Ký đơn ly hôn, chồng thất kinh khi thấy vợ vừa khóc vừa cười khoái trá
1 tuần sau đó, tôi đặt lên bàn lá đơn ly hôn. Tất nhiên chồng tôi khi đó chỉ cười rồi không ngần ngại ký đơn cùng lời thách thức. Anh ta nghĩ tôi sẽ không bao giờ dám làm điều đó.
Tôi năm nay 26 tuổi và hiện đang làm mẹ đơn thân. Nếu là tôi của những năm trước đây, có lẽ sẽ không có bài tâm sự này vì khi đó trong tôi luôn là đủ nỗi sợ. Tôi sợ người khác nhìn vào, sợ những lời bàn tán của hàng xóm khiến bố mẹ đêm không ngủ nổi.
Tôi lấy chồng khi vừa tròn 24. Ngày ấy, chuyện một đứa con gái có công ăn việc làm với mức lương không dưới 15 triệu như tôi lấy một chàng bán hoa quả thật là điều khiến người ta bàn tán. Thế nhưng ai đã từng trải qua tình yêu sẽ hiểu, khi đó bạn chẳng thể nghĩ được gì ngoài việc làm theo những lời mách bảo của trái tim.
Anh kém tôi 1 tuổi và bán hoa quả ở một chợ đầu mối. Ngày hai đứa biết nhau, tôi cũng chưa từng nghĩ sẽ có ngày hai đứa trở thành một đôi chứ chưa nói đến chuyện nên duyên vợ chồng. Ấy rồi tình yêu đến thật nhẹ nhàng. Tôi biết khoảng cách và sự khác biệt của hai đứa song tôi vẫn luôn tin, nền móng vững chắc nhất của gia đình chính là tình yêu.
Ảnh minh họa: Internet
Cãi lời cha mẹ rồi những lời khuyên răn của bạn bè, tôi quyết lấy anh cho bằng được. Bản thân tôi cũng biết mình có những gì nên luôn cho rằng lấy được tôi, anh sẽ trân trọng và yêu thương như một món quà mà ông trời ban tặng. Hoá ra, tuổi trẻ thật là bồng bột và có phần ấu trĩ.
Ngày cưới, tôi hạnh phúc trong chiếc áo cưới trắng muốt lộng lẫy, nắm tay người đàn ông mình yêu thương nói những lời hẹn ước đến đầu bạc răng long. Tối hôm đó trở về nhà, vừa thay chiếc váy cưới ra mẹ chồng tôi đã gọi tôi vào nói chuyện riêng. Tôi có chút ngạc nhiên song không thể ngờ được nội dung cuộc nói chuyện sau đó.
Mẹ chồng tôi nói muốn giữ tiền mừng cưới và cả vàng cưới, của hồi môn của tôi. Bà nói ở quê bà, truyền thống là vậy. Tất nhiên tôi thấy điều này hết sức kỳ lạ vì tôi chưa từng nghe bạn bè kể việc phải đưa cho mẹ chồng cả vàng cưới, của hồi môn của bố mẹ.
Tôi cưới, nhà chồng chỉ cho đúng 1 chiếc nhẫn 1 chỉ không hơn không kém. Thế nhưng nghe những lời mẹ chồng nói, tôi cảm tưởng như tất cả những gì chúng tôi có được, được mừng cưới đều là nhờ ông bà vậy. Khi tôi chưa biết từ chối sao cho khéo thì chồng tôi không hiểu từ đâu bước vào, trên tay cầm hộp đựng vàng cưới của tôi cùng tất cả tiền mừng.
Video đang HOT
“Có cái gì mà trừng mắt lên nhìn như thế? Giờ mình sống cùng bố mẹ, của cải không nhờ bố mẹ giữ hộ thì ai. Nhanh lên đi tắm mà còn đi ngủ. Đang mệt muốn ốm ra đây”.
