Kinh tế thế giới đối mặt nhiều “rào cản”

Theo dõi VGT trên

Kinh tế thế giới chuẩn bị khép lại năm 2019 với nhiều lo âu và kết quả tăng trưởng không mấy khả quan ở hầu hết các nền kinh tế lớn. Tình hình năm 2020 cũng không lạc quan khi một loạt nguy cơ và những rào cản tăng trưởng vẫn ngổn ngang phía trước.

Kinh tế thế giới đối mặt nhiều rào cản - Hình 1

Vào những tuần cuối cùng của năm 2019, các số liệu thống kê cho thấy “bức tranh kinh tế toàn cầu” không mấy sáng sủa với tốc độ tăng trưởng suy giảm ở hầu hết các nền kinh tế lớn. Tại Nhật Bản, kinh tế nước này trong quý III đã tăng trưởng quý thứ tư liên tiếp, song tốc độ chậm hơn dự kiến làm dấy lên quan ngại về “ sức khỏe” của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Cụ thể, GDP của Nhật Bản trong quý III tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2018, thấp hơn mức tăng trưởng 1,8% của quý II cũng như mức dự báo tăng 1% của giới phân tích. Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, tình trạng xuất khẩu giảm sút, những căng thẳng thương mại tiếp diễn đã làm chậm đà tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Số liệu thống kê từ hai nền kinh tế đầu tàu thế giới là Mỹ và Trung Quốc, hay Liên hiệp châu Âu (EU) cũng cho thấy bức tranh u ám của kinh tế thế giới. Kinh tế Mỹ đã khởi sắc vào những tháng cuối năm khi các báo cáo cho thấy sản lượng công nghiệp ở Mỹ phục hồi mạnh, trong khi giấy phép xây dựng nhà mới ở nước này đạt mức kỷ lục trong 12 năm. Chỉ số chứng khoán của Mỹ cũng tăng cao những phiên gần đây. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chậm lại vào năm 2020. Thống kê cho thấy, doanh thu bán lẻ tại Mỹ trong tháng 11 chỉ tăng 0,2%, thấp hơn dự báo tăng 0,5% trong cuộc khảo sát do hãng Reuters tiến hành trước đó. Trong khi đó, lĩnh vực chế tạo đã rơi vào suy thoái, đầu tư kinh doanh sụt giảm, xuất khẩu yếu đi và số liệu tạo việc làm và hoạt động chi tiêu sau khi được điều chỉnh cũng giảm đáng kể. Các nhà kinh tế cảnh báo rằng, áp lực buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) phải tiếp tục cắt giảm lãi suất có thể quay trở lại. Dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ có thể giảm xuống dưới 2% vào cuối năm 2019 và vào quý I-2020.

Tại châu Âu, nền kinh tế Khu vực đồng ơ-rô (Eurozone) gần như chững lại trong tháng 12, đưa quý cuối cùng của năm 2019 trở thành quý có hoạt động kinh tế yếu kém nhất kể từ năm 2013. Tại Đức, hoạt động kinh doanh đã giảm tháng thứ tư liên tiếp, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất Eurozone chịu ảnh hưởng do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc và nhu cầu trong lĩnh vực ô-tô sụt giảm. Ngân hàng trung ương Đức Bundesbank đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2019 và 2020, song kỳ vọng vào sự khởi sắc trong những năm tiếp theo.

Tại Trung Quốc, số liệu thống kê cũng như nhận định của giới phân tích đều cho rằng, kinh tế nước này đang khó khăn hơn dự báo do căng thẳng thương mại với Mỹ. Kinh tế Trung Quốc trong quý III chỉ đạt mức tăng trưởng 6%, mức yếu nhất trong gần 30 năm. Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố một loạt số liệu kinh tế cho thấy sự giảm sút mạnh về chi tiêu tiêu dùng, sản xuất của các nhà máy cũng như đầu tư của nền kinh tế Trung Quốc. Theo đó, tăng trưởng sản xuất công nghiệp ở mức 4,7%, thấp hơn mức tăng 5,8% của tháng 11. Trong khi đó, đầu tư tài sản cố định trong 10 tháng đầu năm lần đầu tiên đạt mức tăng trưởng 5,2%, mức thấp nhất được ghi nhận kể từ khi số liệu này được thu thập và tổng hợp từ năm 1998.

