Kỳ diệu: Đối mặt với “án tử”, trải qua 23 cuộc phẫu thuật trong 8 năm, vẫn đỗ Đại học Y
8 năm trước, Nguyễn Anh Nhi bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, phải cắt toàn bộ đại tràng, tử cung, mất hầu hết thành bụng… nên chỉ nghĩ đến việc sống sót được khi trải qua 23 cuộc phẫu thuật đã là kỳ tích.
Vậy mà kỳ diệu hơn, cô vừa thỏa ước mơ đỗ Đại học Y Hà Nội…
Hình ảnh bệnh nhân Nhi khi điều trị tại Bệnh viện Việt Đức với thành bụng mất hầu hết
Khi kết quả tuyển sinh đại học năm 2019 vừa được công bố, ước mơ trở thành nhân viên y tế để cứu những người bệnh từng đứng trước “cửa tử ” giống như mình của Nguyễn Anh Nhi (Ngọc Lặc, Thanh Hóa) đã bước đầu trở thành sự thật, khi em đỗ vào trường Đại học Y Hà Nội.
Cách đây 8 năm (ngày 1-12-2011), sau khi tan trường, trên đường về, bé Nguyễn Anh Nhi (lúc đó mới 11 tuổi) bị tai nạn va chạm với xe tải chở cát, được mọi người đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ngọc Lặc, sau đó chuyển thẳng ra bệnh viện Việt Đức trong tình trạng thập tử nhất sinh.
Đến bệnh viện Việt Đức, Nhi được đưa ngay vào phòng phẫu thuật, ca mổ tiến hành xuyên đêm đến tận sáng hôm sau với một loạt các tổn thương nghiêm trọng: đụng dập và mất toàn bộ tổ chức thành bụng, đại tràng và ruột non tổn thương trên nhiều đoạn, mất rất nhiều máu trong ổ bụng.
Các bác sĩ và nhân viên y tế đã cố gắng mọi nỗ lực đễ giữ lại được sự sống mong manh cho cháu. Biên bản phẫu thuật ghi: Cắt toàn bộ đại tràng, toàn bộ tử cung buồng trứng 2 bên, một phần bàng quang và niệu quản. Đặc biệt, bệnh nhân mất hầu hết thành bụng nên sau mổ bệnh nhân được đặt miếng gạc che tạm các nội tạng bên trong để chăm sóc.
Và điều kì diệu đã xảy ra, sau ca mổ cấp cứu, dần dần cháu bé tỉnh lại, mở mắt và nhận ra mọi người. Dù vậy, những ngày tháng tiếp theo vẫn là những ngày tháng đối đầu với bệnh tật đầy gian nan, khi bệnh viện gần như trở thành ngôi nhà thứ hai của em.
Trong vòng 8 năm kể từ vụ tai nạn, Nhi đã trải qua tổng số 23 ca phẫu thuật các loại với đủ các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Việt Đức, thậm chí có cả các cuộc hội chẩn xuyên biên giới với các chuyên gia từ Pháp, Mỹ… mỗi khi có dịp.
Video đang HOT
Nhi và gia đình đến cảm ơn các thầy thuốc Bệnh viện Việt Đức trước ngày nhập học
PGS.TS Nguyễn Đức Chính, Trưởng khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn – Bệnh viện Việt Đức, cũng là người đã theo sát bệnh nhân Nguyễn Anh Nhi từ những ngày đầu, cho biết: Trường hợp bệnh nhân này không phải là ca cực kỳ nguy hiểm nhưng phức tạp ở chỗ có nhiều tổn thương cùng lúc phải xử lý, trong khi thể trạng cô bé rất yếu.
“Hơn nữa, bệnh nhân mất toàn bộ thành bụng, việc chăm sóc và sửa chữa như là điều không tưởng. Song chính quyết tâm của gia đình, nghị lực của bệnh nhân Nhi đã làm cho chúng tôi thêm động lực để điều chị cho cháu” – PGS.TS Chính chia sẻ.