Chồng tôi nói như thể chuyện dĩ nhiên rồi quay đi thẳng về phòng. Mẹ chồng tôi thì hí hửng cầm hết chỗ tiền vàng, miệng còn than: “Sao tưởng được nhiều lắm”. Vậy đó, tôi đã cảm thấy cuộc hôn nhân của mình có gì đó không đúng từ những ngày đầu.
Sau khi cưới, tôi vẫn tiếp tục công việc của mình và có gợi ý anh nghĩ đến việc đi làm ở công ty nào đó cho có thu nhập ổn định. Tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng như vậy anh sẽ đỡ vất vả hơn, hai vợ chồng cũng ổn định hơn so với việc anh chỉ chơi ở nhà, lúc nào hứng thì ra quầy hoa quả phụ bố mẹ.
Thế nhưng anh nổi cáu lên rồi nói tôi không tôn trọng anh, khinh thường anh. Nếu có những suy nghĩ đó thì tôi sao phải cãi lời cha mẹ để đến với anh? Thậm chí anh còn tát tôi một cái đau điếng rồi bỏ đi uống rượu đến sáng hôm sau mới về. Cái tát đó rất đau nhưng trong lòng tôi còn đau hơn nhiều. Hôm sau anh về nói lời xin lỗi tôi rồi hành xử như chưa có chuyện gì xảy ra. Tôi cố gắng không nhớ đến chuyện cũ vì dù gì hai đứa cũng là vợ chồng.
Rồi tôi có bầu và sinh được một bé trai kháu khỉnh. Thế nhưng đó cũng là lúc không hiểu trời xui đất khiến sao mà chồng tôi đâm ra nghiện bia rượu. Sau những trận say tuý luý, anh trở về nhà rồi đánh tôi, khi thì vì con khóc quấy, khi thì vì nhà có mùi nước tè của trẻ con.
Người nuôi con nhỏ tâm lý rất nhạy cảm vậy mà tôi không chỉ không nhận được sự quan tâm, sẻ chia từ phía chồng mà còn phải chịu những cơn bạo hành về cả thể chất lẫn tinh thần. Tôi nhiều lần nghĩ đến chuyện ly hôn song tôi sợ. Tôi sợ con mình không có bố, không biết sẽ phải giải thích sao khi con hỏi bố đâu. Tôi sợ bố mẹ sẽ đau lòng khi con gái ôm con về nhà ngoại. Tôi rơi vào trạng thái chán nản cùng cực.
Có lẽ chính sự nhún nhường của tôi khiến anh ta ngày càng quá đáng. Anh ta uống rượu, đánh vợ rồi về nhà nói tôi không ra gì. Bố mẹ tôi thường xuyên gửi đồ cho hai vợ chồng nhưng anh lại nói nhà ngoại không đỡ đần được cái gì rồi còn nghi ngờ không biết tôi có mang gì về bên đó.
Thế rồi, trong một đêm thức trắng vì stress không thể ngủ nổi, tôi đọc được một bài tâm sự của một bà mẹ đơn thân. Tôi mạnh dạn nhắn tin riêng cho chị rồi hai chị em cứ thế trò chuyện với nhau. Tôi đã khóc rất nhiều và thực sự chị đã khiến suy nghĩ của tôi thay đổi.
Ảnh minh họa: Internet
1 tuần sau đó, tôi đặt lên bàn lá đơn ly hôn. Tất nhiên chồng tôi khi đó chỉ cười rồi không ngần ngại ký đơn cùng lời thách thức. Anh ta nghĩ tôi sẽ không bao giờ dám làm điều đó.
Tôi đã rơi nước mắt, những giọt nước mắt không biết thứ bao nhiêu trong 2 năm vợ chồng. Thế nhưng đó không phải là nước mắt vì tiếc nuối, vì buồn mà vì hạnh phúc khi được giải thoát.
