Kỳ diệu du lịch nông nghiệp: Làng quê Việt Nam là kho báu triệu đô
Từ những làng quê hẻo lánh, người dân phải rời bỏ ra đi kiếm sống. Nhưng đổi thay như phép màu nhờ du lịch đã cho thấy kho tàng ẩn giấu ở mỗi vùng nông thôn.
Làm thế nào để đưa làng ra ánh sáng, mỗi làng quê thành nơi đáng sống là câu hỏi lớn.
Khách châu Âu trải nghiệm rừng dừa Cẩm Thanh – Ảnh: B.D.
Đề cập cụ thể câu chuyện du lịch nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, nói rằng đang ngày càng có nhiều làng quê đáng sống ở Việt Nam, mỗi người dân là một đại sứ du lịch.
Du lịch xanh là xu thế tất yếu
Theo Phó thủ tướng Lê Thành Long, với tiềm năng to lớn ở Việt Nam, du lịch nông thôn gắn liền với việc khai thác các giá trị văn hóa bản địa sẽ là lựa chọn góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế, giảm khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị; vừa quảng bá, tôn vinh, bảo tồn và lan tỏa các giá trị độc đáo của địa phương.
Bà Zoritsa Urosevic, phó tổng thư ký Tổ chức Du lịch thế giới UN Tourism, cho rằng câu chuyện từ các làng du lịch tốt nhất thế giới đã cho thấy sức tác động to lớn từ du lịch.
Nhiều ngôi làng từ chỗ đối diện với việc biến mất do suy giảm dân số, cộng đồng biến đổi hẳn trước sức ép đô thị được hồi sinh.
Theo bà Zoritsa, loại hình du lịch nông nghiệp nông thôn với trục cốt lõi là khai thác giá trị văn hóa bản địa, bảo vệ môi trường, lưu giữ các giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương để tạo trải nghiệm cho du khách chính là loại hình du lịch tinh túy, đa mục tiêu.
Đây cũng là hình thức du lịch rất phù hợp cho những nước giàu bản sắc văn hóa, tài nguyên thiên nhiên và cộng đồng cư dân sống ở vùng nông thôn rộng lớn như ở Việt Nam.
Video đang HOT
Khách du lịch trải nghiệm tour sông nước ở Hội An – Ảnh: B.D.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết cho rằng từ rất lâu, định hướng du lịch Quảng Nam đã chỉ rõ giá trị tiềm năng to lớn của du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch xanh.
Quảng Nam đã thống kêđược 125 điểm du lịch để khai thácdu lịch nông nghiệp nông thôn. Du khách khắp thế giới đã biết đến Trà Quế, Mỹ Sơn, rừng dừa Bảy Mẫu.
Cứ 1 triệu du khách tới Quảng Nam thì có 30% chọn trải nghiệm sản phẩm du lịch nông nghiệp nông thôn.
Các chuyên gia du lịch cho rằng Hội An là minh chứng rõ nhất cho việc tận dụng văn hóa, giá trị cộng đồng dân cư để khai thác du lịch.
Từ khi được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới tới nay, mỗi người dân ở Hội An đều chứng kiến sự thay đổi chính mình.
Làng quê làm du lịch, nhà nhà làm du lịch, cộng đồng hợp sức đón khách. Bà con chia nhau mỗi phần việc, mỗi thế mạnh, mỗi vị trí để đón khách về tham quan chính đời sống, văn hóa của chính mình.
Cũng nhờ du lịch bền vững thiên về trải nghiệm, tìm hiểu chiều sâu mà Hội An được UNESCO đánh giá là điển hình truyền cảm hứng cho thế giới về việc bảo tồn kết hợp phát huy giá trị di sản.
Để cộng đồng quyết định tương lai làng mình
Làng quê Hội An thành không gian du lịch – Ảnh: B.D.
