Kính viễn vọng chụp được dấu chấm hỏi ma quái giữa vũ trụ
Một “thông điệp vũ trụ” kỳ lạ từ 7 tỉ năm trước đã được kính viễn vọng không gian James Webb nắm bắt.
Theo Sci-News, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Guillaume Desprez từ Đại học Saint Mary (Canada) đã tìm thấy một dấu chấm hỏi ma quái làm bằng ánh sáng đỏ hiện lên giữa vũ trụ thông qua dữ liệu mới của kính viễn vọng không gian James Webb.
Góc nhìn này đã được kính viễn vọng lâu đời hơn là Hubble quan sát, nhưng khi đó không có dấu chấm hỏi nào hiện ra, do cấu trúc này vốn ở quá xa và ánh sáng từ nó đã bị bụi vũ trụ chặn lại trên đường đi.
Nhưng với khả năng quan sát tối tân hơn, James Webb – “trẻ” hơn Hubble hơn 30 tuổi – đã nắm bắt được ánh sáng hồng ngoại với bước sóng dài hơn. Cũng vì vậy dấu chấm hỏi có màu đỏ.
Cấu trúc dạng đấu chấm hỏi bí ẩn hiện ra từ dữ liệu James Webb – Ảnh: NASA/ESA/CSA
Bài nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society khẳng định đó không phải một ký tự được gửi từ người ngoài hành tinh, mà là một sự trêu đùa thú vị của tự nhiên.
Video đang HOT
Dấu chấm hỏi trong dữ liệu James Webb thật ra là một thiên hà. Các tính toán về khoảng cách cho thấy hình ảnh mà chúng ta thấy về nó thuộc về vùng không gian quá khứ tận 7 tỉ năm trước.
Nó được tìm thấy tình cờ khi các nhà thiên văn học nghiên cứu cụm thiên hà MACS-J0417.5-1154.
Cụm thiên hà khổng lồ này đóng vai trò như một “thấu kính hấp dẫn”, tức nó có khối lượng lớn đến mức gây ra tương tác hấp dẫn làm cong vênh cấu trúc không – thời gian.
Khi nhìn vào các thấu kính hấp dẫn này, các kính viễn vọng giống như đang nhìn qua một chiếc kính lúp, với các vật thể phía sau được phóng to.
Điều này giúp chúng ta có thể nhìn thấy được các vật thể ở rất xa, đáng lẽ ngoài tầm mắt của kính viễn vọng. Tuy vậy, cũng như kính lúp, các thấu kính hấp dẫn đôi khi làm méo mó những thứ phía sau nó.
Dấu chấm hỏi ma quái trong hình ảnh vừa cong bố là một ví dụ.
Nhóm nghiên cứu cho biết trên thực tế, phần lớn dấu chấm hỏi là một thiên hà có độ lớn tương đương thiên hà Milky Way (Ngân Hà) mà Trái Đất đang trú ngụ.
Thiên hà đỏ được phát hiện cùng với một thiên hà xoắn ốc mà nó tương tác và đã được Hubble phát hiện trước đó.
Cả hai đang được phóng đại và bóp méo theo một cách bất thường, và kết quả là thứ trông như một thông điệp hoài nghi từ vũ trụ.
Cả hai thiên hà trong cụm “dấu chấm hỏi” này đều đang hình thành sao mạnh mẽ, vốn được kích hoạt bởi sự hợp nhất đang bắt đầu.
Vì vậy có thể nói chúng ta đang quan sát chúng trong một khoảnh khắc đặc biệt, có ý nghĩa lớn đối với các nghiên cứu thiên văn.
Ngân Hà của chúng ta được cho là đã trải qua trên 20 vụ hợp nhất. Quan sát các sự việc tương tự đối với một thiên hà khá giống Ngân Hà có thể giúp chúng ta hiểu thêm về lịch sử thế giới của chính mình.
Kính James Webb phát hiện lỗ đen 'háu đói' lâu đời nhất và xa nhất vũ trụ
Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) vừa quan sát được lỗ đen xa nhất và lâu đời nhất từng được phát hiện, cùng đặc tính "ăn thịt" cả thiên hà chủ quái lạ.