Bác sĩ Trần Tuấn Anh – một trong những người tham gia phẫu thuật và điều trị cho bệnh nhân Nhi – cũng cho biết, đây là một ca bệnh rất đặc biệt, ngay cả trong y văn thế giới cũng hiếm gặp, do vậy, các chuyên gia chỉ khuyên bệnh nhân và gia đình nên chờ đợi vào những tiến bộ y học.
“Quan trọng nhất là bệnh nhân mất toàn bộ thành bụng, chúng tôi dùng miếng lưới (mesh) che phủ nội tạng và đã có hiệu quả. Qua nhiều quá trình chăm sóc, tổ chức hạt mọc và tạo thành thành bụng mới như bây giờ. Tuy nhiên thành bụng này không hề có cơ, cân… và những thành phần giữ như cấu tạo thành bụng bình thường” – bác sĩ Tuấn Anh kể.
Điều kỳ diệu hơn là bệnh nhân sau đó không chỉ vượt qua bệnh tật mà hòa nhập cuộc sống và vươn lên trong học tập, để đến bây giờ, sau 8 năm, đã trở thành tân sinh viên Đại học Y, bước đầu thỏa nguyện vọng trở thành nhân viên y tế để sau này phục vụ bệnh nhân, dù con đường phía trước của em còn nhiều thử thách.
Trở lại Bệnh viện Việt Đức thăm khám trước khi đi nhập học tại trường Đại học, Nguyễn Anh Nhi xúc động chia sẻ: Những ngày tháng qua, được điều trị và chăm sóc tận tình bởi các thầy thuốc, em cảm thấy mình như được sinh ra thêm một lần nữa.
“Cháu đã đem niềm yêu mến vô cùng với các thầy thuốc, cháu cố gắng học tập và mơ ước một ngày nào đó sẽ được khoác lên mình chiếc áo trắng của sự thân thương, chia sẻ và thấu hiểu. Ngày hôm nay, cháu đã đạt được một phần ước nguyện của cuộc đời khi thi đỗ vào trường Đại học Y Hà Nội, cháu cảm thấy rất xúc động…” – Nguyễn Anh Nhi nói.
Theo anninhthudo
Bé trai 2 tuổi suy dinh dưỡng, nôn ói liên tục vì bệnh lý hiếm gặp
Ngày 27/6, Bệnh viện Quốc tế Vinh cho biết, vừa cấp cứu thành công bé 25 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng, nôn ói liên tục vì bệnh lý hiếm gặp.
Bác sĩ đang thực hiện phẫu thuật.
Trường hợp nói trên là bé H.M.P, 25 tháng tuổi, ở Nghi Hưng, Nghi Lộc, Nghệ An chỉ nặng vỏn vẹn 7kg, thường xuyên nôn ói từ lúc mới sinh. Đặc biệt, tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn từ khi bé bắt đầu ăn dặm và dần chuyển sang thức ăn thô. Dù cha mẹ đã đưa bé đi khám nhiều nơi (kể cả ở Hà Nội) những vẫn không tìm ra nguyên nhân.
Ngày 14/6/2019, bé P. nhập viện trong tình trạng thể trạng suy dinh dưỡng nặng, nôn ói nhiều, thậm chí nôn ra thức ăn của ngày hôm trước. Ba mẹ của bé rất lo lắng vì đã khám nhiều nơi nhưng chưa giải quyết được bệnh cho bé.
Sau khi được bác sĩ ngoại Nhi thăm khám, kết hợp với chụp X -quang ổ bụng không chuẩn bị có hình ảnh bóng hơi kép, chụp lưu thông ruột kết quả dạ dày giãn to đến đoạn DII tá tràng, thuốc vẫn xuống tận đại tràng.
Hình ảnh chụp X- quang dạ dày giãn lớn.
Chụp MSCT 128 dãy phát hiện dạ dày bệnh nhi giãn to có chứa nhiều thức ăn mặc dù đã cho bé nhịn ăn từ chiều hôm trước. Với kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bé P. được chẩn đoán tắc tá tràng không hoàn toàn do màng ngăn niêm mạc. Bệnh nhi có chỉ định phẫu thuật giải phóng màng ngăn niêm mạc.