Từ câu chuyện thành công thực tế của các làng du lịch nông nghiệp nông thôn trên thế giới, khi nhìn nhận lại quá trình chuyển biến, chủ nhân các làng lẫn chuyên gia du lịch UN Tourism thống nhất rằng chỉ khi mỗi thành viên cộng đồng được tham gia và quyết định đến tương lai của làng mình, du lịch mới thành công.
Việc tận dụng các kênh để quảng bá, trong đó có việc kết nối với các tổ chức, chương trình du lịch toàn cầu như UN Tourism sẽ đưa các ngôi làng từ hẻo lánh ra “ánh sáng”, đổi đời từng người dân.
Bà Apolonia Rodrigues, chủ tịch hiệp hội Dark Sky, nơi sở hữu ngôi làng Cumeada (Bồ Đào Nha) là làng du lịch tốt nhất thế giới năm 2021, nói rằng ngôi làng của bà từng suýt biến mất vì suy giảm dân số.
Khi ý tưởng du lịch lấy cảnh tượng bầu trời ở làng Cumeada huyền ảo diệu kỳ vào ban đêm làm sản phẩm du lịch, chính quyền đã để dân tự thảo luận và quyết định cách thức đón khách.
Tương tự, sự thành công ở 5 làng du lịch tốt nhất thế giới ở Thổ Nhĩ Kỳ, Morocco, Indonesia hay Trung Quốc… đều có một nguyên tắc chung: Cộng đồng đưa ra ý kiến và trưởng làng quyết định, chính quyền đứng sau hỗ trợ chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Khi mỗi người dân được tham gia ý kiến, họ sẽ chịu trách nhiệm với chính mình. Sự thành công hay thất bại đều tự cá nhân mỗi thành viên chịu trách nhiệm.
Ông Đặng Quý Nhân, đại diện văn phòng điều phối nông thôn mới trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho rằng du lịch sẽ là cách tốt nhất để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
“Bài học từ làng Thái Hải ở Thái Nguyên cho thấy sức mạnh của sự đồng thuận trong mỗi thành viên cộng đồng.
Trong khi các nơi người dân đang có nhu cầu phá bỏ nhà truyền thống để xây nhà bê tông, người Tày ở Thái Hải lại đồng thuận giữ lại 40 mái nhà truyền thống.
Bà con có cách tiếp khách, chia sẻ cộng đồng với nhau đầy riêng biệt. Các giá trị truyền thống, riêng có được phô diễn và tạo thành điểm mạnh để khai thác du lịch” – ông Nhân nói.
"Khơi thông" du lịch Hà Tĩnh, tạo điểm nhấn cho vùng Bắc Trung Bộ
Mặc dù có nhiều tiềm năng, đặc biệt là du lịch biển, du lịch nông nghiệp nhưng so với nhiều tỉnh miền Trung, Hà Tĩnh vẫn được xem là "vũng trũng du lịch" do chưa khai thác hết các tiềm năng.
Đoàn khảo sát của Sở Du lịch Hà Nội và các doanh nghiệp lữ hành thuộc CLB lữ hành Unesco tại Hà Tĩnh. Ảnh: Hoàng Quyên
Tài nguyên tự nhiên đa dạng
Hà Tĩnh có tiềm năng du lịch khá toàn diện, nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú như núi Hồng, sông La, đèo Ngang, dãy Hoành Sơn Quan, hồ Kẻ Gỗ, suối nước nóng Sơn Kim, vườn quốc gia Vũ Quang. Ngoài ra, Hà Tĩnh có 137 km bờ biển, nhiều bãi tắm đẹp, các khu bảo tồn thiên nhiên. Đây cũng là quê hương của nhiều danh nhân gắn với di tích lịch sử, văn hóa như Đại thi hào Nguyễn Du, Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, đền thờ Vua Mai Hắc Đế, chùa Hương Tích, khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc...
