Kon Tum: Nhọc nhằn cõng chữ lên non!
Vùng cao đèo Lò Xo thuộc huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum với khí hậu lạnh lẽo quanh năm, đường đèo quanh co, nguy hiểm nằm heo hút giữa đại ngàn. Ở đó, có những thầy cô giáo không quản ngại vất vả, thiếu thốn vật chất, vẫn ngày đêm bám trường bám lớp để gieo chữ cho các em nơi đây.
Từ thị trấn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum để đi lên tới đỉnh đèo Lò Xo không phải là một chuyện dễ dàng gì, phải vượt hơn 25 km đường đèo nguy hiểm mới đến được đỉnh. Nơi đó có những ngôi trường nằm hiên ngang trên đỉnh đèo heo hút, khí hậu lạnh lẽo quanh năm đến buốt xương. Đã vậy cuộc sống của người dân chủ yếu là tự cung, tự cấp và mưu sinh bằng nghề nương rẫy. Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện, hiện toàn xã có 329 hộ, với 1.147 khẩu, trong đó có tới 151 hộ thuộc diện nghèo. Nhưng với lòng nhiệt huyết của mình, các thầy, cô giáo đã không ngại khó khăn, thiếu thốn.
Trường nghèo trên đỉnh đèo Lo xo
Video đang HOT
Khi chúng tôi lên đến đỉnh đèo, ghé vào trường PTDTBT trung học cơ sở Đăk Man, đã gặp thầy hiệu trưởng Nguyễn Thừa Kiên, sau một hồi ” trà dư tửu hậu”, thầy tâm sự: “Trường hiện có 17 cán bộ, giáo viên hầu hết là từ các vùng miền khác đến, đã có nhiều năm gắn bó với biết bao thế hệ học trò và thân thuộc với mảnh đất xa xôi và lạnh lẽo nơi đây. Nhiều thầy, cô giáo quê tận ngoài miền bắc, nhưng mang theo bầu nhiệt huyết thanh xuân của mình đã đến vùng đất này với mong muốn gieo cho các em cái chữ, nên dù khó khăn thế nào, họ cũng không thể từ bỏ được sự nghiệp của mình được.”
“Cuộc sống của các thầy, cô giáo ở nơi xứ người này hết sức cơ cực, đồng lương thì ít ỏi, muốn đi chợ hay mua gì phải xuống tận thị trấn Đăk Glei để mua, quanh năm suốt tháng thời tiết lãnh lẽo, sương mù luôn bao quanh cả vùng đèo. Lúc đầu, tôi mới lên đây công tác tưởng chừng không trụ nổi, với cơ sở vật chất trường, lớp thì dột nát, chỗ ở lại tạm bợ, mà học sinh thích đi nương rẫy, không chịu đến trường. Những năm tháng trước đây, không chỉ dạy chữ mà giáo viên chúng tôi còn phải thường xuyên vượt cả 10 km, với những con đường mòn để đến từng thôn, từng nhà vận động các em đến trường. Càng ngày thì bà con đã thấm được sự tận tâm của các thầy, cô giáo là cũng chỉ vì tương lai của con em mình, cho nên dù khó khăn thế nào các em cũng được bố mẹ động viên đến trường để mong tìm thêm cái chữ. Được sự vào cuộc, quan tâm của Đảng, nhà nước, đời sống của bà con ngày được đổi mới hơn và vào năm 2005 trường được xây dựng lại, cơ sở vật chất và trường lớp có khang trang hơn đã thôi thúc các em đến trường. Đặc biệt, năm 2010 có chính sách hỗ trợ cho học sinh bán trú, tạo điều kiện cho các em yên tâm học tập, làm cho giáo viên cũng bớt phần vất vả” – Thầy Kiên chia sẻ.
Hằng ngày dạy chữ cho các em
Với những giáo viên đã lập gia đình thì còn cả trăm bề khổ, vợ công tác một nơi, chồng làm việc 1 ngả, con cái thì phải theo bố mẹ lên cả vùng cao lạnh lẽo. Đã vậy đường đèo bao nhiêu là dốc, là sự nguy hiểm rình rập hàng ngày khiến cho giáo viên mỗi lần chạy xe máy về nhà cũng chứa đựng biết bao nỗi lo, nỗi sợ hại. Còn đối với những giáo viên trẻ, ở xa nhà thì quanh năm, suốt tháng phải ở lại trên đỉnh đèo với những đám sương mù, chờ có dịp tết hay dịp nghỉ hè mới được về với gia đình.
Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Hiền (26 tuổi), giáo viên trường tiểu học xã Đăk Man bộc bạch: “Sau khi tốt nghiệp đại học, em xin vào đây công tác, mặc dù em đã chuẩn bị tư tưởng là sẽ vất vả nhưng không ngờ cuộc sống nơi đèo Lò Xo này lại vượt xa trí tưởng tượng mình. Vốn quen sống nơi có những dòng người tấp nập đông vui, nên những ngày đầu vào đây công tác với cảm giác cô đơn, nhớ nhà da diết, khi màn đêm buông xuống bao quanh là những lớp sương mù dày đặc. Thế nhưng, có lên đây ăn ở với dân, sống với các em học sinh mới thấu hiểu được cảnh khổ của đồng bào dân tộc Giẻ TRiêng nơi vùng cao này. Khó khăn là vậy nhưng tinh thần học tập của học sinh lại rất hăng say, đã làm cho em thêm yêu quý nơi này. Bây giờ, ở nơi đây em xem như là quê hương thứ 2 của mình, mỗi lần nghỉ hè về quê ở Hà Tĩnh, lại thấy nhớ các học trò và mong sao được gặp các em thôi.”
Trăn trở nỗi niềm gieo chữ nơi vùng cao, bằng tâm huyết và lòng yêu nghề, các thầy cô giáo đã không quản ngại khó khăn, vất vả, sự thiếu thốn để ở lại mang cái chữ đến cho học sinh nghèo nơi đây. Vẫn biết con đường tìm chữ của các em còn nhiều gian nan, nhưng các thầy cô ngày ngày bám lớp, bám trường nơi vùng cao lạnh lẽo này.
Lễ Vinh dianh các thầy cô giáo vùng cao 2015
Theo Ông A Quang – Phó chủ tịch UBND xã Đăk Man, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum: ” Toàn xã hiện có 3 cấp học (mầm non, tiểu học và trung học cơ sở), với 259 học sinh và 42 cán bộ, giáo viên công tác trên địa bàn. Dù cuộc sống thiếu thốn, vất vả như thế nhưng các thầy cô giáo về đây công tác đều quyết tâm bám trường, bám lớp và gieo cái chữ cho học sinh. Là một người con của địa phương, tôi rất cảm kích tấm lòng đầy nhiệt huyết đó của các thầy, cô giáo và thay mặt bà con nơi vùng cao đèo Lò Xo gửi lời biết ơn đến những người thầy, người cô giáo nơi đây sự trân trọng tự đáy lòng!”
Để kết thúc bài viết này, những người làm báo chúng tôi xin mượn lời trong bài hát : Một Đời Người- Một Rừng Cây của Ns Trần Long Ẩn : ” Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? … Xin hát về bạn bè tôi, những người sống vì mọi người…. ” thay đóa hoa tươi thắm chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày trọng đại của mình!
Theo Tầm nhìn











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ông bố ở Nam Định biến xe tải 35 triệu đồng thành nhà di động, đưa con đi chơi
Du lịch
08:39:47 09/04/2025
Làn sóng phẫn nộ khi ông Vance gọi người Trung Quốc là 'nông dân'
Sức khỏe
08:36:32 09/04/2025
Ba người tử vong khi nạo vét giếng
Tin nổi bật
08:36:25 09/04/2025
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: đúng người, đúng tội
Pháp luật
08:33:14 09/04/2025
Từng có 40.000 người dùng, tựa game này bất ngờ chỉ còn 6 người chơi, bị xóa khỏi Steam chóng vánh
Mọt game
08:14:54 09/04/2025
Giữa tin đồn rạn nứt, MC Huyền Trang Mù Tạt tung ảnh tình tứ đi du lịch cùng bạn trai cầu thủ, chặn đứng gièm pha
Sao thể thao
08:01:08 09/04/2025
Ukraine "khoe" bắn rơi UAV trinh sát đắt nhất của Nga
Thế giới
07:50:34 09/04/2025
Mẹ biển - Tập 17: Ba Sịa khóc thú nhận không còn khả năng làm đàn ông
Phim việt
07:22:15 09/04/2025
Sao nữ Hàn Quốc khốn khổ nhất hiện nay: Hết bị đàn em công khai khinh thường, lại gặp phải biến cố sốc
Sao châu á
06:53:10 09/04/2025
Đây mới là cách làm bông hẹ xào thịt bò mềm ngon, bổ dưỡng
Ẩm thực
06:05:07 09/04/2025