Tôi vừa khóc, vừa cười như một con điên. Hoá ra người đàn ông mình từng yêu chỉ coi cuộc hôn nhân này đáng giá chẳng bằng 1 xu. Vậy tại sao tôi phải đắm đuối với một người không xứng đáng? Có sai thì sửa, không bao giờ là quá muộn các chị em nhé!
Anh Thư
Theo Khám phá
Lương thiện cần có chừng mực, hào phóng cũng phải có nguyên tắc
Làm người nhất định không được quá tính toan chi li, lúc nào bủn xỉn. Con người cần hào phóng, rộng rãi trong việc chi tiêu cũng như đối nhân xử thế.
Nhưng bạn nhớ nhé, hào phòng không có nghĩa là bạn làm mọi việc, đáp ứng hết những yêu cầu người khác đưa ra.
1. Lương thiện nhưng không mù quáng
Lương thiện vốn chưa bao giờ là xấu cả, nhưng đừng sống tốt quá kẻo bị lợi dụng. Người xưa có dạy: "Nước trong thì không có cá, người tốt quá thì không ai chơi". Con người ai cũng cần phải biết giận dữ, đừng để bản thân hiền lành đến mức nhu nhược bị người khác coi thường.
Làm người không phải lúc nào cũng nên lương thiện, chỉ cần người ta rơi nước mắt là vội thương, tha thứ mà quên mất lỗi lầm họ gây ra khiến mình bị tổn thương.
Lương thiện đến độ ngu ngốc, chỉ cần người khác yêu cầu là giúp đỡ chẳng cần lý do. Trong mối quan hệ giữa người với người thì người tốt với bạn thì bạn hãy tốt lại. Kẻ hãm hại bạn thì đừng ngần ngại lạnh lùng mà đáp trả. Đời người ngắn lắm, con người thì cần có tốt xấu chứ không phải lúc nào lương thiện.
2. Hào phòng phải có nguyên tắc
Làm người nhất định không được quá tính toan chi li, lúc nào bủn xỉn. Con người cần hào phóng, rộng rãi trong việc chi tiêu cũng như đối nhân xử thế. Nhưng bạn nhớ nhé, hào phòng không có nghĩa là bạn làm mọi việc, đáp ứng hết những yêu cầu người khác đưa ra.
Có thể bạn kiếm được tiền, có điều kiện nhưng không phải lúc nào bạn cũng hào phóng dốc túi ra để trả. Hôm nay bạn hào phòng với 1 ai đó thì không phải lúc nào bạn cũng hào phóng một cách vô tội vạ.
Tiền bạc chỉ là vật ngoài thân nhưng không phải tự dưng mà có, để có được như ngày hôm nay bạn đã đánh đổi sức khỏe, mồ hôi, nước mắt.
Bạn có thể tử tế giúp đỡ người khác nhưng chỉ nên giúp đỡ trong khả năng của mình. Quan trọng nhất đừng hào phóng với người khác trong khi bố mẹ, người thân của mình thì bạn lại sống chi ly.
Khi hào phóng nó cũng cần có nguyên tắc, đối với những việc bạn vi phạm nguyên tắc của bản thân thì hãy dám nói chữ Không. Nếu là người thực sự suy nghĩ cho bạn, thực sự quan tâm bạn thì chắc chắn sẽ nghĩ đến chuyện bạn cảm thấy thế nào trước lời đề nghị vô lý đó chứ không phải khẳng định bạn cần hào phóng hơn thế.
Truy Nguyệt
Theo Khỏe & Đẹp
Em tự vẽ những câu chuyện cười để cuộc sống ý nghĩa Hà Nội vào Đông, thời tiết này khiến em cảm thấy thật trống trải. Lạnh thật đấy, có một cái lạnh từ trong tâm hồn lẫn bên ngoài. Tự nhiên em muốn có ai đó để chia sẻ buồn vui trong cuộc sống. Em 29 tuổi, là mẹ đơn thân của cậu con trai 3 tuổi. Nếu ai đó từng trải qua đổ...