Kỳ II: “Chấm” GS và PGS không thể đánh giá kiểu “cá mè một lứa” các nghiên cứu

Theo dõi VGT trên

Nhập nhèng xung quanh hồ sơ, nghiên cứu của những người được phong hàm Giáo sư, Phó giáo sư ở Việt Nam khiến những người nghiên cứu khoa học thực thụ băn khoăn.

Kỳ II: Chấm GS và PGS không thể đánh giá kiểu cá mè một lứa các nghiên cứu - Hình 1

GS Nguyễn Văn Tuấn (bên trái)

Những nghịch lý trong câu chuyện phong tặng chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam đã được GS Nguyễn Văn Tuấn – Viện nghiên cứu y khoa Garvan, Úc nêu ra. Ông Tuấn cho rằng cần có giải pháp khác, hội đồng giáo sư nhà nước cần thay đổi thì chất lượng nghiên cứu của giáo sư, phó giáo sư Việt mới phát triển được.

Các hồ sơ ứng viên còn nhiều “nhập nhèng” chuyện nghiên cứu và đứng tên chung như ông nói ở trên, điều này khác với việc bổ nhiệm giáo sư ở nước ngoài như thế nào?

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thật ra, ở nước ngoài (cụ thể là Úc và Mĩ, nơi tôi biết) không có qui định ứng viên phải công bố bao nhiêu bài báo để được đề bạt hay bổ nhiệm chức vụ giáo sư. Lí do đơn giản là số lượng không quan trọng; phẩm chất khoa học mới quan trọng. Khi nói đến công bố khoa học (ở Việt Nam chúng ta quen nói ‘công bố quốc tế’) thật ra là nói đến 3 chỉ số chính: (i) số bài báo công bố trên các tập san ISI; (ii) số lần những bài báo đó được trích dẫn; và (iii) chỉ số H.

Do đó, tìm những chỉ số này cho các chức vụ giáo sư không dễ, vì như nói trên, không trường đại học nào công bố con số cụ thể cả. Tuy nhiên, có thể xem qua báo cáo của khoa y thuộc Đại học Johns Hopkins (Mĩ) để biết vài con số cụ thể. Theo báo cáo này, ở thời điểm những người được bổ nhiệm/đề bạt chức vụ giáo sư (full professor):

Số bài báo khoa học đã công bố: 68, với 32 bài là tác giả chính;

Số lần trích dẫn (tính trung bình): 2974 (1431 là những bài tác giả chính);

Chỉ số H (trung bình): 25.

Ở một đại học trong nhóm G8 của Úc, hai năm trước đây có một báo cáo về những chỉ số công bố khoa học cho ba nhóm giảng viên và giáo sư thuộc ngành y là như sau (đây là báo cáo nội bộ nên họ không công bố ra ngoài):

Cấp Senior Lecturer (tương đương với Associate Professor ở Mĩ): số bài báo trung bình là 35 (dao động từ 23 đến 120); số trích dẫn 710, cao gấp 2,5 lần so với trung bình thế giới; chỉ số H: 15.

Cấp giáo sư dự bị (Associate Professor): số bài báo trung bình là 70 (dao động từ 32 đến 72); số trích dẫn 1861, cao gấp 2,4 lần so với trung bình thế giới; chỉ số H là 23.

Video đang HOT

Cấp giáo sư (Professor): số bài báo trung bình là 120 (dao động từ 52 đến 141); số trích dẫn 4512, cao gấp 3,4 lần so với trung bình thế giới; chỉ số H trung bình là 33.

Đó là ở Úc, còn với cách phong hàm như hiện nay ở Việt Nam nếu vẫn kiểu xét duyệt trên hồ sơ các thước đo tiêu chuẩn còn đánh đồng, GS có quan ngại điều gì về chất lượng hàm giáo sư, phó giáo sư Việt?

