Kỳ diệu Cuba
Bất chấp đang bị bao vây cấm vận, Cuba vẫn tiếp tục làm nên điều kỳ diệu khi được đánh giá dẫn đầu thế giới về hoàn thành các chỉ tiêu phát triển con người.
Trong báo cáo về công tác trẻ em vừa được công bố, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc ( UNICEF) đã đánh giá cao những thành công của Cuba trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trẻ em cũng như thực hiện các chỉ tiêu phát triển con người. UNICEF khẳng định những thành công trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em của Cuba là nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của chính phủ trong việc cải thiện dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là trẻ em.
Đây không phải là điều bất ngờ bởi nhiều năm nay, Cuba luôn được thế giới nhắc tới như tấm gương trong việc bảo đảm an sinh xã hội. Hiện nay, Chính phủ Cuba vẫn tiếp tục bảo đảm khẩu phần lương thực cơ bản cho mọi đối tượng, khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ cho tới ít nhất là tháng thứ tư và bổ sung thêm các loại thực phẩm khác cho tới khi trẻ được 6 tháng tuổi. Vì thế mà Cuba là nước duy nhất ở khu vực Mỹ Latinh và Caribê không có trẻ em suy dinh dưỡng.
Đây là thành tựu rất ấn tượng nếu biết rằng trên thế giới vẫn còn khoảng 146 triệu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. Nếu tính theo tỷ lệ thì con số đó là 28% số trẻ em ở châu Phi, 17% ở Trung Đông, 15% ở châu Á, 7% ở Mỹ Latinh và Caribê, 5% ở Trung Âu. Không chỉ có vậy, Cuba hiện duy trì hệ thống y tế miễn phí cho tất cả mọi người, đồng thời thực hiện chương trình tiêm vaccine miễn phí phòng chống 13 loại bệnh phổ biến cho tất cả trẻ em.
Nhìn lại quá khứ, khi Cách mạng Cuba thành công năm 1959, chỉ có khoảng 10% số trẻ em có điều kiện được chăm sóc sức khỏe thường xuyên và khoảng gần 60% là được sinh ra tại các cơ sở y tế. Còn hiện nay, theo thông báo của Bộ Y tế Cuba, trong năm 2012, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh của nước này đã hạ xuống mức kỷ lục 0,47%, thấp hơn so với cả Mỹ, nước có trình độ phát triển rất cao về y tế.
Rất nhiều các chỉ số khác về phát triển con người của Cuba cũng gây ấn tượng đặc biệt. Chẳng hạn, với hơn 15,5% dân số trưởng thành có trình độ đại học, Cuba hiện là một trong những nước có tỷ lệ người tốt nghiệp đại học cao nhất khu vực Mỹ Latinh. Khi Cách mạng Cuba thành công, nước này chỉ có 3 trường đại học công lập với khoảng 15.000 sinh viên và 1.000 giảng viên. Còn Cuba ngày nay là trung tâm đào tạo không chỉ của khu vực Mỹ Latinh, mà còn cả của thế giới. Số sinh viên từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là của các nước đang phát triển, đến Cuba học đại học ngày càng tăng.
Bất chấp những khó khăn về kinh tế mà Cuba phải trải qua trong nhiều năm qua dưới sức ép của lệnh bao vây cấm vận mà Mỹ áp đặt, cũng như tác động của thiên tai, dịch bệnh, quốc đảo vùng Caribê này vẫn luôn là điểm sáng cho thế giới học tập. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi Hòn đảo Tự do vẫn phải gồng mình để vượt qua những khó khăn do chính sách bao vây cấm vận của Mỹ gây ra trong suốt nửa thế kỷ qua.
Theo ANTD
Cứu trẻ em là cứu thế giới
Tương lai của thế giới phụ thuộc vào trẻ em. Ấy thế nhưng cuộc sống của trẻ em trên trái đất hiện nay đang làm người ta phải lo ngại.
Cảnh lao động trẻ em ở Pakistan
Hôm 14-6 vừa rồi, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) đưa ra con số cảnh báo trong năm 2010, trung bình cứ 1.000 trẻ sơ sinh trên thế giới thì có 57 trẻ tử vong. Hàng năm có nhiều triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở khu vực Nam sa mạc Sahara châu Phi và Nam Á chết do các căn bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được. Còn theo một báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong 215 triệu trẻ em trên thế giới thì có khoảng 115 triệu em đang tham gia những công việc nguy hiểm. Cứ mỗi phút trôi qua là có một trẻ em bị tai nạn, bệnh tật hoặc chấn thương do lao động.
