Kinh tế Syria bị ảnh hưởng bởi biểu tình, trừng phạt
Các tổ chức quốc tế ngày 10/11 cảnh báo, nền kinh tế Syria đang bị ảnh hưởng nặng nề do các cuộc biểu tình chống chính phủ và các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.
Những người ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad ở Sweida, phía nam thủ đô Damascus hồi tháng Mười. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo Giám đốc Viện nghiên cứu Carnegie về Trung Đông, ông Paul Salem, các cuộc biểu tình gây bạo lực, khiến hơn 3.500 thiệt mạng kể từ tháng Ba vừa qua, đã ảnh hưởng đến ngành du lịch của Syria, lĩnh vực tạo việc làm cho 11% số lao động và đóng góp tới 12% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho nước này – cụ thể là hơn 7,6 tỷ USD trong năm 2010.
Tình hình bất ổn cũng khiến ngoại thương của Syria giảm hơn 50% và đầu tư nước ngoài ngừng lại.
Theo các chuyên gia kinh tế và giới doanh nghiệp Syria, hơn 4 tỷ USD đã rơi khỏi “hầu bao” của Damacus kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu lan rộng hồi tháng Ba vừa qua, trong khi đồng bảng Syria bị rớt giá mạnh so với đồng USD.
Video đang HOT
Thêm vào đó, Chính phủ Syria cũng đang chịu sức ép bởi các lệnh trừng phạt từ Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, nhằm buộc Damacus sớm chấm dứt tình trạng bao lực và cải cách chính trị. Trong đó, lệnh cấm vận của EU đối với ngành dầu mỏ Syria, được áp đặt từ đầu tháng Chín vừa qua, khiến nước này bị thất thu gần 450 triệu USD mỗi tháng.
EU là đối tác tiêu thụ tới 95% lượng dầu mỏ xuất khẩu của Syria và cung cấp tới 1/3 nguồn thu ngoại tệ của quốc gia này.
Hiện EU đang xem xét trừng phạt bổ sung Syria, trong đó có việc phong tỏa các khoản tín dụng của Ngân hàng Đầu tư châu Âu dành cho nước này.
Bộ Tài chính Syria trước đó dự đoán, mức tăng trưởng kinh tế nước này trong năm nay sẽ bị giảm khoảng 1%. Trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo việc phương Tây thắt chặt các biện pháp trừng phạt sẽ khiến kinh tế Syria năm nay giảm 2% so với mức tăng trưởng 3,2% năm ngoái.
Ngày 10/11, trong bức điện gửi Tổng Thư ký Liên đoàn Arập (AL) Nabil al-Arabi, Ngoại trưởng Syria Walid el-Mouallem đã chỉ trích việc Mỹ kêu gọi các nước Arập trừng phạt Syria về mặt chính trị và kinh tế.
Ông cho rằng, đây là một bằng chứng chứng tỏ sự can thiệp của nước ngoài, đồng thời cảnh báo về mối nguy hiểm với những quan điểm như vậy cho sự hợp tác với Arập.
Ông Mouallem đồng thời tái khẳng định cam kết của Syria thực hiện kế hoạch giải quyết khủng hoảng do AL đề xuất, theo đó Damacus chấm dứt hoàn toàn bạo lực, rút quân đội khỏi các thành phố và các khu vực dân cư, đồng thời trả tự do cho những người biểu tình bị bắt giữ.
Ông Mouallem cho biết, đại diện của Syria tại AL sẽ thông báo cho các ngoại trưởng Arập về tiến trình thực hiện kế hoạch này. Theo kế hoạch, AL sẽ triệu tập cuộc họp khẩn cấp vào ngày 12/11 để thảo luận về tình hình Syria./.
Theo TTXVN
Mỹ bắt điệp viên Syria
Một công dân Mỹ sinh ra ở Syria vừa bị bắt giữ ở bang Virginia vì thu thập thông tin về những người biểu tình chống chính phủ Assad và chuyển các thông tin này cho Damascus.
Ông Mohamad Anas Haitham Soueid, công dân Mỹ, 47 tuổi vừa bị kết tội làm gián điệp cho cơ quan tình báo Syria khi thu thập video clip và ghi âm những người biểu tình chống Syria.
Theo cáo trạng, ông Souied bị buộc tội tuyển dụng người khác vào mạng lưới thu thập thông tin về những người biểu tình ở Virgina và gửi thông tin cho đối tác làm việc tại đại sứ quán Syria ở Washington thông qua email được mã hóa. Những thông tin được gửi đi còn bao gồm cả số điện thoại liên lạc, địa chỉ email của người biểu tình.