Trong suốt năm 2019, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc và các tranh chấp thương mại giữa Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc, EU và các đối tác khác đã “phủ bóng đen” lên triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, làm giảm kim ngạch xuất khẩu, đầu tư ở nhiều nền kinh tế. Dù trong tháng cuối cùng của năm 2019, hai nền kinh tế đầu tàu thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn một và tiến trình Brexit của Anh đang dần về đích, tạo cú huých cho nền kinh tế thế giới, nhưng bức tranh kinh tế toàn cầu vẫn “xám xịt” và triển vọng tăng trưởng không khả quan. Bên cạnh đó là gánh nặng nợ công và các nguy cơ tài chính, đ.e dọ.a nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và một số nước thành viên EU.

Trong bối cảnh những rào cản tăng trưởng vẫn lớn nêu trên, phần lớn giới chuyên gia và các định chế tài chính giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm tới. Trong báo cáo về kinh tế thế giới năm 2019 mới đây, Quỹ Tiề.n tệ quốc tế (IMF) đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay xuống 3%, đồng thời cảnh báo kinh tế toàn cầu đang phát triển với nhịp độ yếu nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2008-2009. Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 còn khoảng 2,9%. OECD dự báo năm 2021, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ giảm còn 2%; kinh tế Nhật Bản và Khu vực Eurozone lần lượt dự báo tăng ở mức 0,7% và 1,2%, trong khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tiếp tục giảm xuống còn khoảng 5,5%.

IMF cho rằng, ưu tiên chính sách hiện tại của các quốc gia là dỡ bỏ rào cản thương mại bằng các thỏa thuận bền vững và kiềm chế căng thẳng địa – chính trị. Tuy nhiên, đây đều là những vấn đề không dễ giải quyết trong “một sớm, một chiều”.

Video đang HOT

VIỆT TÙNG

Theo Nhandan.vn

Bất động sản giảm lệ thuộc vốn ngân hàng

Các chuyên gia cho rằng, động thái thắt chặt hay nới lỏng của chính sách tiề.n tệ có thể khiến cho thị trường nóng lên hoặc rơi vào trầm lắng, thậm chí "đóng băng".

Bất động sản giảm lệ thuộc vốn ngân hàng - Hình 1

Từ ngày 1/1/2020 nguồn vốn cho thị trường bất động sản sẽ được siết chặt hơn. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, từ ngày 1/1/2020 nguồn vốn cho thị trường bất động sản sẽ được siết chặt hơn.

Bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng Nhà nước còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.

Các chuyên gia cho rằng, động thái thắt chặt hay nới lỏng của chính sách tiề.n tệ có thể khiến cho thị trường nóng lên hoặc rơi vào trầm lắng, thậm chí "đóng băng". Vì vậy, để giải bài toán về vốn cho thị trường bất động sản phát triển bền vững, việc huy động các nguồn vốn dài hạn khác cần được tính đến.

Nguồn vốn cho bất động sản chủ yếu là vốn vay tín dụng ngân hàng. Bởi vậy, thị trường này rất nhạy cảm với sự điều chỉnh tăng giảm dòng vốn. Các chuyên gia chỉ rõ, điều này dễ dàng nhận thấy ở năm 2019 khi mà vốn cho tín dụng bất động sản giảm theo con số tuyệt đối.

Ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận xét, việc đảm bảo an toàn hệ thống tín dụng là cần thiết và động thái này có ảnh hưởng tới thị trường bất động sản. Điều này cũng phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ về việc kiểm soát chặt chẽ tín dụng bất động sản, các dự án quy mô lớn; chỉ xem xét các dự án vay vốn khả thi và thận trọng cho vay nhà đầu tư thứ cấp.

