Kinh tế Đức dự kiến chỉ tăng trưởng 0,9% trong năm 2024
Viện Kinh tế Thế giới Kiel (IfW) nhận định, kinh tế Đức đang trên đà phát triển trở lại nhưng rất chậm chạp và dự kiến đạt mức tăng trưởng 0,9% năm 2024 và 1,2% năm 2025.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Duesseldorf, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, hồi mùa Thu, IfW đã dự báo kinh tế Đức sẽ suy giảm 0,5% trong năm nay nhưng trên thực tế mức suy giảm được điều chỉnh xuống 0,3%, chủ yếu do lạm phát giảm đáng kể. Lạm phát trung bình trong năm 2023 sẽ ở mức 5,9%, sau đó dự kiến giảm xuống còn 2,3% vào năm 2024 và 1,8% vào năm 2025.
GDP của Đức trong quý IV năm nay tiếp tục suy giảm quý thứ hai liên tiếp và theo nhận định của một số chuyên gia là đã có dấu hiệu của suy thoái kỹ thuật. Nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất công nghiệp yếu kém. Sau nhiều năm với lượng đơn đặt hàng tồn đọng dày đặc do nhu cầu kỷ lục vào cuối đại dịch COVID-19, ngành công nghiệp gần đây thậm chí còn rơi vào tình trạng không sử dụng hết công suất.
Theo IfW, có nhiều dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng trưởng trở lại, nhưng chủ yếu là do các hộ gia đình tiêu dùng nhiều hơn đáng kể nhờ tăng lương và tăng trợ cấp của chính phủ. Mức tăng thu nhập cao hơn đáng kể so với lạm phát giúp thu nhập khả dụng thực tế của các hộ gia đình dự kiến tăng 1,8% năm 2024 và 1% năm 2025.
Ngoài ra, thương mại quốc tế dự kiến sẽ ngày càng phục hồi và nhu cầu đối với ngành xuất khẩu quan trọng của Đức sẽ tăng trở lại.
IfW cũng kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản một lần nữa vào tháng 6 trong bối cảnh lạm phát giảm. Điều này có thể giải phóng ngành xây dựng khỏi cuộc khủng hoảng.
Video đang HOT
Lý do kinh tế Đức rơi vào suy thoái và dự báo tiếp theo
Nền kinh tế Đức đã suy giảm nhẹ trong quý đầu tiên của năm 2023 so với ba tháng trước đó và đẩy đầu tàu kinh tế châu Âu bước vào thời kỳ suy thoái kỹ thuật.
Người dân đi lại ở khu mua sắm Europa Center của Berlin trong thời kỳ đại dịch COVID-19, vào ngày 14/12/2020. Ảnh: Reuters
Một ước tính sơ bộ công bố ngày 25/5 cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GPD) của Đức giảm 0,3 % trong quý 1 năm nay.
Dữ liệu do cơ quan thống kê của Đức công bố ngày 25/5 cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội của nước này giảm 0,3% trong quý 1/2023 khi được điều chỉnh theo giá cả và các hiệu ứng mùa. Điều này xảy ra sau mức giảm 0,5% trong quý 4/2022. Suy thoái thường được định nghĩa là hai quý suy giảm liên tiếp.
Nhà kinh tế Carsten Brzeski của ING cho biết: "Phải mất một vài lần sửa đổi thống kê, nhưng vào cuối ngày, nền kinh tế Đức thực sự đã xảy ra điều mà chúng ta đã lo sợ kể từ mùa hè năm ngoái". Theo ông, "thời tiết mùa đông ấm áp, hoạt động công nghiệp phục hồi, được hỗ trợ bởi việc Trung Quốc mở cửa trở lại và giảm bớt căng thẳng chuỗi cung ứng vẫn là không đủ để đưa nền kinh tế Đức thoát khỏi vùng nguy cơ suy thoái".
Dữ liệu cho thấy điều gì?
Theo dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang, Destatis, GDP của Đức đã giảm 0,3% trong quý khi được điều chỉnh theo giá cả và các hiệu ứng theo mùa. "Sau khi tăng trưởng GDP đi vào vùng âm vào cuối năm 2022, nền kinh tế Đức hiện đã ghi nhận hai quý âm liên tiếp", Chủ tịch Destatis, Ruth Brand cho biết.