GS Nguyễn Văn Tuấn: Đọc qua các hồ sơ, tôi nhận ra 7 vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn và các thước đo đánh giá. Viết ra đầy đủ thì dài lắm, ở đây tôi xin tóm tắt vài ý chính như sau:

Vấn đề 1: Tiêu chuẩn quá ư là định lượng, nhưng thấp. Tiêu chuẩn 2-5 bài báo ‘quốc tế’ là quá định lượng và quá thấp. Như chúng ta thấy, đa số ứng viên đều dễ dàng đáp ứng tiêu chuẩn này. Ở nước ngoài, chẳng ai quan tâm đề ra con số bài báo cụ thể cho mỗi cấp giáo sư. Vả lại, một giáo sư mà lí lịch chỉ số 2-5 bài báo thì rất khó coi với đồng nghiệp quốc tế.

Vấn đề 2: Cách đánh giá tập san quốc tế không hợp lí. Cách đánh giá (cho điểm) tập san quốc tế hiện nay có thể ví von là ‘ cá mè một lứa’. Cách đánh giá này phản khoa học. Chẳng hạn như không thể nào xem New England Journal of Medicine bằng một tập san địa phương ở Úc được. Tiêu chuẩn này rất dễ bị lạm dụng. Trong thực tế, có ứng viên công bố một loạt bài trên một tập san địa phương ở một nước nhỏ bên Âu Châu! Có ứng viên công bố trên tập san dỏm hay gần dỏm, mà hội đồng vẫn xem là ‘công bố khoa học’ chính thống.

Vấn đề 3: Không có đánh giá tác động. Năng suất khoa học là một yếu tố, nhưng yếu tố còn quan trọng hơn là tác động của nghiên cứu khoa học. Tác động đến tri thức khoa học, tác động đến xã hội, tác động đến kinh tế. Một ứng viên có thể công bố hàng chục bài báo nhưng qua 5 năm mà có 0 trích dẫn thì 5 bài báo đó coi như là gần 0. Nghiên cứu và công bố nhiều mà không có ứng dụng thì chỉ làm đẹp lí lịch mà thôi. Nghiên cứu cơ bản mà không dẫn đến ứng dụng trong lâm sàng thì cũng xem như là có tác động thấp. Không đánh giá tác động một cách nghiêm chỉnh theo tôi là một khiếm khuyết lớn.

Vấn đề 4: Qui đổi thiếu tính khoa học. Có qui định về qui đổi từ sách sang điểm bài báo, hay hướng dẫn sinh viên sau đại học, nhưng chẳng có cơ sở khoa học nào cho sự qui đổi đó cả. Nghiên cứu khoa học phải được và nên đánh giá qua công bố quốc tế trên các tập san có bình duyệt, chứ không phải dùng các con số khác để qui đổi sang nghiên cứu khoa học.

Vấn đề 5: Không đánh giá sự độc lập và vai trò lãnh đạo khoa học. Đa số các bài báo ứng viên liệt kê đều là do hợp tác với nước ngoài, mà ứng viên không phải là tác giả chính. Có những bài báo không nằm trong chương trình nghiên cứu của ứng viên. Điều này nói lên ứng viên chưa chứng minh được vai trò lãnh đạo trong khoa học, và cũng chưa chứng minh được sự độc lập của mình. Tuy nhiên, Hội đồng giáo sư nhà nước thì chưa có tiêu chuẩn nào hay thước đo nào để đánh giá khả năng lãnh đạo khoa học của ứng viên.

Vấn đề 6: Không đánh giá về tầm vóc (‘recognition’) của ứng viên. Công bố khoa học chỉ là một yếu tố (có thể quan trọng), nhưng quan trọng hơn là ứng viên có được đồng nghiệp quốc tế công nhận – tiếng Anh gọi là ‘recognition’. Công nhận qua các giải thưởng quốc tế hoặc quốc gia, qua được mời giảng chính trong các hội nghị quan trọng, qua phục vụ trong ban biên tập của các tập san có uy tín cao, hay phục vụ trong các hiệp hội chuyên ngành quốc tế.

Vấn đề 7: Không có bình duyệt từ các giáo sư nước ngoài. Hiện nay, qui trình đánh giá chủ yếu là nội bộ trong nước. Nội bộ đánh giá là hợp lí, nhưng quan trọng hơn là cần phải có bình duyệt từ các đồng nghiệp nước ngoài. Các giáo sư được bổ nhiệm là ‘bộ mặt’ của trường đại học, của quốc gia, họ cần phải có một sự ‘hiển thị’ hay ‘visibility’ khả kính trong cộng đồng quốc tế. Nếu không có bình duyệt từ đồng nghiệp quốc tế thì đó là một thiệt thòi cho các ứng viên.

