Kon Tum: Rà soát gói thầu mua sắm trang thiết bị dạy học nghi bị nâng khống
Nhiều thông tin cho rằng gói thầu mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 trên địa bàn tỉnh Kon Tum có dấu hiệu nâng khống giá trị cao hơn hàng chục tỉ đồng.
Chiều 28.2, bà Phạm Thị Trung, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum cho biết, đang rà soát báo cáo của Phòng Kế hoạch – tài chính về các nội dung liên quan đến gói thầu mua sắm thiết bị dạy học, đồng thời có báo cáo lên cấp thẩm quyền.
Tòa nhà A, khu hành chính tỉnh Kon Tum, nơi làm việc của Sở GD-ĐT Kon Tum. Ảnh ĐỨC NHẬT
Theo đó, thời gian qua có một số thông tin về gói thầu mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 trên địa bàn tỉnh Kon Tum có dấu hiệu nâng khống giá trị cao hơn hàng chục tỉ đồng. Hàng loạt trang thiết bị trúng thầu được cho là đều có giá cao hơn nhiều so với giá cả thị trường. Việc chênh lệch về giá có thể gây nguy cơ thất thoát ngân sách nhà nước, cơ quan chức năng cần thiết phải xem xét, khảo sát lại giá trị các hạng mục mua sắm của gói thầu.
Theo tìm hiểu, tháng 6.2021, Sở GD-ĐT Kon Tum ký duyệt gói thầu quyết định mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 trên địa bàn tỉnh. Đơn vị trúng thầu là Liên danh nhà thầu Công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Sao Mai và Công ty TNHH MTV sách thiết bị trường học Hà Nội. Giá trị gói thầu là trên 25,8 tỉ đồng, thuộc hợp đồng trọn gói. Gói thầu có nhiều hạng mục mua sắm như: tivi, bàn phím điện tử, máy tính xách tay…
Video đang HOT
Trao đổi với Thanh Niên, bà Phạm Thị Trung cho biết, quá trình thực hiện gói thầu theo đúng quy trình, quy định của pháp luật. Sau khi có thông tin phản ánh, đơn vị đã giao nhiệm vụ cho Phòng Kế hoạch – tài chính của sở khẩn trương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu nội dung giải trình các vấn đề. Đồng thời, rà soát các quy trình tham mưu triển khai các dự án liên quan, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp xử lý đối với các hạn chế, bất cập, khó khăn.
Kon Tum đặt mục tiêu trồng mới 500ha loài cây "quốc bảo", giao cho doanh nghiệp trồng 482ha
Năm 2022, tỉnh Kon Tum đặt ra mục tiêu trồng mới 500ha sâm Ngọc Linh và 2.000ha cây dược liệu khác. Trên cơ sở chỉ tiêu được giao, ngành nông nghiệp và các địa phương đã xây dựng phương án, chuẩn bị nguồn giống đảm bảo số lượng cũng như chất lượng nhằm thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Kon Tum đặt mục tiêu trồng mới 500ha loài cây "quốc bảo" sâm Ngọc Linh
Để trồng mới 500ha sâm Ngọc Linh, UBND tỉnh đã giao huyện Đăk Glei tổ chức thực hiện trồng 10ha trong nhân dân và huyện Tu Mơ Rông triển khai trồng 490ha. Riêng huyện Tu Mơ Rông sẽ phát triển 8ha sâm Ngọc Linh trong nhân dân, 482ha còn lại do các doanh nghiệp thực hiện.
Đối với 2.000ha được liệu khác, UBND tỉnh phân bổ cho các địa phương gồm thành phố Kon Tum 185ha, huyện Đăk Hà 165ha, Đăk Tô 150ha, Đăk Glei 300ha, Ngọc Hồi 100ha, Kon Rẫy 50ha, Kon Plông 400ha, Sa Thầy 100ha, Tu Mơ Rông 500ha và Ia H'Drai 50ha.
Nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch trồng dược liệu năm 2022, ngay từ cuối năm 2021, đầu năm 2022, các huyện, thành phố đã xây dựng phương án cung ứng và đăng ký nguồn giống cây, đặc biệt là giống sâm Ngọc Linh.
Chẳng hạn như ở huyện Đăk Glei, để thực hiện trồng mới 100.000 cây sâm Ngọc Linh (tương đương với 10ha), UBND huyện đã chủ động giao chỉ tiêu cho từng xã nằm trong vùng quy hoạch để triển khai cho nhân dân. Tuy nhiên, điều mà địa phương trăn trở nhất là chưa chủ động được nguồn giống tại chỗ.
