WFP cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực ở Đông Phi
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 13/11, Chương trình lương thực thế giới ( WFP) cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực trên khắp Đông Phi có thể vẫn ở mức cao đến đầu năm 2024, dù đã qua đỉnh điểm do mất mùa vào năm 2022.
Các lều tạm bị người dân bỏ lại khi phải sơ tán do hạn hán tại Gode, Ethiopia ngày 12/1/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong báo cáo cập nhật về an ninh lương thực, WFP dự báo các yếu tố, trong đó có xung đột kéo dài và mới bùng phát, điều kiện kinh tế vĩ mô yếu kém, chi phí sinh hoạt cao sẽ tiếp tục tác động đến an ninh lương thực và tình trạng dinh dưỡng ở khu vực Đông Phi. Ethiopia, Somalia, Nam Sudan và Sudan vẫn là những nước chính cần được quan tâm khi bước sang năm 2024 do đây là những nước bị khủng hoảng lương thực toàn cầu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong khi đó, xung đột ở Ethiopia, Nam Sudan và Sudan có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhu cầu của những người dễ bị tổn thương nhất, như người di cư và người tị nạn.
Theo số liệu của WFP, tính đến tháng 9 năm nay, khoảng 62,6 triệu người ở Đông Phi không được đảm bảo an ninh lương thực. Bên cạnh đó, khoảng 18,2 triệu người trong khu vực phải di dời, trong đó 13,2 triệu người ở trong nước (IDP) và 5 triệu người ra nước ngoài tị nạn.
Video đang HOT
Riêng ở Sudan, kể từ khi xung đột giữa quân đội và lực lượng bán quân sự bùng phát, hơn 4 triệu người đã phải di dời trong nước và hơn 1 triệu người khác di cư qua biên giới.
WFP cũng cho rằng những thách thức kinh tế vĩ mô dai dẳng, chi phí sản xuất và vận chuyển cao cũng như biến động của thương mại quốc tế tiếp tục gây áp lực đối với chi phí hàng hóa thực phẩm tại các thị trường ở Đông Phi. Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino và lưỡng cực Ấn Độ Dương (IOD) có thể kéo theo lượng mưa cao bất thường từ tháng 11/2023 đến tháng 1/2024 trên khắp vùng xích đạo và miền Nam Đông Phi, chủ yếu ở miền Nam Ethiopia, Somalia và Kenya.
Dù lượng mưa trên mức trung bình sẽ mang lại điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, chăn nuôi và phục hồi sản xuất, song WFP lưu ý nguy cơ xảy ra lũ lụt nghiêm trọng cục bộ ở các vùng đất thấp và ven sông, gây thiệt hại cây trồng, vật nuôi, cơ sở hạ tầng, khiến người dân phải di dời và bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm.
WFP cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ngày 24/8 cho biết số người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi lên 345 triệu người kể từ năm 2019, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, xung đột và biến đổi khí hậu.
Người dân nhận lương thực cứu trợ tại Ayod, Nam Sudan ngày 6/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo bà Corinne Fleischer, Giám đốc khu vực của WFP, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, có 135 triệu người rơi vào nghèo đói trên toàn cầu. Sau đó, con số này đã gia tăng và dự kiến tiếp tục tăng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và xung đột.
Tác động của những thách thức về môi trường là một nhân tố bất ổn khác có thể thúc đẩy tình trạng khan hiếm lương thực, xung đột và di cư quy mô lớn. Bà Fleisher nhấn mạnh thế giới khó có thể chống đỡ được những thách thức này. Bà cho biết lượng người di cư đã tăng gấp hơn 10 lần trên toàn cầu do xung đột và biến đổi khí hậu.
Theo bà Fleisher, WFP thực sự lo ngại về ảnh hưởng kết hợp của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và xung đột tại Ukraine.
Tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine tại Trung Đông và Bắc Phi vô cùng nặng nề khi các nước khu vực này phụ thuộc lớn vào hoạt động nhập khẩu và mối quan hệ mật thiết với Biển Đen. Yemen nhập khẩu 90% lượng lương thực thiết yếu trong đó 30% lượng lương thực đến từ Biển Đen.
WEF đang trợ giúp 13 triệu trong số 16 triệu người cần hỗ trợ về lương thực, song sự hỗ trợ của tổ chức này chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu hàng ngày của người dân, do thiếu nguồn quỹ. Chi phí đã tăng trung bình 45% kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát và các nhà tài trợ phương Tây đối diện với thách thức kinh tế liên quan đến xung đột tại Ukraine.
Kể cả các quốc gia xuất khẩu dầu như Iraq, vốn được hưởng lợi từ đà tăng của giá dầu, cũng phải đương đầu với rủi ro về mất an ninh lương thực. Iraq cần khoảng 5,2 triệu tấn lúa mỳ, trong khi sản lượng nội địa chỉ đạt 2,3 triệu tấn, do đó nước này sẽ cần nhập khẩu phần thiếu hụt còn lại, vốn có chi phí cao hơn. Bên cạnh đó, dù nhận được hỗ trợ từ chính phủ, cuộc khủng hoảng nước và tình trạng hạn hán đang "đe dọa" kế sinh nhai của các hộ nông dân nhỏ trên khắp Iraq.
Trên 1 triệu bà mẹ, trẻ em Afghanistan thiếu nguồn hỗ trợ dinh dưỡng Ngày 2/10, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) tại Afghanistan cho biết hơn 1 triệu bà mẹ và trẻ em ở quốc gia Tây Nam Á này hiện không còn nhận được hỗ trợ dinh dưỡng do thiếu nguồn tài chính lớn. Phụ nữ nhận lương thực cứu trợ tại Jalalabad, Afghanistan, ngày 20/4/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trong thông báo trên...