Mới đây, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh, những năm gần đây, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, Chính phủ kiểm soát chặt chẽ chính sách tín dụng, nhất là tín dụng bất động sản, chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, bất động sản vẫn còn nhiều rủi ro nên Chính phủ không chủ quan khi kiểm soát tín dụng lĩnh vực này. Tín dụng bất động sản những tháng đầu năm 2019 tăng đột biến vì Chính phủ thay đổi cách tính. Những năm trước, thống kê riêng tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản 1 mục và 1 mục là tín dụng tiêu dùng cho người mua nhà, sửa chữa nhà ở... Từ năm 2018, Chính phủ yêu cầu tổng hợp 2 chỉ số này vào để không chủ quan với tỷ lệ tín dụng bất động sản thấp.
Các doanh nghiệp bất động sản có số dư nợ tín dụng từ 5.000 tỷ đồng trở lên thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 3 tháng/lần và chịu trách nhiệm về báo cáo đó. Ở cấp của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc tiếp tục yêu cầu doanh nghiệp bất động sản có dư nợ từ trên 1.500 tỷ đồng để Thống đốc kiểm soát nhằm bảo đảm sự chặt chẽ.
Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 là 14%. Theo bà Phạm Thị Vân Anh - Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), tính đến hết quý III/2019, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản bao gồm kinh doanh bất động sản và tiêu dùng bất động sản tăng 16% so với năm 2018; trong đó, chủ yếu tập trung vào tiêu dùng bất động sản, chiếm khoảng 70%.

Bà Phạm Thị Vân Anh phân tích, Thông tư 22 có 2 chỉ tiêu sẽ ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. Thứ nhất là hệ số dùng vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn. Khoản cho vay bất động sản thường là khoản trung, dài hạn; trong khi vốn huy động của ngân hàng thường là ngắn hạn. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đang muốn giảm dần khoản ngắn hạn cho đầu tư trung, dài hạn.

Thứ hai là hệ số rủi ro áp dụng với những khoản cho vay bất động sản cũng gây ảnh hưởng đến thị trường, nhưng không nhiều. So với quy định trước đây về tỷ lệ đảm bảo an toàn, hệ số áp dụng với những khoản kinh doanh bất động sản vẫn giữ nguyên là 200% từ Thông tư 36 trước đây và Thông tư 22 hiện nay.

Còn các khoản cho vay với nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ hay nhà ở cá nhân có mức vay từ 1,5 tỷ đồng trở xuống thì giữ nguyên hệ số rủi ro 50%. Cho vay cá nhân có dư nợ từ 4 tỷ đồng trở lên áp dụng hệ số 150%, nhưng theo lộ trình (năm 2020 là 120% và đến năm 2021 là 150%).

Từ năm 2018 đến nay, hoạt động kinh doanh bất động sản luôn đạt mức tăng trưởng trên 4% cho thấy thị trường vẫn đang phát triển tích cực. Tuy nhiên, để phát triển bền vững thì vẫn còn nhiều thách thức, nhất là khi nguồn vốn vẫn phụ thuộc chủ yếu vào vốn tín dụng.

Một số doanh nghiệp bất động sản phản ánh, khi Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực này theo hướng giảm dần tỷ trọng cấp tín dụng kinh doanh và tăng dần tỷ trọng dư nợ tín dụng tiêu dùng bất động sản để hướng nguồn vốn đến phân khúc nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân thì nhiều đơn vị rơi vào tình trạng "khát vốn". Điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản.

Báo cáo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho thấy, nhìn chung tại 2 thị trường lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều sụt giảm cả về nguồn cung lẫn lượng giao dịch. Việc nới hay mở van tín dụng bất động sản là một bước trong lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tại các ngân hàng. Còn các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản phải tìm cách giải bài toán khó khăn về vốn.

Trên thực tế, một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã chủ động tìm kiếm các kênh huy động vốn khác như thực hiện phát hành trái phiếu, tìm đối tác nước ngoài... nhằm bớt phụ thuộc vào ngân hàng.

Điển hình như Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt phát hành 2.000 trái phiếu có tổng giá trị 200 tỷ đồng kỳ hạn 1 năm với lãi suất 14,45%/năm để tài trợ vốn cho dự án Nhơn Hội - Bình Định.

