Kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi: Triển vọng tươi sáng
Sau những diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới đối mặt với những bất ổn chưa từng có, kinh tế Mỹ đang thể hiện sự phục hồi nhanh hơn dự kiến.
Các chương trình kích thích kinh tế của Chính phủ cùng với tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 được thúc đẩy đã mang lại triển vọng tươi sáng cho nền kinh tế xứ Cờ hoa.
Việc nới lỏng các hạn chế giãn cách xã hội cũng như tăng cường tiêm chủng phòng Covid-19 sẽ kích thích chi tiêu của người dân Mỹ.
Ở thời điểm cuối năm 2020, giới chuyên gia kinh tế cho rằng, sớm nhất cũng phải đến quý II hoặc quý III năm nay, nền kinh tế 21,5 nghìn tỷ USD của Mỹ mới hồi phục được phần sản lượng mất mát do dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, sự vững vàng có tính hệ thống, kết hợp với chính sách tiền tệ và tài khóa siêu nới lỏng đã giúp thúc đẩy sự hồi phục của cường quốc số một thế giới. Nền kinh tế Mỹ đang được cải thiện với hàng loạt gói ngân sách của Chính phủ như gói cứu trợ 1.900 tỷ USD mà Tổng thống Joe Biden đã ký hồi đầu tháng 3, một phần gói biện pháp trị giá 900 tỷ USD đã được thông qua hồi tháng 12-2020.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, dòng tiền mặt ồ ạt từ các gói ngân sách trên sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và thúc đẩy chi tiêu. Mặt khác, việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội cũng như tăng cường tiêm chủng phòng Covid-19 sẽ kích thích chi tiêu của người tiêu dùng và đây chính là động lực kinh tế quan trọng trong năm nay.
Các báo cáo gần đây cho thấy, nền kinh tế Mỹ cải thiện trên diện rộng khi doanh số bán lẻ trong tháng 1-2021 tăng mạnh nhất trong 7 tháng qua và sản xuất của Mỹ đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong 3 năm vào tháng 2. Thị trường lao động, vốn phục hồi chậm hơn, nhưng đã cho thấy mức tăng việc làm cao hơn dự kiến trong tháng 2, mặc dù số người có việc làm vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch.
Video đang HOT
Tính đến nay, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm về 6,3% từ mức đỉnh 14,8% trong đại dịch. Công ty Xếp hạng tín nhiệm Moody’s Analytics ước tính kế hoạch kích cầu của chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ tạo ra 7,5 triệu việc làm trong năm nay. Cùng với đó, tỷ lệ tiêm chủng hằng ngày đã tăng gấp bốn lần và các ca nhiễm Covid-19 mới đã giảm mạnh trong thời gian vừa qua.
Theo ông Stephen Stanley, nhà kinh tế trưởng của Amherst Pierpont Securities LLC, khoản tiền trợ cấp trị giá 1.400 USD cho mỗi người dân Mỹ, cùng với các khoản trợ cấp thất nghiệp bổ sung và tốc độ tiêm chủng được thúc đẩy nhanh chóng sẽ giúp duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế trong suốt cả năm 2021.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 5,1% trong năm 2021. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng của Mỹ có thể đạt 6%, trong khi các chuyên gia kinh tế khác như Gregory Daco của Oxford Economics dự báo con số tăng trưởng có thể vượt 7%. Hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings ngày 16-3 thì khẳng định, mức xếp hạng nợ Chính phủ Mỹ hiện vẫn đứng ở mức AA, đồng thời cho biết, phản ứng chính sách nhanh chóng của Mỹ đối với những thách thức kinh tế đã hỗ trợ tích cực cho đà phục hồi kinh tế nước này.
Sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế xứ Cờ hoa tuy thế cũng làm dấy lên lo ngại rằng lạm phát có thể tăng cao hơn, nhưng Chủ tịch FED Jerome Powell đã trấn an những quan ngại đó, đồng thời cam kết giữ lãi suất ở mức thấp cho đến khi thị trường việc làm phục hồi và lạm phát duy trì trên 2% trong một thời gian.
Sau năm 2020 với quá nhiều biến động, Mỹ muốn hướng đến sự phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 bằng việc đơn giản là quay trở lại hoạt động bình thường nhờ quá trình tiêm chủng. Dựa trên các thông số và chính sách mà Chính phủ Mỹ đã ban hành, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể lạc quan về triển vọng và xu hướng phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Chứng khoán xác lập các mức cao kỷ lục nhờ kinh tế phục hồi
Ngày 15/3, Hai chỉ số tổng hợp S&P 500 và chỉ số công nghiệp Dow Jones tại thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) đều xác lập các mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch cuối ngày.
