KIS: “Lãi suất tiết kiệm thấp giúp định giá cổ phiếu cao hơn, VN-Index có thể cán mốc 1.000 điểm trong nửa cuối năm 2020″
Trong nửa cuối năm nay, mặc dù định giá VN-Index không còn rẻ nữa nhưng KIS cho rằng thanh khoản dồi dào sẽ định giá lại toàn thị trường. Lãi suất tiết kiệm thấp sẽ dẫn đến mức định giá P/E cổ phiếu cao hơn vì đây là những công cụ đầu tư thay thế, điều này có thể thấy rõ trong giai đoạn 2009 – 2015.
Trong báo cáo chiến lược tháng 7, CTCK KIS Việt Nam (KIS) cho rằng mặc dù Việt Nam hiện đã gần như không còn ca nhiễm Covid-19, nhưng việc các đường bay quốc tế chưa được mở lại sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới nền kinh tế.
Trong tháng 6, không có gì đáng ngạc nhiên khi doanh số bán lẻ du lịch chỉ còn một nửa so với mức trước khủng hoảng vì lệnh cấm du lịch quốc tế vẫn còn hiệu lực ở Việt Nam. Hành khách quốc tế gần như giảm xuống 0 trong tháng 6 trong khi hành khách trong nước phục hồi khoảng 70% mức trước khủng hoảng. Doanh số bán lẻ dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng Nhà nước ước tính rằng khoảng 2 triệu tỷ đồng nợ đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Đáng chú ý, khoản nợ 709 nghìn tỷ đồng thuộc về các công ty dịch vụ bao gồm dịch vụ (260 nghìn tỷ đồng), khách sạn (145 nghìn tỷ đồng), logistics (135 nghìn tỷ đồng) và dịch vụ ăn uống (169 nghìn tỷ đồng). KIS cho biết mặc dù hy vọng các công ty và ngân hàng có thể chịu được gánh nặng này cho đến cuối năm nay, nhưng lệnh cấm du lịch quốc tế càng dài thì khả năng phần lớn trong số nợ này sẽ trở nên “đắng nghét”.
Lãi suất tiết kiệm thấp giúp định giá cổ phiếu cao hơn, VN-Index có thể cán mốc 1.000 điểm trong nửa cuối năm 2020
Đối với tháng 7, KIS lạc quan hơn so với tháng 6 do đợt điều chỉnh gần đây với khối lượng giảm dần giống như giai đoạn tích luỹ. Do đó, KIS kỳ vọng VN-Index sẽ tiếp tục xu hướng tăng hoặc ngừng giảm ít nhất là vào tháng 7. Tuy nhiên, thị trường có thể trở nên rung lắc vào cuối tháng vì kết quả kinh doanh quý 2 của các công ty niêm yết có thể tạo ra nhiều bất ngờ trong năm nay.
Video đang HOT
VN-Index điều chỉnh với thanh khoản thấp trong thời gian gần đây
Trong nửa cuối năm nay, mặc dù định giá VN-Index không còn rẻ nữa nhưng KIS cho rằng thanh khoản dồi dào sẽ định giá lại toàn thị trường. Lãi suất tiết kiệm thấp sẽ dẫn đến mức định giá P/E cổ phiếu cao hơn vì đây là những công cụ đầu tư thay thế, điều này có thể thấy rõ trong giai đoạn 2009 – 2015.
Trong giai đoạn 2009 – 2011, lãi suất tiền gửi 1 – 6 tháng đã tăng gấp đôi từ 7% lên 14% và P/E của VN-Index giảm từ 20 lần xuống 7 lần. Trong giai đoạn 2012 – 2015, lãi suất đã bị cắt giảm gần hai phần ba từ 14% xuống còn 5,4% và P/E tăng từ 10 đến 15 lần. Trong giai đoạn 2016 – 2018, mặc dù lãi suất tiết kiệm không đổi, dòng tiền từ Hàn Quốc đã giúp P/E đạt đỉnh 21,5 lần trong tháng 3/2018. Hiện tại, vì lãi suất tiết kiệm đã bị cắt giảm từ 5,5% xuống 4,25% kể từ cuối năm 2019, P/E có thể tăng cao hơn từ mức trung bình năm 2019 là 16,4 lần.