Hay như Công ty Bất động sản Nam Long liên kết với đối tác Nhật Bản phát triển dự án theo cơ cấu góp vốn tỷ lệ 50 - 50. Tuy nhiên, các đối tác nước ngoài cũng chỉ "để mắt" đến những doanh nghiệp có dự án tốt và quỹ đất sạch đã sẵn sàng.
Hình thức trái phiếu doanh nghiệp ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư do lãi suất cao hơn lãi suất tiề.n gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn. Nếu phát hành thành công trái phiếu, doanh nghiệp sẽ được lợi nhiều hơn so với vốn vay ngân hàng.

Khi vay ngân hàng, doanh nghiệp phải thực hiện trả nợ hàng năm còn với trái phiếu phát hành thời gian dài có khi lên đến 5 năm hoặc 10 năm thì họ có được thời gian để phát triển nguồn vốn - các chuyên gia phân tích.

Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu cũng không hề đơn giản, điều này chỉ thuận lợi đối với những doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, trong khi đó số lượng này lại không nhiều.

Để giải bài toán về vốn giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu một số định chế tài chính như: Quỹ tiết kiệm nhà ở, Quỹ đầu tư bất động sản, Quỹ tín thác bất động sản.

Việc ra đời các định chế tài chính này có ý nghĩa quyết định huy động các nguồn lực cho thị trường bất động sản trong dài hạn nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng. Mặt khác, chủ đầu tư và nhà đầu tư cần tích cực huy động những nguồn vốn khác để giảm việc phụ thuộc vốn ngân hàng - bà Phạm Thị Vân Anh nhận xét./.

Theo Thu Hằng/BNEWS

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sam bị tình cũ 'gạt' mất 2 thứ, vay ngân hàng trả nợ, có bố nuôi là Thiếu tướng
13:53:08 29/09/2024
Học trò cưng để lộ tin chấn động về Diddy, còn khẳng định chắc nịch 1 điều!
14:45:38 29/09/2024
Bức ảnh và 2 chi tiết làm rầm rộ chuyện Diệu Nhi đang bầu lần 2 khi đi xem các Anh Trai
16:04:35 29/09/2024
Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều
16:51:56 29/09/2024
Người phụ nữ ở Hậu Giang 10 năm trồng cỏ làm cảnh từ hạt thanh long
14:58:51 29/09/2024
Kỳ Duyên gặp biến trước thềm "xuất khẩu" fan lo sốt vó, có liên quan Minh Triệu?
16:25:20 29/09/2024
Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiề.n ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiề.n mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

"Bố bỉm sữa" Hyun Bin dưới ống kính người qua đường

Sao châu á

19:48:18 29/09/2024
Xuất hiện trước ống kính team qua đường , Hyun Bin diện một bộ đồ thể thao với áo phông 3 lỗ kết hợp quần short khỏe khoắc, khoe cơ bắp săn chắc.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?

Netizen

19:44:00 29/09/2024
Vụ việc cô giáo N.T.V. (giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP.Ninh Bình) có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.

Chú chó Chopper gây sốt vì chinh phục 7 đỉnh núi khó trèo ở Việt Nam

Lạ vui

19:34:02 29/09/2024
Nguyễn Thị Hà Mai là người đam mê leo núi. Mỗi lần đi leo núi, chị phải mang Chopper đi gửi. Lúc về, chị Mai thấy cún cưng của mình có dấu hiệu stress và đôi lần còn bị nhiễm chéo bệnh từ các bạn chó khác.

Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích

Tin nổi bật

18:08:30 29/09/2024
Tính đến 15 giờ chiều nay, lũ quét và sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích, 6 người bị thương và nhiều ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Ngày 30 tháng 9 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 30/9/2024

Trắc nghiệm

17:55:46 29/09/2024
Xem lịch âm ngày 30/9/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 30/9/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Bom tấn có giá cả triệu bạc đột ngột ngừng phát triển, game thủ hoảng loạn khi bị đẩy vào "thế khó"

Mọt game

17:32:36 29/09/2024
Việc đóng cửa, hay đơn giản hơn là ngừng phát triển một tựa game trên Steam luôn để lại những hậu quả khôn lường cũng như bức xúc cho không ít người chơi. Nếu là một dự án miễn phí, mọi thứ có thể đơn giản hơn.