Theo ông việc “chấm” giáo sư, phó giáo sư cần thay đổi lại như thế nào?

GS Nguyễn Văn Tuấn: Dựa vào trên những vấn đề tôi đã nêu ra, tôi cho rằng đầu tiên Hội đồng giáo sư nhà nước cần nâng cao tiêu chuẩn số bài báo, nhưng không xem đó là tiêu chuẩn cứng, mà là tiêu chuẩn tối thiểu để tham khảo.

Không cần lấy ở đâu xa, chẳng hạn như lấy tiêu chuẩn của ĐH Tôn Đức Thắng (là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam tự bổ nhiệm chức vụ GS, PGS từ năm 2017) cấp Assistant Professor phải có ít nhất 10 bài, Associate Professor ít nhất 20, và cấp Professor ít nhất 50, với 50% là tác giả chính.

Thứ hai, cần đánh giá lại uy tín tập san qua các chỉ số định lượng như hệ số tác động (IF) của tập san, các chỉ số do altmetric đề ra. Tôi nghĩ không cần phải tính các tập san trong nước, vì rất khó so sánh tập san trong nước với các tập san nước ngoài do cơ chế bình duyệt và cơ cấu hội đồng biên tập quá khác nhau.

Thứ ba, thêm tiêu chuẩn về tác động, phản ảnh qua chỉ số trích dẫn (trong danh mục Clarivate/ISI), chỉ số altmetric, và ứng dụng trong thực tế với chứng cứ rõ ràng. Ở các nước như Úc, Anh, Mĩ, Canada, v.v. các hội đồng bổ nhiệm rất quan tâm đến tác động của nghiên cứu khoa học, chứ họ chẳng mấy quan tâm đến con số bài báo khoa học.

Thứ tư, nên bỏ qui định về qui đổi điểm các hoạt động khác sang bài báo khoa học. Cách qui đổi đó chẳng có cơ sở khoa học nào cả. Nghiên cứu khoa học và giảng dạy là hai lĩnh vực khác nhau, không thể và không bao giờ có một công thức qui đổi chính xác và thuyết phục.

Thứ năm, đưa vào tiêu chuẩn về lãnh đạo và độc lập. Tránh đề bạt những người không có chương trình nghiên cứu cụ thể mà chỉ là ‘lính thủy đánh bộ’ vào chức vụ khoa bảng. Giáo sư không chỉ là một danh xưng, hay chỉ là người ’sản xuất’ ra bài báo khoa học, mà phải là một người lãnh đạo khoa học. Do đó, tiêu chuẩn lãnh đạo rất cần thiết.

Thứ sáu, phải thêm tiêu chuẩn về ‘tầm vóc’ như mô tả trên. Cần phải hỏi giáo sư về tầm nhìn (vision) của họ là sẽ đóng góp gì cho Việt Nam và cho thế giới. Nên nhớ rằng các giáo sư là bộ mặt của trường và của Việt Nam, nên họ cần phải có một uy danh nhất định trong cộng đồng khoa học quốc tế.

Thứ bảy, tất cả hồ sơ nên được bình duyệt bởi ít nhất 2 giáo sư nước ngoài. Ở Đại học Tôn Đức Thắng, tất cả hồ sơ đều được gửi ra nước ngoài bình duyệt, thường là 2 đến 3 giáo sư từ các trường ‘top 200′ trên thế giới. Không có một hội đồng nào có thể đánh giá ứng viên chính xác hơn đồng nghiệp của họ. Do đó, có bình duyệt độc lập từ ngoài là rất quan trọng.

Thứ tám, tôi đề nghị nên có 2 ngạch giáo sư: giảng dạy và nghiên cứu. Giảng dạy là một chức năng rất quan trọng của một đại học. Những người giảng dạy xuất sắc, nhưng họ không hay ít làm nghiên cứu, thì cũng cần phải ghi nhận đóng góp của họ, nhưng ngạch giáo sư của họ là giảng dạy. Ở nước ngoài, các đại học đều có 2, có khi 3, ngạch để đề bạt chức vụ giáo sư. Không có lý do gì chúng ta không làm như họ.