Hai chỉ số tổng hợp S&P 500 và chỉ số công nghiệp Dow Jones tại thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) đều xác lập các mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch ngày 15/3, giữa lúc giới đầu tư đang dõi theo đà phục hồi kinh tế sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và đón đợi các thông tin từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong tuần này.
Ngành hàng không có dấu hiệu đã vượt qua thiệt hại tồi tệ nhất từ dịch COVID-19, khi nhiều hãng hàng không như Delta Air Lines, Southwest Airlines và JetBlue Airways cho biết số lượng đặt vé máy bay với mục đích đi du lịch, nghỉ dưỡng đang tăng lên.
Các chỉ số chính đã tăng tốc khi gần đến cuối phiên. Chỉ số hàng không S&P 1500 tăng hơn 4% lên mức cao nhất trong một năm, trong khi các mã cổ phiếu khác liên quan đến hoạt động du lịch cũng đều tăng từ 2-5%.
Đây cũng là phiên thứ 6 liên tiếp chỉ số Dow Jones đóng phiên ở mức cao kỷ lục trong đợt khởi sắc gần đây nhờ sự tiến triển trong hoạt động tiêm vaccine ngừa COVID-19 và việc Quốc hội Mỹ thông qua và Tổng thống Joe Biden ký ban hành dự luật cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD.
Những đồn đoán về sự phục hồi của nền kinh tế đã thúc đẩy nhu cầu đối với cổ phiếu của các công ty được dự đoán sẽ hoạt động nổi trội khi nền kinh tế mở cửa trở lại như ngân hàng, năng lượng.
Chốt phiên, chỉ số Dow Jones tăng 0,53%, ở mức 32.953,46 điểm. Chỉ số này đã tăng gần 8% trong năm ngoái. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq ghi thêm 1,05% lên 13.459,71 điểm, vẫn thấp hơn gần 5% so với mức khép phiên cao kỷ lục ghi nhận ngày 12/2.
Cuối cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày sẽ kết thúc vào ngày 17/3, FED được dự đoán sẽ đưa ra dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng trong năm 2021 với mức tăng nhanh nhất trong mấy chục năm qua, đồng thời nhấn mạnh lập trường giữ lãi suất ở mức thấp trong tương lai gần.
Trái với chứng khoán, giá dầu thế giới giảm bất chấp thông tin về tình hình kinh tế Trung Quốc và các nước sản xuất dầu lớn vẫn đang thực hiện thỏa thuận hạn chế nguồn cung.
Giá dầu đã tăng đều đặn từ đầu năm 2021 đến nay các nhà sản xuất dầu lớn hạn chế nguồn cung và việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 tăng nhanh, làm tăng hy vọng về nhu cầu nhiên liệu tăng lên và các nền kinh tế hồi phục sau tác động do đại dịch gây ra.
Chốt phiên, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 5/2021 giao dịch ở mức 68,88 USD/thùng, giảm 34 cent Mỹ. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 22 cent Mỹ xuống 65,39 USD/thùng.
Số liệu cho thấy sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã tăng nhanh chóng trong tháng 1-2/2021, trái ngược với những đồn đoán, còn hoạt động lọc dầu tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hãng tin Reuters cho hay quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu Saudi Arabia đã cắt giảm tới 15% nguồn cung dầu thô giao tháng 4 cho ít nhất 4 khách hàng ở khu vực Bắc Á, trong khi vẫn đáp ứng các yêu cầu hàng tháng bình thường đối với các nhà máy lọc dầu Ấn Độ.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh (OPEC ), trong tháng này đã quyết định sẽ kéo dài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung sang tháng 4.
Gói kích thích kinh tế khổng lồ của Mỹ đã được thông qua trong tháng này, làm tăng triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Các nhà phân tích cho biết Washington đang cân nhắc việc tăng thuế đối với các tập đoàn, những người có thu nhập cao và nhiên liệu để chi trả cho một kế hoạch cơ sở hạ tầng quy mô lớn, mà có thể làm giảm nhu cầu dầu mỏ.
Giá dầu đã chịu sức ép bởi đồn đoán về cơn bão mùa Đông xảy ra hồi tháng trước ở Texas có thể tiếp tục làm tăng lượng dầu trong các kho dự trữ./.
Malaysia cấp giấy chứng nhận tiêm chủng thông minh Theo Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba, quốc gia Đông Nam Á sẽ cấp giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 thông minh cho những người được tiêm chủng. Một nhân viên y tế được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 3/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Malaysia, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 3/3, người đứng...