Kubanochoerus gigas: Loài lợn cổ xưa có sừng giống như kỳ lân trong thần thoại
Kubanochoerus gigas còn được gọi là lợn kỳ lân vì chúng sở hữu một chiếc sừng mọc ra từ giữa trán.
Hóa thạch là công cụ tốt nhất để tìm hiểu về các sinh vật đã tuyệt chủng. Hóa thạch sớm nhất của các loài động vật trong họ Suidae có từ kỷ nguyên Oligocene, khoảng 23-33 triệu năm trước. Họ Suidae bao gồm lợn lòi, lợn trang trại và babirusa . Có khoảng 16-18 loài đã tuyệt chủng trong họ Suidae. Và loài “lợn kỳ lân” hiện đã tuyệt chủng nặng gần 500 kg, có một chiếc sừng trên đầu cũng là một trong số đó.
Các chi Libycochoerus và Megalocherus từng được gán cho Kubanochoerus nhưng hiện được coi là khác biệt dựa trên các chi tiết nhỏ về răng và sọ.
Kubanochoerus là một chi lợn chân dài đã tuyệt chủng sống từ đầu đến giữa thời kỳ Miocen. Kubanochoerus gigas là loài lớn nhất trong chi này và có chiều cao khoảng 3,3 feet, và ước tính nặng khoảng 1.100 pound. Hộp sọ của kubaanochoerus có một phần xương lớn nhô ra khỏi đỉnh đầu của chúng. Ngoài ra chúng còn có hai chiếc sừng nhỏ hơn nhô ra khỏi đầu, ngay trên lông mày.
Người ta tin rằng chỉ có con đực mới có chiếc sừng giống kỳ lân mọc trên đầu. Con vật này có đôi chân dài và thân hình cường tráng giống như nhiều loài lợn hiện đại.
Con đực của loài này sở hữu một chiếc sừng lớn trên trán, có thể được dùng với mục đích giao chiến với các con đực cùng loài. Lợn kì lân từng sống ở vùng bây giờ là Nga và Trung Quốc, các cá thể trưởng thành của loài có thể đạt tới cân nặng 500 kg, cùng chiều cao ngang vai là 1,2m.
Hóa thạch đầu tiên của Kubanochoreus được phát hiện ở Trung Quốc vào năm 1928. Ban đầu, chúng được xếp vào chi Listriodon. Kubanochoerus được mô tả lần đầu tiên vào năm 1955. Việc phân loại các hóa thạch trong chi kubaanochoerus đã gây nhiều tranh cãi.
Trung Quốc, Châu Phi và các nước Á-Âu là nơi phát hiện hóa thạch của loài này. Một hóa thạch hộp sọ lớn với phần nhô ra giống sừng là một trong những khám phá quan trọng nhất giúp xác định Kubanochoerus gigas. Các hóa thạch răng và hàm dưới khác cũng đã giúp xác định các loài động vật trong chi.
Một cuộc tranh luận đã xảy ra về việc các hóa thạch được phát hiện liệu chúng có nên được xếp vào các chi Libycochorues, Megalochorues hay kubanochoerus hay không trong suốt nhiều năm.
Loài Kubanochoerus massai ban đầu được cho là một loài Châu Phi thuộc chi này, vì mẫu vật đầu tiên có chung sừng lông mày đặc trưng của chi. Tuy nhiên, gần đây, Kubanochoerus massai đã được tách ra thành chi riêng của nó, Libyochoerus.
Kubanochoerus gigas là loài lớn nhất trong chi, các loài khác trong chi này bao gồm Kubanochoerus lantianensis, Kubanochoerus mancharensis, Kubanochoerus minheensis, Kubanochoerus parvus và Kubanochoerus robustus. Việc phát hiện ra những hóa thạch được bảo quản tốt hơn và nhiều nghiên cứu hơn trong tương lai sẽ giúp làm sáng tỏ những nhầm lẫn về loài lợn khổng lồ cổ đại này.
Các loài kubaanochoerus lớn nhất có khả năng sống trong môi trường sống mở, vì kích thước của nó đã bảo vệ nó. Các loài nhỏ hơn có thể đã sống ở những khu vực rừng rậm có mái che. Rừng thưa, thảo nguyên hoặc hỗn hợp giữa hai loại này là môi trường sống mà loài này có khả năng sinh sống. Kubanochoerus sống trên khắp Âu-Á và Châu Phi từ giai đoạn Burdigalian đến Tortonian của thời kỳ Miocen.
Lợn hiện đại ăn bất cứ thứ gì chúng bắt gặp, và người ta cho rằng lợn kỳ lân cũng vậy. Thịt có thể là một phần trong chế độ ăn uống của chúng. Chúng có thể đã ăn thịt những động vật nhỏ hơn mà chúng bắt gặp hoặc ăn thịt xác chết. Mõm của lợn kỳ lân không đào đất tốt như lợn hiện đại vì mũi của chúng không cao bằng.
Các mối đe dọa mà kubaanochoerus phải đối mặt trong tự nhiên có thể bao gồm nimravids hoặc mèo răng kiếm, gấu chó, cũng có khả năng săn loài này nếu chúng bắt gặp.
Loài lợn này cũng có răng nanh để tự vệ giống như loài lợn hiện đại Trong khi nhiều loài săn mồi lớn sống trong thế Miocen, kubanochoerus có thể đã sử dụng răng nanh và chiếc sừng lớn của mình để cạnh tranh thức ăn tốt hơn với những loài lợn khác.
Kubanochoerus gigas sống cách đây khoảng 15-7 triệu năm trong thế Miocen từ giữa đến cuối, và phân bố trên một phần lớn lục địa Á-Âu với các hóa thạch được biết đến từ cả Georgia và Trung Quốc.
