Kỳ 2: Cộng đồng quá dễ dãi với những sai phạm của các TikToker
Mạng xã hội biến những con người không có gì trở thành nổi tiếng chỉ trong phút chốc. Từ anh xe ôm, bà nông dân, chị lao công, bà bán trà đá đến giáo sư, tiến sĩ…
khi đã lên mạng xã hội đều có cơ hội nổi tiếng như nhau.
Căn bệnh “ngáo quyền lực” của TikToker tại Việt Nam và làn sóng tẩy chay
Dù cho bị cả người dùng tẩy chay lẫn khóa tài khoản TikTok, nhưng TikToker vi phạm vẫn có “đất sống” khi quay trở lại.
Ảo tưởng mình là cái rốn của vũ trụ
Không cần biết họ đến từ đâu, làm nghề gì, nhưng khi những quan điểm cá nhân của họ phút chốc được chia sẻ, tung hô trên mạng, được dân mạng khoác cho những danh xưng mỹ miều như “nhà sáng tạo nội dung”, “chiến thần”, “bà trùm”. Họ không đi lên bằng tài năng, thực lực, bằng những giá trị để khán giả có thể học theo hay truyền cảm hứng, những người này đi lên bằng khả năng và tốc độ phủ sóng trên mạng.
Về hiện tượng các TikToker hạn chế về tài năng nhưng lại không giới hạn chiêu trò, nhiều người cho rằng, một phần cũng do thuật toán của TikTok. Theo đó, thói quen của con người đang được TikTok tận dụng một cách triệt để. Bởi lẽ, nếu như các nền tảng khác ưu tiên sự tương tác, thì TikTok ưu tiên sự chú ý. Thuật toán không quan tâm đến người xem có thích video hay đăng nhận xét ghét bỏ như thế nào, nó chỉ quan tâm rằng có bao nhiêu người đã xem và sau đó tiếp tục cho thấy nhiều thứ khác tương tự.
Và đương nhiên, sự “bật đèn xanh” của TikTok được các TikToker này nhanh chóng “thấu hiểu”. Nắm bắt khá rõ trào lưu cũng như xu hướng của TikTok, các TikToker không ngần ngại sản xuất, nghĩ ra những chiêu trò để hòng mong kéo lượt người xem trên nền tảng này. Và dĩ nhiên, hàng loạt các TikToker nổi tiếng, đình đám nổi như cồn chỉ bởi có vài chục giây ngắn ngủi mà chẳng cần đầu tư về chuyên môn hay kiến thức.
Video đang HOT
Mạng xã hội nói chung và TikTok nói riêng đã sản sinh ra một loạt những người nổi tiếng không chuyên nghiệp nhưng ảo tưởng mình là cái rốn của vũ trụ. Và bởi thiếu hiểu biết, nên một TikToker tay ngang mới dám chê bác sĩ chuyên ngành da liễu không hiểu gì về da cũng như dược phẩm, một TikToker đang ở lĩnh vực mỹ phẩm quay ngang sang review mảng ẩm thực mà không hề ý thức rằng mình không có kiến thức, càng không đủ hiểu biết hay tinh tế để cảm nhận các món ăn vùng miền khác nhau…
Thế nhưng, các clip ấy vẫn phát tán và thu hút một lượng người xem không ít. Và khi sở hữu lượng một lượng theo dõi nhất định, tất cả các video của những người này đăng tải tiếp tục thu hút. Tình trạng này kéo theo phản ứng dây chuyền, một số người có sức ảnh hưởng thường được đối xử đặc biệt hơn khi sử dụng dịch vụ ở nhà hàng, khách sạn, cửa hàng…
Và khi được đối xử đặc biệt một cách thường xuyên, những người này dễ sinh ra tâm lý mặc định. Suy nghĩ này dần tạo một thói xấu. Nếu không được đối xử đặc biệt, họ cho là thiếu công bằng. Không ít trường hợp những người có tiếng tăm trên mạng xã hội coi nhóm người theo dõi của mình là đại diện của cả thế giới. Vì thế, họ cho rằng ý kiến của mình luôn hay, luôn đúng.
Đằng sau ánh hào quang
Đằng sau ánh hào quang trên mạng xã hội, dĩ nhiên, số tiền của các TikToker kiếm được từ các nhãn hàng tranh thủ trào lưu để tăng doanh số cũng không ít. Vậy nên, càng thúc đẩy những người có ít chiêu trò gia nhập vào lực lượng TikToker này…
“Căn bệnh” ngáo quyền lực là nguyên nhân của các hành vi xấu xí trên mạng, của thói đàn áp, tấn công bằng bàn phím, và cũng là lý do của các hành vi lệch chuẩn. Đó là những thứ đáng lên án. Song chính công chúng và những tò mò, hóng hớt đã cổ vũ thêm cho những người nổi tiếng đi xa hơn vào con đường vi phạm pháp luật.