Vâng xin cảm ơn Giáo sư!

Theo infonet

Xét công nhận giáo sư 2019: Nhiều bất cập về tiêu chuẩn

Đợt xét công nhận tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2019 để lại những thắc mắc về năng suất khoa học của các ứng viên cũng như thành viên trong hội đồng xét duyệt.

Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã công bố quyết định công nhận GS, PGS cho 422 người nhưng những lùm xùm, băn khoăn vẫn chưa có hồi kết.

Xét công nhận giáo sư 2019: Nhiều bất cập về tiêu chuẩn - Hình 1

Bảng số liệu so sánh của GS Nguyễn Văn Tuấn

Thành viên của hội đồng ngành y có 7/25 người là giám đốc các bệnh viện. Đây là những người làm quản lý nên ít làm nghiên cứu và vì vậy, năm nay những thành viên này có rất ít bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế nổi tiếng. Do đó, nếu nói về bài báo thì các thành viên hội đồng giáo sư ngành y đều không đủ tiêu chuẩn "thầy" hơn "trò" vì các ứng viên GS, PGS của ngành này năm nay phần lớn là những người trẻ, có thành tích nghiên cứu khoa học rất "khủng".

Theo tìm hiểu của phóng viên, trong số 27 ứng viên ngành y được công nhận PGS năm 2019 có một ứng viên đến từ Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện T.Ư Thái Nguyên. Trong hồ sơ, ứng viên này liệt kê có 5 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí quốc tế. Nhưng 5 bài này đều không đăng trên các tạp chí khoa học được quốc tế công nhận như ISI, Scopus hay Pubmed . Phần lớn các bài báo đều đăng trên tạp chí của Ấn Độ và có 1 bài không tìm thấy đường dẫn.

Nhiều bất cập

GS Nguyễn Văn Tuấn, nghiên cứu viên chính tại Viện Garvan, ĐH New South Wales, Úc cho biết đã tập trung vào danh sách bài báo trên các tạp chí trong danh mục nổi tiếng, chủ yếu là Clarivate và Scopus để phân tích sơ bộ dữ liệu đối với ngành y. Kết quả cho thấy, ở cấp GS, số bài báo khoa học tính trung bình là 15. Nhưng số bài báo của mỗi ứng viên dao động rất lớn, từ 5 đến 159 bài. Hơn 80% trong số những bài này ứng viên không phải là tác giả chính.

Ở cấp PGS, số bài báo trung bình là 18, nhưng có người không có bài nào, nhưng cũng có ứng viên là tác giả của 80 bài. Đa số ứng viên không phải là tác giả chính.

Về tần số trích dẫn, các ứng viên cấp GS có chỉ số trích dẫn trung bình là 15, chủ yếu nhờ vào 1 GS có nhiều trích dẫn từ các bài báo hợp tác quốc tế, nhưng cấp PGS chỉ số này lên đến 33. "Những con số trên nói lên một xu hướng rất nghịch lý: Ứng viên cấp PGS có năng suất khoa học cao hơn các ứng viên cấp GS. Ngay cả tính bằng chỉ số trích dẫn, các PGS cũng cao hơn các GS. Một điều rất thú vị khác là đa số (76%) các bài báo chỉ được công bố trong thời gian 2017 - 2018. Vài ứng viên có gần 95% bài báo chỉ trong vòng hai năm 2018 - 2019", GS Tuấn cho hay.

Ông cũng làm một phép so sánh với khoa Y, trường ĐH John Hopkins của Mỹ, khoa Y của một trường ĐH thuộc nhóm G8 của Úc và ĐH Tôn Đức Thắng của Việt Nam cho thấy, các chỉ số như số bài báo trung bình, số lần trích dẫn của ứng viên GS, PGS hội đồng GS ngành Y đều thấp hơn các trường ĐH nêu trên.