Văn phòng Destatis cho biết lạm phát tiếp tục gây thiệt hại cho nền kinh tế Đức trong quý 1. Điều này được phản ánh trong tiêu dùng hộ gia đình - giảm 1,2% theo quý sau khi điều chỉnh giá và theo mùa.
Các hộ gia đình tư nhân chi tiêu ít hơn cho thực phẩm, đồ uống, quần áo, giày dép và đồ nội thất so với quý trước. Họ cũng mua ít ô tô mới hơn, mà một phần nguyên nhân có thể do chính phủ ngừng trợ cấp vào cuối năm 2022. Dù vậy, có một tia sáng khi nói đến đầu tư, vốn đã tăng lên trong ba tháng đầu năm sau nửa cuối năm 2022 thể hiện yếu ớt.
Ít ảm đạm hơn dự báo
Phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng của Nga, kinh tế Đức đã bị ảnh hưởng đặc biệt do cuộc xung đột ở Ukraine.
Một mùa đông ôn hòa ở Đức có nghĩa là các kịch bản tồi tệ nhất - như thiếu khí đốt, điều có thể tàn phá nền kinh tế - đã không xảy ra.
Cuộc suy thoái kinh tế gần đây nhất của Đức xảy ra khi đại dịch COVID-19 vào đầu năm 2020 đã khiến chính phủ phải đóng cửa toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế.
Người tiêu dùng đã chứng kiến lạm phát cao làm xói mòn sức mua của họ, làm giảm nhu cầu trong nền kinh tế. Mặc dù xu hướng tăng giá gần đây đã giảm bớt, tỷ lệ lạm phát hàng năm 7,2% được ghi nhận vào tháng 4 vẫn còn tương đối cao.
Tuy nhiên, đầu tư đã tăng trong ba tháng đầu năm, sau nửa cuối năm 2022 giảm sút. Đầu tư vào máy móc và thiết bị tăng 3,2% so với quý trước, trong khi đầu tư vào xây dựng tăng 3,9% so với quý trước. Ngoài ra, cũng có những đóng góp tích cực từ thương mại. Xuất khẩu tăng 0,4%, trong khi nhập khẩu giảm 0,9%.
Joerg Kraemer, nhà kinh tế trưởng của Commerzbank, cho biết: "Giá năng lượng tăng mạnh đã gây ra hậu quả nghiêm trọng trong nửa năm qua".
Không thể tránh khỏi một cuộc suy thoái và lúc này câu hỏi đặt ra là, liệu sẽ có bất kỳ sự phục hồi nào trong nửa cuối năm hay không.
Chuyên gia Brzeski nhận xét: "Nếu nhìn xa hơn quý đầu tiên, sự lạc quan hồi đầu năm dường như đã nhường chỗ cho nhiều cảm giác thực tế hơn".
Sức mua giảm, số lượng đơn đặt hàng công nghiệp thưa thớt, chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh mẽ và dự kiến nền kinh tế Mỹ sẽ chậm lại, tất cả đều có nguy cơ dẫn đến hoạt động kinh tế yếu kém.
Chuyên gia Kraemer từ Commerzbank cho rằng, sau sự suy giảm của chỉ số tâm lý kinh doanh IFO, được công bố ngày 24/5, tất cả các chỉ số quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất hiện đang giảm.
Tuy vậy, ngân hàng Bundesbank của Đức kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong quý 2 do sự phục hồi của ngành công nghiệp hơn là bù đắp cho tiêu dùng hộ gia đình đình trệ và sự sụt giảm trong xây dựng, theo một báo cáo kinh tế hàng tháng được công bố ngày 24/5.
WFP cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực ở Đông Phi Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 13/11, Chương trình lương thực thế giới (WFP) cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực trên khắp Đông Phi có thể vẫn ở mức cao đến đầu năm 2024, dù đã qua đỉnh điểm do mất mùa vào năm 2022. Các lều tạm bị người dân bỏ lại khi phải sơ tán do...