Để đảm bảo kế hoạch trồng sâm vụ mới, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh ươm 7 triệu hạt giống. Ảnh: TH
Còn tại huyện Tu Mơ Rông, trên cơ sở được tỉnh giao, UBND huyện đã phân bổ chỉ tiêu cho các xã đăng ký thực hiện trồng mới 80.000 cây sâm Ngọc Linh (tương đương 8ha).
Các doanh nghiệp đăng ký với địa phương và ngành Nông nghiệp triển khai trồng mới diện tích sâm Ngọc Linh như sau: Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum trồng 3.000.000 cây (tương đương 300ha); Công ty Cổ phần Vingin trồng mới 1.670.000 cây (tương đương 167ha); Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô trồng 100.000 cây (tương đương 10ha), còn lại các doanh nghiệp khác trồng 50.000 cây (tương đương 5ha).
Để đảm bảo thực hiện kế hoạch trồng sâm vụ mới, các doanh nghiệp đã chủ động nguồn giống; nhân dân trên địa bàn cũng có thể xuất vườn được khoảng 70.000 cây giống, tương đương với 7ha. Tuy nhiên, địa phương vẫn còn thiếu khoảng 10.000 cây giống, tương đương 1ha để triển khai trong nhân dân.
Trước băn khoăn, lo lắng của các địa phương về nguồn giống sâm Ngọc Linh, giữa tháng 12/2021, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị bàn giải pháp củng cố, đẩy mạnh phát triển các hợp tác xã và xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sâm Ngọc Linh và dược liệu trên địa bàn tỉnh để thảo luận, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nguồn giống.
Là các doanh nghiệp có đủ điều kiện sản xuất và cung ứng giống sâm Ngọc Linh ra thị trường, 2 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô và Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum đã cam kết sẽ cung ứng, hỗ trợ các địa phương để giúp người dân tiếp cận với nguồn giống chất lượng, giá thành phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp.
Hiện tại, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum đã thiết lập vườn ươm sâm Ngọc Linh với công suất 3,7 triệu cây/năm; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô đã xây dựng được vườn ươm với công suất hơn 300.000 cây/năm để phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp và góp phần cung ứng cho nhân dân.
Ngoài ra, để đảm bảo cung ứng nguồn giống sâm Ngọc Linh lâu dài, ổn định, các doanh nghiệp và các địa phương cũng tính toán phương án hỗ trợ xây dựng vườn ươm tại 2 huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei. Phấn đấu đến năm 2025, nâng tổng diện tích sâm Ngọc Linh toàn tỉnh lên khoảng 4.500ha, các cây dược liệu khác khoảng 10.000ha.
Cùng với sâm Ngọc Linh, để đảm bảo kế hoạch trồng các loại dược liệu khác, UBND các huyện, thành phố cũng đã tiến hành phân bổ chỉ tiêu cho các xã, thị trấn, doanh nghiệp, hợp tác xã đứng chân trên địa bàn xây dựng phương án tổ chức thực hiện. Điểm thuận lợi khi triển khai kế hoạch trồng mới 2.000ha dược liệu khác trên địa bàn tỉnh là hầu hết người dân, các đơn vị sản xuất, hợp tác xã đã chủ động được nguồn giống, vừa có thể tự cung ứng, vừa hỗ trợ nguồn giống cho nhau.
Như tại huyện Tu Mơ Rông, hiện nay trên địa bàn có tới 7 hợp tác xã, doanh nghiệp tổ chức ươm giống sâm dây và các cây dược liệu khác như đương quy, thảo quả, sơn trà, ngũ vị tử... đáp ứng nhu cầu trồng của các đơn vị và cung ứng giống cây cho người dân tại địa bàn và các địa phương lân cận.
Phát triển các loại dược liệu, đặc biệt là sâm Ngọc Linh, được tỉnh ta xác định là một trong những sản phẩm có lợi thế và là sản phẩm chủ lực, giúp người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao đời sống, góp phần giảm nghèo. Vì vậy, để từng bước mở rộng diện tích trồng dược liệu, phục vụ nhu cầu thị trường và chế biến sâu thì việc đảm bảo nguồn giống được coi là yếu tố đầu tiên, có ý nghĩa rất quan trọng.
Khó giải bài toán vừa thiếu giáo viên vừa phải tinh giảm biên chế Mặc dù các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp như dồn dịch trường, lớp, bố trí, sắp xếp, điều chuyển giáo viên... nhưng tình trạng thiếu giáo viên vẫn không thể khắc phục, nhất là khi các địa phương vừa phải giải quyết bài toán thiếu giáo viên lại vừa phải thực hiện tinh giản biên chế Sáng nay (25/2), Ủy...