Lỗ đen này cư trú trong thiên hà cổ đại có tên khoa học là GN-z11, cách chúng ta 13,4 tỷ năm ánh sáng, xuất hiện khoảng 400 triệu năm sau Vụ nổ Big Bang. Bản thân lỗ đen này nặng gấp khoảng 6 triệu lần khối lượng Mặt trời, và nó đang hấp thụ vật chất từ thiên hà chủ của nó nhanh hơn gấp 5 lần, so với giới hạn bền vững được đề xuất theo lý thuyết lỗ đen siêu lớn hiện đại.
Một nhóm các nhà thiên văn học đã sử dụng Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) để khám phá lỗ đen xa nhất, và lâu đời nhất từng được nhìn thấy, khi nó "ăn thịt" cả thiên hà chủ của mình. (Ảnh minh họa: Elena11/Shutterstock)
Roberto Maiolino, Trưởng nhóm Khoa Vật lý của Đại học Cambridge đã mô tả phát hiện này là "một bước nhảy vọt khổng lồ" đối với ngành khoa học lỗ đen. Maiolino cho biết trong một tuyên bố: "Vẫn còn nhiều điều bỏ ngỏ khi phát hiện ra một lỗ đen khổng lồ, ở xa và háu đói đến như vậy, vì vậy chúng tôi phải xem xét những cách mà lỗ đen này có thể hình thành".
Trước đây, các nhà khoa học hiện đã chỉ ra con đường chính mà lỗ đen có thể đạt đến trạng thái siêu lớn trong vũ trụ sơ khai. Chúng có thể bắt đầu từ cái gọi là hạt lỗ đen nhỏ, được tạo ra khi những ngôi sao lớn sụp đổ vào cuối vòng đời. Sau hàng triệu hoặc hàng tỷ năm, những đám mây khí lạnh và bụi khổng lồ sụp đổ vào bên trong hạt lỗ đen đó để tạo thành lỗ đen nặng với khối lượng gấp vài triệu lần khối lượng Mặt trời.
Qua hàng triệu hoặc hàng tỷ năm tiến hóa tiếp theo của vũ trụ, vật thể đó tiếp tục quá trình nuôi dưỡng và sáp nhập vật liệu, giúp lỗ đen nặng đó phát triển thành lỗ đen siêu lớn.
Tuy nhiên, lỗ đen mới được phát hiện này đang tích tụ vật chất lấy từ thiên hà chủ GN-z11 với tốc độ nhanh gấp 5 lần, so với giới hạn bền vững được đề xuất theo lý thuyết lỗ đen siêu lớn hiện đại. Hành vi lỗ đen siêu lớn ăn thịt thiên hà chủ có thể xảy ra trong vũ trụ, nhưng với số lượng hạn chế và hiếm khi được phát hiện.
Lỗ đen háu ăn này cũng có khả năng cản trở sự phát triển của thiên hà chủ, nó đang đẩy khí và bụi phân tử ra khỏi trung tâm thiên hà. Thực tế, những đám mây khí và bụi lạnh co lại tạo thành "vườn ươm" cho các ngôi sao mới hình thành, điều này có nghĩa lỗ đen háu đói đang "nghiền nát" quá trình hình thành sao, gián tiếp "giết chết" sự phát triển của thiên hà chủ cổ đại GN-z11.
Các chuyên gia nhận định, khám phá này có thể là một bước tiến lớn trong việc tìm hiểu, làm thế nào các lỗ đen siêu lớn có thể đạt khối lượng tương đương gấp hàng triệu, cho đến hàng tỷ lần khối lượng Mặt trời trong kỷ nguyên sơ khai của vũ trụ.
Hệ Mặt Trời xuất hiện một "đại dương sự sống" mới? Ở nơi cực kỳ tăm lối và lạnh lẽo của Thái Dương hệ, manh mối về một đại dương nước lỏng của Ariel hoàn toàn gây kinh ngạc. Mặt trăng Ariel của Sao Thiên Vương, vốn được đặt theo tên của một linh hồn trong bi hài kịch "The Tempest" (Bão tố) của William Shakespeare, đã để lộ dấu hiệu gián tiếp về...