Không cần tài năng mà nghiễm nhiên nổi tiếng, bài đăng càng nhiều lượng người quan tâm lại càng được xuất hiện nhiều để có thêm người thích, bình luận, chia sẻ. Nội dung không còn là “vua” – thuật toán mới là vua đưa các “ông hoàng”, “bà chúa” vô danh nơi nào đó chễm chệ bước lên vũ đài danh vọng.
Theo các chuyên gia, khi khán giả liên tục phải tiếp nhận những nội dung như vậy trên truyền thông, tiêu chuẩn của họ về tài năng cũng thấp dần đi. Họ không xem những nội dung “chất lượng” – họ xem những nội dung được nhiều người khác xem. Điều này đặc biệt đúng với giới trẻ khi việc chạy theo số đông là điều các em luôn muốn làm để mình không lạc lõng.
Mối quan hệ giữa nội dung và thị hiếu khán giả như một vòng luẩn quẩn: Nội dung không chất lượng nhưng vẫn được khán giả đón nhận, đón nhận nhiều những nội dung như vậy dẫn đến tiêu chuẩn về thị hiếu của khán giả đi xuống và khi các idol giới trẻ thấy những nội dung “không chất lượng” của mình vẫn được đón nhận, họ vẫn sẽ tiếp tục sản xuất.
Và cũng bởi lẽ, trên các nền tảng mạng xã hội, cộng đồng cũng quá dễ dãi với những sai phạm của các TikToker. Không hiếm các người nổi tiếng từng vi phạm pháp luật, nhưng sau khi nộp phạt hành chính, xin lỗi… xong họ vẫn tiếp tục lên mạng dẫn dắt người hâm mộ bằng những hành vi lệch chuẩn, bằng tin giả, bằng việc tấn công cá nhân và tổ chức.
Lạ lùng là, sau những phản ứng gay gắt, chỉ trích kịch liệt, mọi chuyện đâu lại vào đấy. Dân mạng vẫn đổ xô vào xem, vào theo dõi những kênh TikTok được “điểm mặt đặt tên” là lệch chuẩn này. Để rồi, một bộ phận TikToker cứ ngỡ càng “tai tiếng” sẽ càng “nổi tiếng”, sẽ “hốt view” nên không ngại ngần, thậm chí vô tư và thản nhiên thực hiện những nội dung mang tính phản cảm. Chính điều ấy khiến giới “TikToker lệch chuẩn” ngày càng xuất hiện nhiều như nấm sau mưa.
Điều này dường như rất đúng với TikToker Nờ Ô Nô. Sau đoạn clip miệt thị người già gây phẫn nộ của Nờ Ô Nô, TikTok đã khóa tài khoản của thanh niên này vĩnh viễn với lý do vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
“Chúng tôi đã khóa tài khoản của người dùng @tuanbrice (hay còn được biết tới với tên gọi “Nờ Ô Nô”) vĩnh viễn vì những nội dung không phù hợp với tiêu chuẩn cộng đồng mà người dùng này đăng tải” – đại diện TikTok tại Việt Nam cho biết.
Chỉ ít ngày sau khi bị khóa tài khoản, Nờ Ô Nô tiếp tục mở một tài khoản mới, nhưng mạng xã hội TikTok đã thể hiện sự mạnh tay khi tiếp tục khóa tài khoản này.
Tuy nhiên, dường như sự cứng rắn của TikTok chỉ mang tính tạm thời. Cho đến khi dư luận dần lắng xuống, Nờ Ô Nô đã quay trở lại TikTok với một tài khoản mới và vẫn tiếp tục đăng tải những đoạn video theo phong cách quen thuộc.
Các đoạn video của Nờ Ô Nô đã nhanh chóng thu hút hàng trăm ngàn đến hàng triệu lượt xem chỉ trong một thời gian ngắn. Chỉ sau vài tháng bị cấm cửa, kênh TikTok mới của Nờ Ô Nô đã có hàng trăm ngàn người theo dõi.
Trước đó, dù bị cộng đồng mạng tẩy chay, nhưng kênh TikTok mới của Nờ Ô Nô (đã đổi tên) vẫn thu hút được một lượng người xem rất lớn, với phong cách làm video hầu như không thay đổi so với trước đây.