GS Nguyễn Văn Tuấn chỉ ra hàng loạt bất cập trong các tiêu chuẩn mà Hội đồng GS Nhà nước quy định: "Hồ sơ của các ứng viên hơi đơn giản. Đáng chú ý, danh sách bài báo được trình bày rất phi khoa học. Cách báo cáo như hiện nay rất khó giúp người đọc đánh giá đúng vai trò của tác giả thế nào trong bài báo. Tiêu chuẩn như hiện nay đa số ứng viên đều dễ dàng đáp ứng khi mỗi tiến sĩ tốt nghiệp đã có 2 - 5 bài báo khoa học. GS mà lý lịch chỉ số 2-5 bài báo thì rất khó coi với đồng nghiệp quốc tế. Chưa kể nghiên cứu khoa học và giảng dạy là hai lĩnh vực rất khác nhau, không thể quy đổi điểm được".

Theo ông, một ứng viên có thể công bố hàng chục bài báo nhưng qua 5 năm mà có 0 trích dẫn thì không đạt.

GS Tuấn cho biết: "Trên thế giới có kỹ nghệ xuất bản dỏm (predatory publishing) của từ Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông. Mô típ kinh doanh của các cơ sở này là mỗi ngày gửi hàng trăm, hàng ngàn email đến các tác giả để tìm bài. Rất nhiều nhà khoa học là "con mồi" (hay nạn nhân). Tuy đa số những nạn nhân này là từ các nước đang phát triển (như Việt Nam), nhưng cũng có một số ít từ các nước tiên tiến.

Theo một thống kê chỉ tính riêng ở Đức có khoảng 5.000 nhà khoa học công bố trên các tập san dỏm. Không ai biết có bao nhiêu nhà khoa học Việt Nam đã là nạn nhân của kỹ nghệ xuất bản dỏm, nhưng chỉ cần xem qua nhóm OMICS (một nhóm ở Ấn Độ bị chính phủ Mỹ kiện ra tòa) thì con số là hàng trăm người".

Do đó, đã đến lúc các cơ quan quản lý khoa học đưa ra danh sách những tạp chí được công nhận và những tạp chí không đủ tiêu chuẩn để tránh tình trạng thật giả lẫn lộn.

Nếu nói về bài báo thì các thành viên hội đồng giáo sư ngành y đều không đủ tiêu chuẩn "thầy" hơn "trò" vì các ứng viên GS, PGS của ngành này năm nay phần lớn là những người trẻ, có thành tích nghiên cứu khoa học rất "khủng".

NGHIÊM HUÊ

Theo Tiền phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước TếtMèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước Tết
22:09:58 21/01/2025
Quốc Trường U40: Chưa yêu ai dù đẹp trai, giàu có và sở hữu chuỗi nhà hàngQuốc Trường U40: Chưa yêu ai dù đẹp trai, giàu có và sở hữu chuỗi nhà hàng
23:20:04 21/01/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Hương Giang - Kỳ Duyên đọ sắc bùng nổ, 1 mỹ nam đẹp không tì vết chiếm trọn spotlightThảm đỏ hot nhất hôm nay: Hương Giang - Kỳ Duyên đọ sắc bùng nổ, 1 mỹ nam đẹp không tì vết chiếm trọn spotlight
23:29:01 21/01/2025
Lời nhắn cuối đáng ngờ Justin Bieber gửi bà xã trước khi nhấn nút unfollow chấn động toàn cầuLời nhắn cuối đáng ngờ Justin Bieber gửi bà xã trước khi nhấn nút unfollow chấn động toàn cầu
22:44:58 21/01/2025
Cách đáp trả của Vũ Luân trước tin đồn gây hoang mang cho người hâm mộCách đáp trả của Vũ Luân trước tin đồn gây hoang mang cho người hâm mộ
23:23:24 21/01/2025
Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổiMỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi
05:59:45 22/01/2025
Thái Thiếu Phân đóng vai mẹ Tiêu Chiến trong 'Anh hùng xạ điêu' bản 2025Thái Thiếu Phân đóng vai mẹ Tiêu Chiến trong 'Anh hùng xạ điêu' bản 2025
22:51:10 21/01/2025
Chúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổiChúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổi
05:58:51 22/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thần đồng có IQ cao hơn Einstein, 8 tuổi được NASA mời làm việc nhưng 10 năm sau học lại tiểu học, bị chỉ trích thất bại vẫn hài lòng