Theo Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Tĩnh Trần Nguyễn Huỳnh, cùng với tập trung thế mạnh là du lịch biển với những bãi biển đẹp hoang sơ như: Xuân Thành, Thiên Cầm, Thạch Hải, Đèo Con, Hà Tĩnh đang phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn, phát huy lợi thế tự nhiên, sinh thái để xây dựng sản phẩm du lịch xanh bền vững.
Đoàn khảo sát tham quan Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông. Ảnh: Hoàng Quyên
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh, năm 2023, tổng lượt khách tham quan đạt 3.361.000 lượt khách (tăng 110% so với cùng kỳ năm 2022, tăng 34% so với kế hoạch cả năm 2023). Vào một số thời điểm, như dịp nghỉ lễ 30-4, 1-4 vừa qua, nhiều điểm du lịch Hà Tĩnh đông kín khách vui chơi, tạo sức hút mới cho khu vực Bắc Trung Bộ.
Hồ Thiên Tượng (xã Hồng Lĩnh) được xếp hạng Di tích Quốc gia từ năm 2004. Ảnh: Hoàng Quyên
Tạo thương hiệu du lịch Bắc Trung Bộ
Mặc dù được đánh giá là vùng đất có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch biên giới (giáp Lào) nhưng Hà Tĩnh vẫn bị đánh giá là "vùng trũng" của du lịch miền Trung. Tại cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp du lịch Hà Nội diễn ra vào sáng 28-6, đa số các doanh nghiệp du lịch cho rằng, du lịch Hà Tĩnh còn đơn giản, hạ tầng đầu tư đơn sơ nên chưa thu hút được các đơn vị lữ hành. Với những khách lẻ, Hà Tĩnh mới là điểm dừng chân, chưa phải là điểm lưu trú hấp dẫn.
Khảo sát vườn trầm đặc sản của Hà Tĩnh. Ảnh: Hoàng Quyên
Để "khơi thông" cho du lịch Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ lữ hành UNESCO Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, với những tiềm năng hiện có, Hà Tĩnh cần xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với từng đối tượng, tầng lớp khác nhau. Ngoài ra, các điểm đến cần có sự sáng tạo, đổi mới trong việc trưng bày các sản phẩm, đưa ứng dụng công nghệ vào phục vụ khách.
Đồng quan điểm này, Tổng Giám đốc Công ty TNHH du lịch, quản lý khách sạn và bất động sản (VOH) Nguyễn Văn Quảng gợi ý, các hệ thống dịch vụ tại các điểm du lịch cần phải được nâng cấp chuyên nghiệp như hệ thống nhà vệ sinh, chính sách thanh toán điện tử linh hoạt.
Còn theo Giám đốc Công ty lữ hành S-Travel Nguyễn Hồng Thắng, Hà Tĩnh cần có quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết cho các khu du lịch, tránh đầu tư dàn trải, ồ ạt làm mất cảnh quan, bản sắc, có thể gây lãng phí, trong đó cần tập trung cho du lịch sinh thái, tự nhiên.
Khảo sát cơ sở sản xuất mật ong rừng. Ảnh: Hoàng Quyên
Đóng góp cho hoạt động liên kết du lịch giữa Hà Nội với tỉnh Hà Tĩnh, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn khảo sát sản phẩm du lịch tới các tỉnh miền Trung, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Tĩnh Trần Quốc Lâm thông tin, tới đây, Hiệp hội sẽ thực hiện chương trình ký kết với đường sắt Việt Nam với kỳ vọng sẽ mở thêm tuyến mới để du khách miền Bắc dễ dàng du lịch Hà Tĩnh.
Yên Bái dồn sức phát triển du lịch dịp cuối năm Yên Bái đang dồn sức phát triển du lịch để trở thành 'điểm đến lý tưởng' của du khách dịp cuối năm. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 lịch sử, song bằng nhiều giải pháp đồng bộ, các đơn vị, địa phương trên địa bàn đã tích cực đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch phát triển du...