Điều này cho thấy bên cạnh nhóm các cư dân mạng tẩy chay Nờ Ô Nô, vẫn còn một lượng không nhỏ những người ủng hộ TikToker này. Ngoài ra, dường như TikTok cũng đang góp phần “đẩy view” cho TikToker này.
Đáng chú ý, Nờ Ô Nô không phải là TikToker duy nhất tại Việt Nam vẫn đang “sống tốt” và có lượng người xem lớn trên mạng xã hội, dù nội dung không có gì đặc sắc và thậm chí có phần dung tục, phản cảm.
(Còn nữa)
Người phụ nữ chửi tàn tệ lao công vì không bê nổi thùng rác: "Nhà mày không ra gì mới để mày làm cu li"
Người phụ nữ chửi tàn tệ cô lao công và cả gia đình khiến nhiều người phải bất bình. Nguyên nhân được cho là chỉ vì cô lao công không bê nổi thùng ra của gia đình người phụ nữ.
Mạng xã hội mới đây đã lan truyền đoạn clip một người phụ nữ liên tục mạt sát, chửi bới một nữ lao động và cả gia đình chị này một cách thậm tệ. Chẳng rõ thực hư câu chuyện thế nào nhưng theo trong đoạn clip, dân tình thấy người phụ nữ đang mặc đồ bộ đứng trước nhà và liên tục dành cho một nữ lao công những lời nói đầy xúc phạm như: "Nói cái gì, nói cho mày mở cái óc ra mà hiểu. Mày nhìn cái vị thế của mày so với tau coi có khác nhau không. Lấy cái thằng chồng mà nó ngu vậy cho mình đi làm cu li mà không biết nhục còn la làng. Mày mất dạy nên tau chửi, chửi cho mày mở cái óc mày ra...".
Người phụ nữ liên tục dành nhiều lời xúc phạm cho chị lao công
Không chỉ dành nhiều lời khó nghe cho nữ lao công, người phụ nữ này còn "đụng chạm" đến gia đình họ hàng và lôi chồng của chị lao công ra mạt sát. Chẳng hạn một số câu như: "Cái nòi nhà mày chắc nó không ra gì nên mới để cho mày đi làm con cu li vậy nè. Nhục nhất của con đàn bà là lấy chồng ngu. Mày có què cụt tay chân đâu mà lấy thằng chồng ngu dữ vậy. Ăn học rồi lấy thằng chồng cao to lên như vậy nè. Sống vậy chi cho nó nhục..."
Về phần nữ lao công, chị chỉ kịp xen vào vài câu nói. Dù bị xúc phạm nhưng chị vẫn giữ bình tĩnh, thậm chí còn "dạ thưa" và phân trần: "Tự nhiên chị ra chị chửi chứ ai nói gì đâu. Không có những người như em thì rác chị để đâu. Chồng em đâu có gì đâu mà chị chửi...".
Từ lời giải thích của chị lao công trong đoạn clip, cư dân mạng đoán nguyên nhân xảy ra tranh cãi là do người phụ nữ chủ nhà yêu cầu chị lao công bưng thùng rác đi đổ. Tuy nhiên, thùng rác của gia đình người phụ nữ quá lớn, chị không bê nổi nên dẫn đến cớ sự. Chị lao công giải thích trong clip: "Cái thùng đó bê lên nó nặng, đâu ai bê nổi, chị mua cái thùng nhỏ như vậy nè chứ cái thùng kia nó cao to quá...".
Nguyên nhân được cho là xuất phát từ việc chị lao công không bê nổi thùng rác
Theo báo Thanh Niên, người phụ nữ trong clip tên N (ngụ tại TP. Bảo Lộc), còn chị lao công là N.T.H (lao động của công ty CP Công trình đô thị Bảo Lộc). Sự việc xảy ra vào chiều 18.6 tại đường Phạm Ngọc Thạch. Lãnh đạo UBND TP.Bảo Lộc cũng xác nhận với Thanh Niên : "Hiện UBND TP.Bảo Lộc đã giao Công an, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố cùng UBND P.Lộc Phát xác minh xử lý việc nữ lao công bị xúc phạm danh dự này".
Phòng trọ 'bẩn không tưởng' của cô gái 23 tuổi, chủ nhà tiết lộ cái kết bức xúc Không có người lao công nào nhận lời dọn dẹp căn phòng, dù anh Nguyễn Đình Sơn (Quận 1, TPHCM) - chủ nhà trọ - đã cố gắng trả giá cao. Gặp khách thiếu ý thức, ở bẩn, bừa bộn là nỗi ám ảnh của nhiều chủ trọ. Dẫu biết khách thuê đã trả tiền nhà thì việc ăn ngủ, được tự do...