Vì thể trạng yếu nên trước khi phẫu thuật, bé được điều trị hồi phục điện giải và bổ sung dinh dưỡng. Ngày 21/6/2019, thể trạng được cải thiện và tiến hành phẫu thuật. Cuộc mổ diễn ra trong vòng 60 phút, bác sĩ xác định dạ dày và tá tràng của bé bị giãn to, tiến hành cắt bỏ màng ngăn tá tràng và tái lập lưu thông đường tiêu hóa.
Sau 2 ngày phẫu thuật, bé đã có thể ăn uống bình thường và xuất viện sau 5 ngày. Để đánh giá khả năng tình trạng phục hồi một cách hoàn thiện, bé được hẹn tái khám sau 1 tháng.
Hình ảnh MSCT dạ dày giãn lớn chứa nhiều thức ăn và gấp khúc.
Tắc tá tràng là dị tật bẩm sinh của đường tiêu hóa làm bít tắc hoàn toàn hoặc một phần tá tràng (đoạn đầu của ruột non), màng ngăn nằm ở đoạn D2 chiếm 85 - 90% các dị tật màng ngăn.
Đây là bệnh lý tương đối hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 1/6000 ở trẻ mới sinh, bé trai thường mắc bệnh nhiều hơn bé gái và thường kết hợp 1 số dị tật khác như: Dị tật tim, hội chứng Down và các dị tật khác đường tiêu hóa.
Hình ảnh màng ngăn niêm mạc được các bác sĩ phẫu thuật thành công.
BSCKI Nguyễn Văn Tuấn có nhiều kinh nghiệm trong chuyên khoa ngoại Nhi, trực tiếp phẫu thuật cho biết: "Bệnh lý tắc tá tràng hoàn toàn là một cấp cứu ngoại khoa ở trẻ sơ sinh. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời trẻ bị tắc đường tiêu hóa, ói mất dịch, sụt cân, rối loạn điện giải, sốc, co giật và có thể dẫn đến tử vong.
Với thể bệnh tắc tá tràng không hoàn toàn ở giai đoạn sơ sinh và trước ăn dặm, trẻ có thể có nôn trớ nhiều hơn so với trẻ bình thường. Tuy nhiên, đến tuổi ăn dặm trở đi, sự xuất hiện nôn trớ sau ăn tăng lên về số lần và số lượng, bụng chướng nhiều vùng thượng vị, lúc này trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi cọc và suy kiệt. Và các bà mẹ nên thực hiện siêu âm toàn diện ở 3 tháng cuối thai kỳ để tầm soát và can thiệp sớm cho bé ngay sau sinh".
Thông tin thêm về bệnh lý:
Tá tràng nguyên thủy là ống rỗng từ tuần thứ 4 của thai kỳ, nút liên bào phát triển mạnh, làm ống tá tràng đặc lại, đến tuần 8 - 10 xảy ra quá trình không bào hóa, khối liên bào hình thành các khoang rỗng, các khoang rỗng này sau đó nối lại với nhau làm tá tràng thông lại. Mọi khiếm khuyết trong quá trình "thông hóa" ngừng lại sẽ gây ra màng ngăn tá tràng.
Nôn, trướng bụng là dấu hiệu sớm và là lý do bố mẹ cần đưa trẻ đi khám. Tình trạng này kéo dài sẽ gây rối loạn điện giải và suy dinh dưỡng.
Nguyễn Phê
Theo Dân trí
Bầy giun lớn làm tắc ruột bé trai 3 tuổi Bệnh nhi ở Thái Nguyên mệt mỏi, trướng bụng, đau quặn từng cơn, bác sĩ phát hiện nhiều búi giun trong lòng ruột. Bé được bố mẹ đưa đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên khám hôm 5/3. Các bác sĩ siêu âm thấy có nhiều giun trong lòng ruột bệnh nhi. Sau khi dùng thuốc tẩy giun, bé nôn ra...