Kính thông minh hỗ trợ người khiếm thính
Nhằm tạo ra thiết bị hỗ trợ cho người khiếm thính giao tiếp với mọi người dễ dàng, 2 nam sinh tại Kon Tum đã mày mò nghiên cứu thiết bị thông dịch ngôn ngữ ký hiệu.
Khánh Duy và Xuân Hiếu – ẢNH: ĐỨC NHẬT
Đó là Hồ Khánh Duy và Nguyễn Xuân Hiếu (lớp 12 tin, Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, TP.Kon Tum, Kon Tum).
Thiết bị chứa một camera cảm biến hồng ngoại, một màn hình điện tử gắn ở mắt kính, một micro và một loa phát. Khi người khiếm thính đeo kính và giao tiếp với người khác, camera hồng ngoại sẽ nhận diện cử chỉ tay. Phần mềm vi tính sẽ phân tích cử chỉ tay rồi mã hóa thành dạng ngôn ngữ âm thanh. Lúc này loa trên chiếc kính sẽ phát đi ngôn ngữ dạng âm thanh cho người khác hiểu. Khi người bình thường nói, ngôn ngữ lời nói thông qua micro truyền đến bộ vi xử lý. Tại đây phần mềm sẽ mã hóa âm thanh thành ngôn ngữ văn bản. Sau đó ngôn ngữ văn bản sẽ hiển thị trên màn hình của kính giúp cho người khiếm thị tiếp nhận thông tin dễ dàng.
Video đang HOT
Theo Xuân Hiếu, dự án nghiên cứu nhằm tạo ra thiết bị hỗ trợ cho người khiếm thính. Thông qua thiết bị có khả năng dịch ngôn ngữ ký hiệu sang ngôn ngữ chữ viết, hỗ trợ người khiếm thính biểu đạt suy nghĩ. Đồng thời cung cấp thông tin từ lời nói của đối tác tới đối tượng sử dụng.
Hai nam sinh cho biết trong thời gian tới sẽ cải tiến phần cứng, giúp thiết bị nhỏ gọn hơn, thêm tính năng biên tập cơ sở dữ liệu. Qua đó, người dùng có thể bổ sung từ mới, chỉnh sửa quy định chuyển đổi theo ngôn ngữ địa phương. Ngoài ra, làm đa dạng về dữ liệu, tăng độ chính xác. Đồng thời, mở rộng phạm vi thiết bị dùng cho việc học và dạy học ngôn ngữ ký hiệu; nghiên cứu tích hợp thấu kính giúp đưa hình ảnh từ kính ra xa, giúp người sử dụng nhìn rõ hơn.
Thầy Phan Đức, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, nhận xét Hồ Khánh Duy và Nguyễn Xuân Hiếu đều là học sinh giỏi của trường. Từ những ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống và hàm lượng khoa học, thiết bị của 2 bạn vừa đoạt giải ba cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2021.
Trước đó, thiết bị của 2 bạn trẻ đã đoạt giải nhất cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh. Riêng Nguyễn Xuân Hiếu đã đoạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên – nhi đồng tỉnh Kon Tum năm 2020 và giải ba cuộc thi học sinh giỏi tin học quốc gia năm 2021.
Học sinh chế tạo thiết bị giám sát người đeo khẩu trang
Để kiểm soát, nhắc nhở người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng, 2 nam sinh lớp 12 đã chế tạo thành công thiết bị giám sát người đeo khẩu trang.
Thiết bị sẽ được lắp đặt tại các nơi công cộng để nhắc nhở người dân đeo khẩu trang - ĐỨC NHẬT
Đó là em Lê Quốc Anh và Phạm Công Đức Tài (lớp 12, Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum).
Để tiết kiệm chi phí, 2 nam sinh tìm những nguyên vật liệu có thể tận dụng được ở xung quanh mình. Còn những mạch điện, camera, loa... thì các em mượn của gia đình hoặc đặt mua trên internet.
Đức Tài cho hay trong quá trình thực hiện, các em gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật. Ngoài ra, phần mềm liên tục xảy ra lỗi. Tùy môi trường ánh sáng khác nhau nên thiết bị sẽ hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó, thiết bị giám sát người đeo khẩu trang cần thiết bị có cấu hình mạnh, nhưng ban đầu các em chưa đáp ứng được.
Sau khoảng 3 tháng lên ý tưởng và thực hiện, thiết bị của Quốc Anh và Đức Tài đã hoàn thiện, hoạt động trơn tru. Thiết bị gồm: camera, máy chủ, ổ lưu trữ dữ liệu, loa, màn hình theo dõi. Những thiết bị này sẽ được đặt tại những nơi công cộng như công viên, trường học, siêu thị...
Khi có người đi qua, camera sẽ ghi lại hình ảnh và xác định được trường hợp nào có đeo khẩu trang hay không. Nếu người đi qua không đeo khẩu trang, thiết bị sẽ phát ra cảnh báo và ghi lại khuôn mặt. Sau đó, những hình ảnh này sẽ được lưu lại để cung cấp cho bảo vệ hoặc cơ quan công an.
"Hệ thống giám sát người đeo khẩu trang của nhóm em sẽ nhắc nhở và tuyên truyền mọi người tự giác đeo khẩu trang. Qua đó, hạn chế dịch bệnh lây lan ở những nơi đông người. Đồng thời, đây cũng là cơ sở, bằng chứng để xử phạt đối với những người vi phạm, nhằm bảo vệ sức khỏe chung cho cả cộng đồng", Quốc Anh cho hay.
Thầy Phan Đức, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, cho biết: Quốc Anh và Đức Tài là 2 trong những học sinh giỏi của trường. Vừa qua, thiết bị của 2 nam sinh này đã đạt giải nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh và giải ba cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học.
Cô gái khiếm thính trở thành tiến sĩ ngôn ngữ Bị suy giảm khả năng nghe năm 2 tuổi, Zheng Xuan đã nỗ lực vào đại học và trở thành tiến sĩ khiếm thính đầu tiên của Trung Quốc. Giống như nhiều người gặp vấn đề về nghe khác, Zheng, quê Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, từ nhỏ đã phải nỗ lực rất nhiều để trở nên "bình thường" trong mắt...