Lãi suất thấp sẽ là yếu tố giúp TTCK tăng trưởng
Theo KIS, trong khi nền kinh tế Việt Nam hiện nay ít bị tổn thương hơn so với giai đoạn khủng hoảng 2007 – 2008, khoảng cách giữa lợi tức cổ phiếu (P/E đảo ngược) với lãi suất tiết kiệm hiện đang ở mức cao kỷ lục so với các con số âm của năm 2008 – 2012. Bên cạnh đó, một nửa thời gian trong số 12 năm qua, việc định giá lại là yếu tố chính dẫn dắt VN-Index ở cả thị trường tăng và giảm.
Do đó, KIS cho rằng khả năng cao VN-Index có thể sẽ kết thúc năm nay ở mức 900 – 1.000 điểm, giả sử rằng EPS sẽ giảm 9% và VN-Index giao dịch với mức định giá P/E cao hơn so với mức trung bình 2019 là 16,4 lần.
"Sốc" với lãi suất tiết kiệm đầu tháng 7
Có ngân hàng vừa nâng mạnh lãi suất ngày 1/7 thì đến ngày 2/7 lại điều chỉnh giảm sâu. Và bất ngờ là lãi suất thấp nhất hiện nay không phải ở 4 ông lớn ngân hàng mà ở một ngân hàng tư nhân.
Ngày đầu tiên của tháng 7, một số ngân hàng lớn quyết định giảm lãi suất huy động. Cụ thể, Vietcombank điều chỉnh giảm từ 0,4 - 0,5 điểm % so với mức lãi suất niêm yết trước đó, đưa dải lãi suất của nhà băng này chỉ còn thấp nhất từ 3,7%/năm (với kỳ hạn 1 tháng) đến cao nhất là 6,1%/năm (cho kỳ hạn 12 tháng). Tại VietinBank và BIDV, lãi suất giảm từ 0,25 - 0,5 điểm, thấp nhất cũng chỉ còn 3,7%/năm và cao nhất là 6%/năm.
Như vậy đây là lần giảm lãi suất tiết kiệm thứ 3 liên tiếp chỉ trong vòng hơn 3 tháng trở lại đây của các ông lớn ngân hàng. Riêng tại BIDV, từ ngày 01/7 ngân hàng này không chỉ hạ lãi suất huy động mà còn công bố giảm tới 0,5%/năm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Trong khi các ngân hàng lớn đồng thuận hạ lãi suất thì biểu lãi suất tại các ngân hàng tư nhân cũng có sự thay đổi lớn kể từ ngày đầu tiên của quý 3. Chưa dừng lại ở đó, biểu lãi suất mới áp dụng được 1 ngày thì đến hôm sau (tức hôm nay 2/7) lại thay đổi tiếp.
Cụ thể tại VPBank, chiều ngày 30/6 ngân hàng này thông báo tăng lãi suất tới 0,4 - 0,6%/năm từ ngày 01/7 cho khách hàng VIP có số tiền gửi từ 50 tỷ đồng trở lên, áp dụng cho các khoản tiền gửi trung và dài hạn.
Tuy nhiên đến chiều 01/7, VPBank lại thay đổi chính sách khi thông báo giảm lãi suất đối với tất cả các sản phẩm tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn bằng VND và AUD, cả giao dịch tại quầy lẫn trên kênh online, mức giảm từ 0,3 - 1,1%/năm, áp dụng từ ngày 02/7. Hiện dải lãi suất huy động mới của ngân hàng này đi từ 3,8%/năm (kỳ hạn 1 tháng tại quầy) tới cao nhất là 6,5%/năm đối với khách hàng có khoản tiền gửi dưới 300 triệu. Còn nếu có tiền gửi nhiều hơn thì lãi suất cao nhất là 7,35%/năm cho khoản tiền gửi hơn 50 tỷ đồng và kỳ hạn 13 tháng.
