Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong vòng 7 năm
GDP quý I của Trung Quốc đạt gần 2.500 tỷ USD, tăng 6,7% nhưng thấp hơn 0,1% so với quý 4/2015 và là mức thấp nhất trong 7 năm qua.
Ngày 15/4, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố tình hình phát triển kinh tế xã hội 3 tháng đầu năm nay cho thấy, kinh tế nước này trong 3 tháng qua chỉ tăng 6,7% – mức thấp kỷ lục trong vòng 7 năm qua.
Kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều khó khăn. (Ảnh minh họa: KT)
Số liệu do Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công cho thấy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý 1 năm nay đạt gần 16.000 tỷ NDT, tương đương 2.500 tỷ USD, tăng 6,7%, thấp hơn 0,1% so với quý 4 năm ngoái và là mức thấp nhất trong 7 năm qua.
Cùng với đó, hàng loạt chỉ số được công bố cho thấy kinh tế nước này đang đối mặt với nhiều khó khăn như kim ngạch xuất nhập khẩu giảm 8,2%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,1%…
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng chậm lại là do tác động bởi đà phục hồi chậm của kinh tế thế giới, mậu dịch toàn cầu đang có sự điều chỉnh sâu sắc với việc xuất khẩu của các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu và khối các nước BRICS đều sụt giảm mạnh.
Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn điều chỉnh kết cấu, coi trọng chất lượng tăng trưởng, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực phát sinh sau thời kỳ dài tăng trưởng “ nóng”, các nhân tố chủ yếu cấu thành giá sản phẩm của các doanh nghiệp như lao động, đất đai, vốn vay hay phí môi trường… đều tăng cao, nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển sản xuất ra nước ngoài…
Mặc dù đang đối mặt với áp lực giảm tăng trưởng rất lớn, nhưng theo Người phát ngôn Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng ổn định trong giới hạn hợp lý: “Về tổng thể nền kinh tế vận hành ổn định, một số chỉ số chủ yếu có những chuyển biến tích cực, tốc độ kinh tế duy trì trong giới hạn hợp lý. Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ, kinh tế Trung Quốc đang trong gian đoạn điều chỉnh kết cấu, áp lực giảm tăng trưởng vẫn rất lớn”.
Theo đại diện Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, thời gian tới nước này sẽ tiếp tục kiên trì đảm bảo ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, linh hoạt trong chính sách vi mô, tiếp tục thúc đẩy cải cách kết cấu, điều chỉnh cơ cấu cung cầu theo hướng mở rộng nội nhu, đảm bảo cho kinh tế vận hành ở hạn hợp lý với tốc độ tương đối cao, tạo khởi đầu thuận lợi cho việc thực hiện Quy hoạch 5 năm lần thứ 13.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng bày tỏ quan ngại về khả năng Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế, như tiếp tục phá giá đồng DNT để thúc đẩy xuất khẩu, đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế đạt được mục tiêu đề ra là từ 6,5% đến 7% cho cả năm nay./.
Hà Thắng – Lê Bảo
Theo_VOV
Giá dầu rớt xuống mức thấp nhất 12 năm qua
Giá dầu tại New York - Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua giữa lúc có những nỗi lo nhu cầu dầu tiếp tục sụt giảm do kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn.
Giá dầu WTI tại Mỹ có lúc giảm đến 1,87 USD/thùng xuống còn 32,10 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 29-12-2003. Trong khi đó, giá dầu Brent tại London - Anh, giảm 2,07 USD xuống còn 32,16 USD / thùng.
Theo dự báo của Công ty Nomura Holdings (Nhật Bản), giá dầu Brent sẽ giảm còn 30 USD/thùng trong 10 ngày tới. Trong khi đó, tập đoàn tài chính toàn cầu UBS Group AG (Thụy Sĩ) nhận định tình trạng dư thừa nguồn cung có thể đẩy giá dầu xuống thấp hơn nữa.
Nguồn cung dư thừa tiếp tục đẩy giá dầu đi xuống. Ảnh: Twitter
Nguồn cung vẫn còn dồi dào khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định không cắt giảm sản lượng để giữ thị phần, khiến giá dầu không ngừng lao dốc.
Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thống kê được kho dự trữ tại TP Cushing, bang Oklahoma đã tăng lên mức kỷ lục 63,9 triệu thùng (mức lưu trữ tối đa là 73 triệu thùng) trong khi lượng dầu tại các kho dự trữ trên toàn quốc vẫn còn cao hơn khoảng 100 triệu thùng so với mức trung bình trong 5 năm qua.
Ngoài ra, giá dầu còn bị tác động bởi việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm 7-1 tiếp tục hạ tỉ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ so với USD xuống còn 6,5645 NDT đổi 1 USD (mức thấp nhất kể từ tháng 3-2011). Chuyên gia phân tích Gordon Kwan của Nomura Holdings nhận định sự mất giá của đồng nhân dân tệ báo hiệu nền kinh tế Trung Quốc có khả năng suy yếu thêm, ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu dầu.
Trong một diễn biến khác, Ngân hàng Thế giới hôm 7-1 dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 2,9% trong năm 2016, giảm 0.4% so với dự báo đưa ra hồi tháng 6-2015. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn mức tăng trưởng ước tính 2,4% của kinh tế thế giới năm 2015.
P.Nghĩa (Theo Bloomberg)
Theo_Người lao động
Nhà đầu tư thế giới hồi hộp chờ Trung Quốc công bố kế hoạch 5 năm Các nhà đầu tư toàn cầu sẽ theo dõi sát sao diễn tiến cuộc họp của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quôc vào ngày 26.10 tới vì đây là dịp Bắc Kinh công bố kế hoạch phát triển kinh tế. Người dân Trung Quôc dạo bước trong bầu trời mờ mịt khói mù ô nhiễm tại Quảng trường Thiên An Môn ở...