Nó là một trong những loài lợn lớn nhất được biết đến từng sống, lớn hơn một chút so với loài lợn rừng khổng lồ hiện đại với chiều cao tính đến vai khoảng 1,2m. Nhưng đặc điểm nổi bật nhất của nó là một chiếc sừng lơn mọc ra từ giữa trán, và một cặp nhỏ phía trên mắt hướng về phía trước trên trán.
Tuy nhiên trong những khám phá khảo cổ, người ta đã phát hiện ra số mẫu vật thiếu chiếc sừng lớn, vì vậy một số nhà cổ sinh vật học coi đó là một đặc điểm dị hình giới tính chỉ có ở con đực. Nhưng hiện vẫn chưa rõ điều này có thực sự đúng hay không, vì ít nhất một hộp sọ “không sừng” đã được báo cáo với những chiếc ngà lớn hơn đặc biệt cũng liên quan đến lợn đực – vì vậy có thể Kubanochoerus có sừng và không sừng thực sự có thể là những loài riêng biệt!
Bộ dạng 'không thường thấy' của chúa tể rừng xanh khi bị hơn 100 con trâu rừng châu Phi truy đuổi
Từ một kẻ săn mồi ngạo nghễ, tùy sinh tùy sát muôn loài, sư tử bị chính những con mồi của mình truy đuổi.
Sư tử là loài động vật được mệnh danh là vua của muôn loài, ông hoàng của thảo nguyên, bậc thầy trong việc săn bắt và cũng là biểu tượng của sức mạnh.
Không phải tự nhiên sư tử được thiên hạ ban cho những danh xưng hoa mỹ như thế. Chúng là giống mèo lớn thứ hai trên Trái đất, sau hổ.
Tiếng gầm của sư tử có thể vang xa tới 8 km, có thể làm khiếp vía bất cứ loài vật nào. Tầm nhìn của sư tử nhạy cảm với ánh sáng gấp 6 lần so với con người, đem đến lợi thế cho việc săn mồi vào ban đêm. Vũ khí của sư tử, bộ móng vuốt có thể dễ dàng thu gọn, duỗi ra giúp chúng có thể kiểm soát thời điểm cần giết con mồi.
Không những mạnh mà còn nhanh, sử tử có khả năng đạt tốc độ lên đến 80 km/h trong thời gian rất ngắn, nhảy xa tới hơn 10 m.
Hầu như các con mồi của sư tử như lợn rừng, lợn lòi, trâu, linh dương châu Phi, hươu nai, linh dương Gazen hay ngựa vằn... rất ít có "cửa" sống sót khi phải đối mặt với chúng. Tuy nhiên, đôi lúc "gió vẫn đổi chiều", khi mà số lượng những loài động vật - vốn dĩ là con mồi áp đảo hơn hẳn so với kẻ đi săn, giống như trong câu chuyện dưới đây.
Sư tử sợ hãi đến độ phải nhảy lên cây để trốn chạy.
Anh Neelutpaul Barua, người Ấn Độ trong chuyến đi thực tế tại công viên Quốc gia hồ Nakuru ở Kenya đã may mắn chứng kiến khung cảnh có một không hai.
Không rõ nguyên nhân gì mà một con sư tử đực bị hơn 100 con trâu rừng châu Phi truy đuổi. Trâu rừng châu Phi là loài động vật to lớn có chiều dài khoảng 1,7 - 3,4 m, cân nặng từ 500 kg - 1 tấn và có thể bứt tốc lên đến 50 - 60 km/h.
Tuy nhiên, sức nặng của cơ thể đã khiến nó không thể leo lên cao.
Con sư tử vì quá sợ hãi đã phải trên bò lên trên một cành cây để trốn chạy. Tuy nhiên, leo trèo chưa bao giờ là sở trường của sư tử, đặc biệt với tuổi tác và cân nặng của những con sư tử già đã khiến nó không thể trèo lên cao, đồng nghĩa với việc cơ thể dần bị trượt dài xuống dưới.
Biết không thể chạy được, con sư tử đành phải dùng đến chiêu cuối cùng.
Bị dồn vào chân tường, sư tử không còn cách nào khác ngoài việc thị uy bằng tiếng gầm vang trời trước bầy lũ kẻ thù đông đúc.
Chiêu thức "sư tử hống" oai danh thiên hạ đã cứu mạng con sư tử
Anh Barua cho biết: "Đàn trâu vốn dĩ là thức ăn của loài sư tử nay đã vùng dậy và chúng đã uy hiếp được kẻ thù của chúng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sư tử vẫn là một loài động vật đáng sợ, dù bị dồn vào chân tường, nó vẫn biết cách tỏa ra bá khí để đe dọa đối thủ. Cục diện của cuộc chiến thay đổi từ đuổi bắt thành trò chơi của sự kiên nhẫn. Khi mà hai bên đều có nỗi sợ riêng, không bên nào dám chủ động ra đòn trước, cuối cùng đàn trâu rừng đành phải bỏ cuộc nhìn con sư tử nhảy khỏi cành cây và trốn đi mất".
Body đẹp khó tin của chân siêu dài 1,1m Thanh Thanh Huyền Thanh Thanh Huyền luôn duy trì số đo 3 vòng cân đối: 85-61-89 (cm) và đặc biệt đôi chân dài 1,1m khiến nhiều người thèm muốn. MC Thanh Thanh Huyền (Nha Trang) là gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình khi dẫn dắt các chương trình về văn hóa, giải trí, cuộc thi về nhan sắc... Cô từng lọt top 15...