Kinh tế số Việt Nam dẫn đầu khu vực
Theo báo cáo ‘Nền kinh tế số Đông Nam Á 2019′ do Google, Temasek và Bain thực hiện, nền kinh tế số Việt Nam năm 2019 trị giá 12 tỉ USD, cao gấp 4 lần so với giá trị của năm 2015 và dự đoán chạm mốc 43 tỉ USD vào năm 2025.
Nền kinh tế số tại Việt Nam đạt 12 tỷ USD năm 2019
Báo cáo Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2019 (e-Conomy Southeast Asia 2019) do Google, Temasek cùng với đối tác Bain & Company thực hiện vừa công bố những số liệu cụ thể về nền kinh tế số Đông Nam Á, bao gồm 6 thị trường lớn nhất là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Theo báo cáo, Việt Nam cùng Indonesia là 2 thị trường bứt phá trong xu hướng phát triển nền kinh tế số so với các quốc gia còn lại trong khu vực, với tốc độ tăng trưởng vượt mức 40% một năm, trong khi những quốc gia còn lại tăng trưởng từ 20-30% hàng năm.
Báo cáo cũng cho thấy nền kinh tế số tại Việt Nam đạt 12 tỷ USD năm 2019 và bứt phá lên 43 tỉ USD vào năm 2025, bao gồm các lĩnh vực: Thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe công nghệ.
Video đang HOT
Báo cáo cho thấy nền kinh tế số của khu vực vừa đạt đến một cột mốc mới, chạm ngưỡng 100 tỷ USD lần đầu tiên vào năm nay, tăng 72 tỷ USD so với năm ngoái.
Việt Nam cùng Indonesia là 2 thị trường bứt phá trong xu hướng phát triển nền kinh tế số
Hơn 150 triệu người dân Đông Nam Á hiện đang mua những thứ họ cần qua mạng, giá trị của ngành thương mại điện tử hiện tại đã đạt đến 35 tỷ USD, so với chỉ 5 tỷ USD vào năm 2015, và đang trên đà chạm đến 150 tỷ USD vào năm 2025.
Năm 2019, Việt Nam sở hữu 61 triệu người dùng internet, trung bình người Việt dành 3 giờ 12 phút sử dụng internet trên thiết bị di động như điện thoại thông minh (smartphone). Theo tỉ lệ, nhóm các ứng dụng mạng xã hội và truyền thông liên lạc (52%), ứng dụng xem video (20%) và game (11%), cùng các ứng dụng cho công việc.
Thương mại điện tử đang là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Hơn 150 triệu người dân tại khu vực này đang mua những thứ họ cần qua mạng.
Giá trị của ngành thương mại điện tử Đông Nam Á hiện đạt 35 tỷ USD, tăng gấp 7 lần so với chỉ 5 tỷ USD hồi 4 năm trước, dự báo quy mô mảng thương mại điện tử tại đây sẽ chạm mốc 150 tỷ USD vào năm 2025.
Tăng 15 bậc, Việt Nam lọt top 20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư
Theo Tạp Chí Công Thương
Kaspersky hợp tác với trường Bách khoa Temasek tổ chức các khóa học về an ninh mạng
Việc hợp tác giữa hai tổ chức nhằm đào tạo nhiều chuyên gia an ninh mạng có tay nghề cao tại Singapore.
Kaspersky vừa ký thỏa thuận hợp tác trong 3 năm với trường Bách khoa Temasek (Temasek Polytechnic - TP) để mang đến những khóa học về an ninh mạng cho các học viên của Kaspersky và người dân Singapore.
Đại diện Kaspersky và Temasek tại buổi ký hợp tác.
Theo thỏa thuận hợp tác, Kaspersky cam kết mang đến các chương trình đào tạo và được trường Temasek công nhận là "Đơn vị huấn luyện được ủy quyền" cho trường. Mối hợp tác nhằm mục đích củng cố vị trí của trường Temasek là đơn vị đào tạo chuyên nghiệp dành cho người trưởng thành.
Ông Stephan Neumeier, Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực APAC cho biết để đáp ứng những thách thức của nền kinh tế trong tương lai, các công ty tư nhân cần hỗ trợ phát triển, đào tạo các chuyên gia an ninh mạng để xây dựng khả năng phục hồi kỹ thuật số quốc gia.
Trong thỏa thuận mới, trường Temasek sẽ quản lý và cung cấp các khóa học do Kaspersky phát triển về công nghệ đảo ngược phần mềm độc hại, ứng phó sự cố và phân tích kỹ thuật số, cũng như giám sát an ninh và tìm ra mối đe dọa mạng theo SkillsFuture Series theo chứng nhận hợp tác giữa TP và Kaspersky.
Kaspersky cho rằng giáo dục an ninh mạng phải cần có sự hợp tác giữa doanh nghiệp tư nhân và tổ chức công trong việc đối phó với số lượng các mối đe dọa mạng ngày càng tăng nhanh. Từ đó, công ty an ninh mạng toàn cầu đã thực hiện nhiều dự án trên khắp thế giới để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân tài trên toàn cầu.
Theo ITC News
Hội thảo miễn phí hướng dẫn tối ưu hiệu suất website lần đầu tiên được Google tổ chức tại Việt Nam Tại Hội thảo Webmaster, với các chủ đề của chương trình xoay quanh việc làm thế nào để tăng cường hiệu suất website. Như cách Google Tìm kiếm hoạt động, làm thế nào để phục hồi trang web sau khi bị hack, những cập nhật mới của công cụ tìm kiếm, dịch vụ quản trị web Search Console, thiết kế giao diện đạt...