Kinh tế Đức suy giảm 5% do dịch COVID-19
Do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nền kinh tế Đức bước qua năm 2020 với mức suy giảm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2009.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Frankfurt, Đức, ngày 23/11/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Số liệu do Cơ quan thống kê liên bang Destatis công bố ngày 14/1 cho thấy trong năm ngoái, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức giảm 5% bởi “hầu hết các lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19″. Tuy nhiên, mức giảm này thấp hơn so với mức giảm 5,7% mà nền kinh tế lớn nhất châu Âu phải hứng chịu hồi năm 2009 trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Video đang HOT
Cũng theo số liệu của Destatis, chi tiêu tư nhân trong năm ngoái đã lao dốc 6% trong khi đầu tư doanh nghiệp vào thiết bị mới cũng giảm mạnh. Kim ngạch xuất khẩu giảm tới gần 10%, trong khi kim ngạch nhập khẩu giảm 8,6%. Điều này cho thấy thặng dư thương mại của Đức đã thu hẹp do đại dịch. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách của khu vực công lên tới 158,2 tỷ euro (192,31 tỷ USD), tương đương 4,8% GDP. Điểm sáng duy nhất trong bức tranh kinh tế ảm đạm của Đức là chi tiêu chính phủ, giúp chi tiêu công tăng 3,4%. Hoạt động xây dựng, lĩnh vực được coi là động lực tăng trưởng của nền kinh tế Đức, tăng 1,5%.
Trước đó, ngày 12/1, Hiệp hội Công nghiệp Đưc BDI dự bao kinh tế nước nay sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm 2021, sau khi sụt giảm khoảng 5% vào năm 2020. Tuy nhiên, BDI nhận định nên kinh tê lớn nhất châu Âu sẽ chi co thể trở lại mức trước đại dịch COVID-19 cho đến năm 2022.
Dự báo của BDI kém lạc quan hơn so với ước tính hôi thang 10/2020 của Chính phủ, trong đó Berlin dự bao GDP cua nước nay sẽ phục hồi với mưc tăng trương 4,4%. Dự kiến, Chính phủ sẽ cập nhật dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2021 vào cuối tháng này.
DIW: Kinh tế Đức sẽ thiệt hại hơn 19 tỷ euro do đợt phong tỏa thứ 2
Ngành nhà hàng và khách sạn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại khoảng 5,8 tỷ euro; các lĩnh vực thể thao, văn hóa và giải trí sẽ phải đối phó với mức sụt giảm hơn 2 tỷ euro.
Người dân xếp hàng bên ngoài siêu thị ở Berlin, Đức. (Ảnh: THX/TTXVN)
Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW) dự báo đợt phong tỏa thứ hai để ngăn chặn sự lây lan mạnh của dịch COVID-19 sẽ khiến nền kinh tế Đức thiệt hại khoảng 19,3 tỷ euro (22,53 tỷ USD).
Theo tính toán của DIW, ngành nhà hàng và khách sạn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại khoảng 5,8 tỷ euro; các lĩnh vực thể thao, văn hóa và giải trí sẽ phải đối phó với mức sụt giảm hơn 2 tỷ euro và ngành bán lẻ khoảng 1,3 tỷ euro, ngành công nghiệp Đức thiệt hại khoảng trên 5 tỷ euro.
Ngoài ra, phần thiệt hại còn lại sẽ thuộc về các công ty cung cấp dịch vụ doanh nghiệp, các công ty hậu cầu và các nhà khai thác rạp chiếu phim.
Tuy nhiên, đợt phong tỏa thứ hai sẽ chỉ ảnh hưởng ít đến thị trường lao động. Theo dự báo của DIW, số lượng nhân viên sẽ giảm gần 100.000 người trong quý 4, ít hơn rất nhiều so với đợt phong tỏa đầu tiên hồi tháng 3-4/2020 là 630.000 nhân viên, trong khi đó số lượng lao động theo mô hình rút ngắn thời gian (Kurzarbeit) sẽ tăng 400.000 lên hơn 3 triệu người vào cuối năm nay.
Chủ tịch DIW Marcel Fratyscher nói rằng, DIW kỳ vọng sự phục hồi rõ ràng trong năm tới. Ông nói rằng "Chúng tôi dự đoán rằng, GDP có thể tăng đáng kể trở lại vào năm 2021 nhưng chỉ khi làn sóng lây nhiễm thứ hai có thể sớm được chấm dứt;" cả số doanh nghiệp phá sản và số người thất nghiệp đều có khả năng tăng. Tuy nhiên, số người thất nghiệp cũng đang được tính toán giảm thiểu bằng mô hình Kurzarbeit.
Để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của dịch COVID-19 thời gian gần đây, Chính phủ Đức đã quyết định phong tỏa có giới hạn lần thứ hai bắt đầu từ ngày 2/11. Chính phủ Đức cũng dự kiến chi 10 tỷ euro để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề do đợt phong tỏa lần này.
Theo Viện dịch tễ Robert Koch sáng 1/11, Cơ quan Y tế Đức ghi nhận thêm 14.177 ca mắc COVID-19 mới nâng tổng số người mắc từ đầu dịch lên 532.930 ca, trong đó có 10.481 ca tử vong.
Nghiên cứu về nguy cơ tái nhiễm virus SARS-CoV-2 ở các nhân viên y tế Một nghiên cứu của Anh cho thấy phần lớn các nhân viên y tế hồi phục sau khi mắc COVID-19 sẽ có khả năng miễn nhiễm với virus SARS-CoV-2 trong vòng ít nhất 5 tháng. Tuy nhiên, nghiên cứu cảnh báo một số người vẫn có thể mang virus trong người và lây bệnh cho người khác. Nhân viên y tế chăm sóc...