Cuộc biểu tình chống chính phủ Syria trước cửa Nhà Trắng. Ảnh: CNN
Bản cáo trạng còn có chi tiết: Trong tháng 6/2011, ông Souied đã bay tới Syria và có cuộc gặp bí mật với tổng thống Assad.
Tuy nhiên, ông Soueid đã bị nhà chức trách Mỹ bắt mà không thông qua Tổng chưởng lý theo yêu cầu của luật pháp Mỹ.
Vụ bắt giữ ông Soueid diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Syria lên cao khi Mỹ buộc tội chính quyền Syria dùng bạo lực đàn áp các cuộc biểu tình khiến gần 2.900 người thiệt mạng.
Người Syria tuần hành ủng hộ ông Assad
Trong khi đó, ở Syria, vào ngày 12/10, Khoảng 10.000 người vừa xuống đường tuần hành ở trung tâm thủ đô Damascus nhằm biểu lộ thái độ ủng hộ chính quyền của tổng thống Bashar al-Assad - hiện phải đối mặt với các cuộc biểu tình chống chế độ trên các thành phố lớn kể từ tháng 3/2011.
Cuộc tuần hành ủng hộ ông Assad ở thủ đô Syria.
Những người ủng hộ ông Assad cùng đồng thanh hô những khẩu hiệu phản đối Mỹ và châu Âu can thiệp vào Syria và kêu gọi bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Nhiều người trong số họ mang theo ảnh của ông Assad, cờ Syria và cùng nhau hát: "Chúa, Syria và Bashar".
Truyền hình Syria miêu tả cuộc tuần hành là một hành động mạnh mẽ hỗ trợ chính phủ nước này bảo vệ độc lập dân tộc và chống lại các hành động can thiệp của nước ngoài.
Đây là cuộc tuần hành lớn nhất ở thủ đô Syria sau hàng loạt các cuộc biểu tình chống chế độ gây ra sự bất ổn ở Syria từ tháng 3/2011. Đáp lại các cuộc biểu tình, chính quyền của ông Assad đã hứa sẽ thực hiện cải cách chính trị ở Syria.
Hiện nay, số lượng các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và phe đối lập bao gồm các tay súng và quân chính phủ đào ngũ ngày càng gia tăng ở Syria.
Theo Liên Hiệp Quốc, đã có khoảng 2.900 người Syria thiệt mạng trong các cuộc biểu tình. Nhà chức trách nước này cho biết có khoảng 1.100 nhân viên của lực lượng an ninh cũng bị thiệt mạng.
Phương Tây với sự hậu thuẫn của Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt với Syria và kêu gọi ông Assad từ bỏ quyền lực. Tuy nhiên, nỗ lực của phương Tây và Mỹ đã bị Trung Quốc và Nga phủ quyết ở Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhưng 2 nước này cũng kêu gọi ông Assad đẩy nhanh quá trình cải cách. Cờ của Nga và Trung Quốc cũng xuất hiện trong cuộc tuần hành ủng hộ chính quyền ông Assad.
Trong khi đó, người đứng đầu SNC là ông Burhan Ghalioun (hiện ở Paris) vừa có trả lời phỏng vấn kênh France 24 ngày 7/10/2011 cho biết các quốc gia phương Tây chưa tạo đủ áp lực để nước Nga thay đổi lập trường về Syria. Ông này cho hay, phương Tây cần làm thêm nhiều việc nữa để ủng hộ phe đối lập ở Syria.
Hồi đầu tuần, ngoại trưởng Pháp Alain Juppe vừa có cuộc gặp với ông Ghalioun nhằm biểu thị sự ủng hộ của Pháp với SNC. Pháp là quốc gia đầu tiên công nhận tính hợp pháp của SNC. Theo ông Ghalioun, cần phải mất vài tuần nữa để các nước châu Âu công nhận SNC.
Theo Báo Đất Việt
Nhiều trẻ em chết vì giao tranh ở Syria Đụng độ giữa quân đội chính phủ và người biểu tình tại thành phố chiến lược Al Rastan, với sự tham gia của xe tăng và vũ khí hạng nặng, đã khiến nhiều trẻ em chết và bị thương. Al Rastan là thành phố phân chia hai miền Nam - Bắc Syria đã bị rúng động bởi xe tăng quần thảo. Phóng viên...