Kinh tế Đức đối mặt suy thoái dài nhất từ sau Thế chiến thứ 2
Viện nghiên cứu Handelsblatt (HRI) cảnh báo nền kinh tế Đức đang trên đà suy thoái dài nhất sau chiến tranh, với năm 2025 được dự báo là năm thứ ba suy giảm liên tiếp.
Quang cảnh khu phố đi bộ ở Cologne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo HRI, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức sẽ giảm 0,1% vào năm 2025, sau khi giảm 0,3% vào năm 2023 và 0,2% vào năm 2024. Đợt suy thoái kéo dài này vượt qua cuộc suy thoái hai năm đầu thập niên 2000, phản ánh những tác động kép của cuộc khủng hoảng năng lượng, lạm phát dai dẳng và đại dịch COVID-19.
Ông Bert Rurup, nhà kinh tế trưởng của HRI, nhận định: “Nền kinh tế Đức đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử hậu chiến”.
Những thách thức về nhân khẩu học, đặc biệt là tình trạng dân số già hóa, đang làm trầm trọng thêm tình hình. HRI ước tính tiềm năng tăng trưởng của Đức đã giảm xuống chỉ còn 0,5% hàng năm.
Ông Rurup lưu ý nền kinh tế Đức đang ở giai đoạn đầu của một đợt tăng trưởng già hóa mạnh mẽ. Dữ liệu chính thức từ Cục Thống kê Liên bang, dự kiến công bố ngày 15/1, nhiều khả năng xác nhận xu hướng suy giảm kinh tế trong năm 2024.
Dù HRI dự báo sẽ có có sự phục hồi khiêm tốn vào năm 2026, với mưc tăng trưởng dự kiến chỉ đạt 0,9%, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với giai đoạntrước khủng hoảng. Ngân hàng trung ương Đức gần đây cũng hạ dự báo tăng trưởng năm 2025, từ 1,1% xuống 0,2%.
Video đang HOT
Việc Đức từ bỏ khí đốt giá rẻ từ Nga và chuyển sang sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cua Mỹ với chi phí cao hơn đã đẩy giá năng lượng lên mức đáng lo ngại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà sản xuất và doanh nghiệp nhỏ. Chi phí tăng cao đã khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc phá sản, trong đó có cả những tập đoàn lớn như Volkswagen.
Trước khi cuộc xung đột ở Ukraine leo thang vào năm 2022, Đức phụ thuộc vào khí đốt của Nga để đáp ứng hơn một nửa nhu cầu năng lượng của mình. Sau các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với Moskva, nguồn cung khí đốt từ Nga đã giảm mạnh hoặc ngừng hoàn toàn. Vào tháng 9/2022, đường ống Nord Stream, vận chuyển khí đốt từ Nga sang Đức, đã bị phá hủy bởi một vụ nổ. Đến ngày 1/1 năm nay, Nga chính thức ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine đến EU.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Duesseldorf, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Dù ngành xuất khẩu, đặc biệt là sản xuất các sản phẩm giá trị cao, vẫn là thế mạnh của nền kinh tế Đức, ngành này cũng đối mặt với thách thức từ tình trạng bất ổn toàn cầu và chi phí năng lượng leo thang. Việc mất nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga đã làm quá trình phục hồi của kinh tế Đức thêm gian nan.
Cựu Thủ tướng Angela Merkel gần đây đã ch.ỉ tríc.h quyết định từ bỏ khí đốt của Nga. Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình France 2 hồi tháng 12/2024, bà gọi thỏa thuận cung cấp khí đốt trước đây với Nga là “tình huống đôi bên cùng có lợi”. Bà nhấn mạnh rằng thoả thuận này cung cấp cho Đức nguồn năng lượng giá rẻ, trong khi mức giá hiện nay tại Đức đã tăng vọt.
Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện đang trở thành mối lo ngại hàng đầu của người dân Đức. Một cuộc thăm dò của đài truyền hình công cộng ARD vào cuối năm ngoái cho thấy, kinh tế là vấn đề cử tri quan tâm nhất. Sau khi chính phủ liên minh trung tả của Thủ tướng Olaf Scholz sụp đổ vào tháng 11/2024, Đức sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử sớm vào ngày 23/2 tới đây.
Nước Đức đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ khi thống nhất
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc khủng hoảng không thể đảo ngược.
Công nhân tổ chức đình công tại nhà máy Volkswagen ở Zwickau, Đức, vào ngày 2/12. Ảnh: Bloomberg
Trong khi giới lãnh đạo doanh nghiệp nhận ra tình hình, người dân cảm nhận được sự bất ổn, thì các chính trị gia vẫn loay hoay tìm giải pháp.