Thần đồng có IQ cao hơn Einstein, 8 tuổi được NASA mời làm việc nhưng 10 năm sau học lại tiểu học, bị chỉ trích thất bại vẫn hài lòng

Netizen

08:06:36 22/01/2025
Thần đồng Hàn Quốc nhận được nhiều kỳ vọng sẽ thành công trên đất Mỹ lại đột ngột bỏ về nước để làm lại cuộc sống từ đầu.
Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?

Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?

Sao châu á

08:05:26 22/01/2025
Sở hữu âm sắc trong trẻo cùng kỹ thuật thanh nhạc tốt, Beyoncé xứ Hàn Ailee vẫn duy trì sức hút sau hơn một thập kỷ gắn bó với làng nhạc Hàn Quốc.
Cải vàng, mai anh đào khoe sắc ở đồi hoa xóm Mừng, Hòa Bình

Cải vàng, mai anh đào khoe sắc ở đồi hoa xóm Mừng, Hòa Bình

Du lịch

08:04:41 22/01/2025
Xóm Mừng nằm ở vị trí cao nhất của xã Hợp Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, từ lâu đã thu hút du khách bởi khí hậu mát mẻ, những mái nhà sàn ẩn hiện bên ruộng bậc thang.
Ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới

Ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới

Thế giới

08:02:31 22/01/2025
Hãng AFP ngày 21.1 đưa tin Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp chỉ đạo Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức mà ông nhiều lần chỉ trích về việc đối phó đại dịch Covid-19.
Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Sáng tạo

08:00:43 22/01/2025
Năm này qua năm khác, gia đình thực sự tích lũy quá nhiều thứ không cần thiết, thậm chí có những thứ họ biết sẽ không bao giờ dùng đến nữa nhưng vẫn không vứt đi đúng lúc.
Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao việt

08:00:08 22/01/2025
Trung Quân khoe món quà tự thưởng cho bản thân sau một năm làm việc chăm chỉ, Ngô Thanh Vân cùng ông xã chụp bộ ảnh mới đón Tết.
Nóng: Justin Bieber chính thức lên tiếng vụ unfollow vợ, nhưng cú twist sau đó mới khiến dân mạng toàn cầu hoang mang hơn cả!

Nóng: Justin Bieber chính thức lên tiếng vụ unfollow vợ, nhưng cú twist sau đó mới khiến dân mạng toàn cầu hoang mang hơn cả!

Sao âu mỹ

07:52:55 22/01/2025
Những cú twist liên tiếp làm cư dân mạng cảm thấy xoay như chong chóng . Trước đó, nhiều người nêu thuyết âm mưu vợ chồng Justin Bieber gặp trục trặc, rồi ekip chiêu trò...
'Anh hùng xạ điêu' của Tiêu Chiến lập thành tích 'khủng' dù chưa ra mắt

'Anh hùng xạ điêu' của Tiêu Chiến lập thành tích 'khủng' dù chưa ra mắt

Phim châu á

07:17:49 22/01/2025
Bất chấp những ý kiến trái chiều, Anh hùng xạ điêu có Tiêu Chiến - Trang Đạt Phi đóng chính vẫn là phim tết được mong chờ nhất tại Trung Quốc dịp Tết Nguyên đán.
Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Pháp luật

07:09:59 22/01/2025
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đang tìm người liên quan đến vụ án Lê Xuân Định can tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Khương Điền, Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Phúc Phát Điền.
Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Lạ vui

06:42:52 22/01/2025
Một khảo sátcho thấy những con voi ở Công viên Quốc gia Amboseli của Kenya dường như gọi nhau bằng những tên riêng bằng cách sử dụng những tiếng ầm ầm trầm và phức tạp.
Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Phim việt

06:41:35 22/01/2025
Vì mang ơn cứu mạng của Thương - người chị thân thiết với Hồi, Quý muốn làm điều gì đó để giúp người đồng hương với mình.