Kon Tum: Hỗ trợ hơn 166 triệu đồng cho học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
Tỉnh Kon Tum đã huy động các nguồn quỹ, vận động mạnh thường quân… hỗ trợ hơn 166 triệu đồng cho các em học sinh nghèo, gia đình chính sách tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Ngày 28/7, Sở GD&ĐT Kon Tum cho biết, đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Cũng theo Sở GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT lần này dự kiến có 4.317 thí sinh đăng kí dự thi tại 12 điểm thi với 190 phòng thi. Để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, giáo viên và thí sinh dự thi tỉnh Kon Tum còn bố trí thêm 12 điểm thi dự phòng, phòng y tế, thuốc… tại các điểm thi.
Video đang HOT
Sở GD&ĐT cũng phối hợp với Sở Y tế, đáp ứng đủ số lượng cán bộ y tế phục vụ tại các điểm thi, xây dựng phương án đề phòng, ngăn ngừa các loại dịch bệnh. Từ đó kịp thời xử lý các tình huống khi có dịch bệnh hoặc ngộ độc thực phẩm xảy ra ở các địa điểm tổ chức thi. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch bệnh đối với học sinh lớp 12.
Bên cạnh đó, hơn 166 triệu đồng là tiền ngân sách huyện, tiền xã hội hóa… được hỗ trợ cho các em học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, gia đình chính sách…
Đồng thời, Sở đã chỉ đạo các trường PT DTNT bố trí chỗ ăn, ở, tổ chức nấu ăn cho học sinh trong quá trình thi.
Chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT 2020 ở tâm dịch bạch hầu
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các tỉnh Tây nguyên chuẩn bị các phương án phòng, chống bạch hầu trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Bác sỹ kiểm tra bệnh bạch hầu ở Đắk Nông.
Trong thời gian qua Tây Nguyên đã bùng phát ra nhiều ổ dịch bạch hầu, với trên 110 trường hợp dương tính, tại Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, trong đó có 2 ca tử vong. Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo cho các tỉnh Tây Nguyên chuẩn bị các phương án phòng, chống bạch hầu trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Nhằm đảm bảo sức khỏe cho các thí sinh, cán bộ, giáo viên tham gia kỳ thi, Sở đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, ngành Giáo dục chủ động phối hợp với ngành Y tế.
Đồng thời vệ sinh trường lớp, đặc biệt những điểm được chọn để tổ chức thi. Không chỉ vậy, nhà trường phối hợp, theo dõi chặt chẽ sức khỏe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh. Khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời, tránh dịch lây lan.
Tại các điểm thi đã bố trí phòng thi dự phòng nếu có thí sinh mắc bệnh. Bên cạnh đó, trong các ngày thi sẽ bố trí thêm cán bộ y tế và thuốc để hỗ trợ thí sinh, cán bộ, giáo viên. Cụ thể, mỗi điểm thi sẽ có ít nhất 1-2 phòng thi dự phòng để sử dụng trong tình huống khẩn cấp.
Để đảm bảo sức khỏe cho các em học sinh, ngành Giáo dục đang phối hợp với ngành Y tế phun thuốc khử trùng các trường học. Đồng thời tổ chức tiêm vaccine phòng, chống bạch hầu cho các em học sinh. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, tỉnh Đắk Lắk có 20.291 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 17.026 thí sinh THPT, 2.231 thí sinh GDTX. Các thí sinh được bố trí 32 điểm thi trên địa bàn 15 huyện, thị xã, thành phố với 883 phòng thi.
Tại Kon Tum có khoảng 4.303 thí sinh dự thi, được bố trí tại 12 điểm thi đặt tại 8 huyện, thành phố với 186 phòng thi. Đắk Nông trong kì thi tốt nghiệp THPT lần này dự kiến có 6.234 thí sinh đăng ký dự thi, được bố trí ở 13 điểm thi trên địa bàn các huyện, thành phố, với 271 phòng thi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT lần này tỉnh Gia Lai có khoảng 13.978 thí sinh được bố trí ở 38 điểm thi với hơn 600 phòng thi.
Tỉnh Lâm Đồng có gần 14.000 thí sinh đăng ký dự thi. Toàn tỉnh có 39 điểm thi tăng một điểm so với kỳ thi năm 2019. Ngành Giáo dục đã bố trí 583 phòng thi ở tất cả huyện, thành phố trong tỉnh. Cùng với việc đảm bảo về cơ sở vật chất, tỉnh Lâm Đồng sẽ huy động hơn 2.100 người tham gia phục vụ kỳ thi. Cũng như tất cả các điểm thi đều bố trí từ 1 - 2 phòng thi dự phòng.
Cùng với việc lên phương án tổ chức các điểm, phòng thi sạch và an toàn, đồng thời triển khai các biện pháp tuyên truyền về dịch bệnh trong toàn dân, đặc biệt với cơ sở giáo dục và HS lớp 12; Phối hợp với Sở Y tế thực hiện biện pháp phòng ngừa triệt để dịch bệnh từ trong cộng đồng, trong đó có việc rà soát HS lớp 12 đã và chưa tiêm vaccine phòng bạch hầu; Xây dựng kế hoạch dự phòng trường hợp xấu nhất xảy ra khi có thí sinh nhiễm bệnh đến trường thi. Kiên quyết không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài.
Nắm bắt kịp thời những vùng dịch trên địa bàn, hạn chế HS, cán bộ, GV từ vùng dịch trở về làm lây lan cho HS nhà trường. Thông báo cơ quan y tế khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu để được cách ly, xử lý kịp thời.
Chỉ đạo cán bộ y tế phối hợp với trạm y tế xã, phường thường trực trong suốt thời gian tổ chức kỳ thi để xử lý các tình huống có thể xảy ra. Sau mỗi buổi thi, tổ chức vệ sinh, khử khuẩn lớp học theo quy định; kiểm tra, bổ sung xà phòng, nước sát khuẩn và các vật dụng cần thiết khác để chuẩn bị cho buổi thi tiếp theo.
Không cho phụ huynh HS, người không có nhiệm vụ vào trong trường. Nhà trường bố trí địa điểm đón, giao nhận HS tại cổng trường. Việc phòng, chống dịch bệnh bạch hầu được các tỉnh Tây Nguyên ưu tiên hàng đầu, coi phòng chống dịch bạch hầu như phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Dịch bạch hầu bùng phát tại Tây Nguyên: Chuẩn bị thêm điểm thi cho tình huống khẩn cấp Để bảo đảm sức khỏe cho cán bộ, giáo viên và thí sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, ngành Giáo dục các tỉnh Tây Nguyên triển khai biện pháp khử trùng, uống thuốc phòng bạch hầu diện rộng. Học sinh tại huyện Krông Nô (Đắk Nông) được thăm khám để phòng, chống bạch hầu. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo...