộp ngân sách nhà nước toàn Tập đoàn tháng 3 đạt 6,5 nghìn tỷ đồng, bằng 90,6% kế hoạch tháng. Tính chung quý I, con số này đạt 20,8 nghìn tỷ đồng, bằng 89,7% so với kế hoạch quý I và bằng 25,3% kế hoạch năm.
Theo PVN, kết quả hoạt động của Tập đoàn và các đơn vị thành viên dự báo sẽ khó khăn lớn trong quý II và cả năm 2020, đặc biệt khi giá dầu sụt giảm từ 60-70 USD/thùng thời điểm đầu năm xuống còn trên dưới 20 USD/thùng trong những ngày qua và dự báo sẽ còn kéo dài ở mức thấp.
Để vượt qua giai đoạn được xem là "khó khăn nhất trong lịch sử" PVN, đại diện lãnh đạo PVN nhấn mạnh, trước mắt cần tập trung phát huy tinh thần làm việc nâng cao năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, tránh lãng phí,... đối với tất cả cán bộ công nhân viên làm việc tại trụ sở cũng như online tại nhà.
Bên cạnh đó, rà soát, cắt giảm chi phí có trong kế hoạch nhưng chưa thực sự cần thiết, không đề xuất các khoản chi phí phát sinh nếu không bắt buộc phải xử lý nhằm mục tiêu tiết giảm đồng bộ với giảm doanh thu (ít nhất 15 - 30%).
Thanh Nguyễn
Vượt Viettel, một doanh nghiệp mới thành lập trong tháng 1/2020 có vốn điều lệ lên đến 144.000 tỷ đồng Việc phát sinh một doanh nghiệp đăng ký với số vốn "khổng lồ" khiến tổng số vốn đăng ký mới trong tháng 1 đạt mức cao nhất so với cùng kỳ của các năm trước đây. Ảnh minh họa. Theo thông tin từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong ngày 17/1/2020, có một doanh nghiệp hoạt...