Tại Techcombank, lãi suất huy động cũng được thông báo có thay đổi kể từ đầu tháng 7. Theo đó, ngân hàng này từ 01/7 đưa lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng xuống chỉ còn 3,4 - 3,6%/năm, và lãi suất cao nhất là 6,2%/năm áp dụng cho các khoản tiền từ 3 tỷ trở lên và gửi 12 tháng. Riêng kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng lãi suất chỉ dao động từ 3,5 - 4,05%/năm tùy thuộc số tiền gửi và hình thức gửi (gửi tại quầy thấp hơn chút ít so với gửi online).
Nhưng sang ngày 2/7, Techombank lại thông báo giảm tiếp lãi suất, với kỳ hạn dưới 6 tháng cao nhất chỉ còn 3,95%/năm và thấp nhất vẫn là 3,4%/năm. So với biểu lãi suất ngày 01/7, mức giảm thêm tối đa là 0,15%.
Và với sự điều chỉnh 2 ngày liên tục, Techcombank đang là ngân hàng đang có biểu lãi suất huy động kỳ hạn ngắn ở mức thấp nhất thị trường hiện nay, thấp hơn cả 4 ngân hàng thương mại Nhà nước. Trong vòng 2 tháng qua, Techcombank đã thay đổi bảng lãi suất huy động tới 5 lần.
Sacombank cũng vừa thông báo điều chỉnh lãi suất từ ngày 2/7 khá mạnh tay. Theo đó đối với khoản tiền gửi bằng VND lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng chỉ còn 3,9 - 4,05%/năm còn lãi suất cao nhất là 7,8%/năm cho khoản tiền 13 tháng kèm theo yêu cầu là số tiền gửi phải 100 tỷ trở lên. Cũng với khoản tiền gửi 13 tháng, nếu dưới 100 tỷ đồng thì Sacombank chỉ áp dụng lãi suất như kỳ hạn 12 tháng tức lãi 6,5%/năm. Còn với các khoản tiền gửi bằng Yên Nhật và đô la Úc (JPY và AUD), trước ngày 2/7 lãi suất ở Sacombank từ 0,3% cho đến 1,5%/năm nhưng với các khoản tiền tái tục thì lãi suất là 0%/năm.
Tại các ngân hàng khác trong hệ thống, lãi suất cũng được điều chỉnh đồng loạt theo các ngân hàng lớn từ ngày 01 hoặc 02/7, với mức giảm phổ biến 0,2 - 0,3 điểm %, một số nơi giảm trên dưới 0,5 điểm %. Đây là sự điều chỉnh đồng loạt của cả hệ thống một cách khá bất ngờ khi không có hiệu lệnh chung của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất điều hành.
Theo một số ngân hàng, dù NHNN không giảm lãi suất điều hành nhưng cơ quan quản lý yêu cầu các tổ chức tín dụng trong hệ thống tập trung tiết giảm chi phí, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế do tác động của dịch bệnh Covid-19, do vậy việc giảm lãi suất huy động là một trong những hình thức được ngân hàng chọn lựa đầu tiên để giảm chi phí vốn đầu vào.
Gần 14 triệu cổ phiếu Hoa Sen đổi chủ Thi trương chứng khoán Việt Nam bước sang phiên tăng điểm thứ 6 liên tục với thanh khoản duy trì ở mức cao. Cổ phiếu của Hoa Sen hôm nay dẫn đầu về khối lượng giao dịch. Áp lực điều chỉnh mạnh diễn ra ở đầu phiên 12/5 khi lực bán chốt lời diễn ra ở một số mã cổ phiếu vốn hóa...