Nền kinh tế Đức, sau 5 năm trì trệ, hiện giảm hơn 5% so với mức có thể đạt được nếu xu hướng tăng trưởng trước đại dịch COVID-19 được duy trì.
Điều đáng lo ngại hơn là các chuyên gia của Bloomberg Economics cho rằng phần lớn mức suy giảm này sẽ rất khó phục hồi, do các cú sốc về cấu trúc như mất nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga và việc các hãng xe như Volkswagen hay Mercedes-Benz hụt hơi trước các đối thủ Trung Quốc.
Việc mất đi tính cạnh tranh quốc gia đã khiến mỗi hộ gia đình Đức thiệt hại khoảng 2.500 euro mỗi năm.
Với việc Thủ tướng Olaf Scholz được dự đoán sẽ thất bại trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm dự kiến diễn ra ngày 16/12 (giờ địa phương), Đức có thể sẽ tổ chức bầu cử sớm.
Ông Amy Webb, Giám đốc điều hành Viện tương lai hôm nay (chuyên tư vấn chiến lược cho các công ty Đức), cảnh báo: "Sự suy giảm của Đức không xảy ra trong một sớm một chiều. Điều đó làm cho viễn cảnh này càng thêm khủng khiếp. Đây là một sự suy thoái rất chậm và kéo dài, không chỉ của một công ty, một thành phố, mà là của cả một quốc gia. Và điều đó sẽ kéo cả châu Âu đi xuống".
Hệ quả là Đức mất dần vị thế trong lĩnh vực sản xuất đòi hỏi nhiều năng lượng, xuất khẩu giảm sút, và các công ty hạn chế đầu tư trong nước. Khi mức sống giảm, người dân tìm kiếm ai đó để đổ lỗi, từ đó làm gia tăng căng thẳng xã hội và khiến Đức khó thu hút nhân tài nước ngoài. Các vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến riêng Đức, mà còn tạo hiệu ứng tiêu cực lan rộng khắp châu Âu.
Cơ sở sản xuất tại nhà máy ống Vallourec SACA đóng cửa ở Duesseldorf. Ảnh: Bloomberg
Cuộc khủng hoảng này được coi là lớn nhất kể từ khi nước Đức thống nhất, trong bối cảnh đất nước đang chia rẽ sâu sắc. Cuộc bầu cử vào tháng 2 tới (dự kiến 23/2/2025) sớm hơn 7 tháng so với kế hoạch, dự báo sẽ khó mang lại một chính quyền ổn định, khi cử tri chia rẽ giữa các đảng truyền thống và các đảng cực đoan như AfD (cánh hữu) và BSW (cánh tả).
Các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp liên tục kêu gọi cải cách nhằm cắt giảm thủ tục hành chính, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và đẩy nhanh số hóa. Tuy nhiên, sự phân cực chính trị khiến chính sách tập trung vào bảo vệ hiện trạng hơn là định hướng tương lai.
Để hồi sinh tính cạnh tranh, Đức cần đầu tư mạnh tay hơn. Theo Bloomberg Economics, nước này cần tăng đầu tư hàng năm vào cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công thêm 1/3, lên khoảng 160 tỷ euro, tương đương hơn 1% GDP. Tuy nhiên, với hệ thống chính trị phân mảnh, việc thay đổi các quy định tài chính nghiêm ngặt vẫn là thách thức lớn.
Dù vậy, không phải mọi thứ đều u ám. Đức vẫn có các công ty nhỏ dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực của họ. Đổi mới sáng tạo sẽ là chìa khóa để những doanh nghiệp này tiếp tục giữ vững vị trí trong tương lai.
Thách thức là không thể phủ nhận, nhưng việc nhận diện rõ các vấn đề và hành động kịp thời sẽ giúp Đức tìm lại vị thế kinh tế hàng đầu châu Âu và hỗ trợ khu vực đối mặt với các thách thức từ Trung Quốc, Nga và Mỹ.
Nền kinh tế khu vực đồng Euro trì trệ khi Đức gặp khó khăn Dữ liệu được công bố ngày 30/1 cho thấy nền kinh tế khu vực đồng euro đã suy giảm vào năm 2023, hoạt động kém hiệu quả so với phần còn lại của thế giới trong bối cảnh Đức phải vật lộn với tình trạng bất ổn chưa có hồi kết. Theo ông Claus Vistesen, nhà kinh tế trưởng khu vực đồng euro...