Cũng theo báo cáo của ILO, số trẻ em bị buộc tham gia các công việc nguy hiểm nhiều nhất ở châu Á và Thái Bình Dương, lên tới 48 triệu em và chiếm 5,6% tổng số trẻ em trên toàn thế giới. Theo sau là Mỹ Latinh và các nước khu vực cận Sahara. Báo cáo của ILO còn cho thấy không chỉ những nước đang phát triển mới nảy sinh vấn đề sử dụng lao động trẻ em vào những công việc nguy hiểm mà xảy ra cả ở Mỹ và châu Âu.
Chính vì thế Quỹ Nhi đồng LHQ cùng các đối tác chính phủ, xã hội dân sự, khu vực kinh tế tư nhân và các tổ chức tôn giáo đã khởi động chiến dịch toàn cầu nhằm chấm dứt tình trạng trẻ bị tử vong do những bệnh có thể phòng ngừa. Các tổ chức này đã lên tiếng kêu gọi thế giới hành động để giảm số trẻ sơ sinh bị thiệt mạng từ mức 57/1000 xuống dưới 20 trẻ vào năm 2035. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có 45 triệu trẻ em trên toàn cầu giữ được tính mạng vào năm 2035.
Để đạt được mục tiêu này, Quỹ Nhi đồng LHQ cho rằng cần tập trung vào 5 lĩnh vực chủ chốt: tăng cường các nỗ lực cứu trẻ em ở 24 nước hiện chiếm tới 80% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi bị chết trên toàn cầu; tăng cường quyền tiếp cận y tế của dân cư hiện chưa được tiếp cận rộng rãi các dịch vụ y tế; xử lý tốt hơn 5 nguyên nhân hiện khiến 60% số trẻ em bị chết trên thế giới bao gồm các bệnh viêm phổi, tiêu chảy, sốt rét, sinh non và tử vong trong thời gian sinh đẻ.
Tổng Giám đốc UNICEF A. Lake nhấn mạnh thế giới đã có các công cụ, các biện pháp điều trị và kỹ thuật để cứu hàng triệu trẻ em mỗi năm. Tuy nhiên, thế giới cũng cần đổi mới các công cụ này, cũng như tăng cường ý chí chính trị để kết quả của những nỗ lực quốc gia và quốc tế tới được trẻ em. Ngoài các chương trình y tế, UNICEF khẳng định mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được bằng việc các nước cần tập trung đầu tư vào giáo dục trẻ em gái, trao quyền cho phụ nữ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phổ quát, nhất quán quanh mục tiêu chung và sử dụng các tiêu chuẩn chung để đánh giá các tiến bộ của tiến trình cứu trẻ em toàn cầu.
Với nạn lạm dụng lao động trẻ em, Tổ chức Lao động quốc tế cho biết nguyên nhân căn bản là do hoàn cảnh gia đình buộc các em phải tham gia kiếm tiền, giá lao động trẻ em rẻ mạt, trẻ em dễ sai bảo hơn người lớn và cũng thường ít dám phàn nàn hay cãi lại. Các em bị buộc phải làm nhiều giờ hơn người lớn. Để chấm dứt vấn nạn này, ILO kêu gọi giám sát kết quả và chú ý hơn đến trẻ em bị thiệt thòi nhất về xã hội và trẻ em dễ bị tổn thương về xã hội. Hiện nay, trong tổng số 183 nước thành viên của ILO, đã có 173 nước cam kết giải quyết vấn đề lao động trẻ em.
Theo ANTD
Cảnh báo về tình trạng sử dụng lính trẻ em tại Mali Trong buổi họp báo ngày 17/8 tại Geneva, Thụy Sĩ, phát ngôn viên của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã cảnh báo tình trạng sử dụng trẻ em vào các mục đích quân sự tại Mali Các tay súng Hồi giáo Mali phá hủy một ngôi đền cổ tại Timbuktu ngày 1/7. (Nguồn: AFP/TTXVN)UNICEF đồng thời yêu cầu các bên trong...