Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày có bình thường không?
Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người có thể khác nhau, trong trường hợp kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày thì có bình thường không?
Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày mới kết thúc là do đâu?
Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày có bình thường không? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Chu kỳ kinh nguyệt bình thường chỉ nên kéo dài trong khoảng từ 3 đến 7 ngày, nếu vượt quá con số này thì thuộc vào trường hợp kinh nguyệt quá dài và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Kinh nguyệt quá 7 ngày có thể do nhiều biến chứng bệnh tật như u niêm mạc tử cung, polyp nội mạc tử cung, rối loạn nội tiết hoặc các hormone dẫn đến chức năng thể vàng suy yếu làm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường. Ngoài ra, phụ nữ cắt tử cung mà vết thương không chăm sóc tốt cũng ảnh hưởng kinh nguyệt.
Chị em nên làm gì để cân bằng và điều hòa kinh nguyệt?
Có chế độ rèn luyện thân thể
Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày không chỉ là vấn đề bệnh tật mà đôi khi đơn giản là do thói quen sinh hoạt không khoa học của chị em. Bạn nên sắp xếp thời gian để có chế độ vận động thể chất mỗi ngày, ít nhất là 30 phút và tùy trạng thái sức khỏe mà lựa chọn môn thể dục thể thao phù hợp.
Video đang HOT
Rèn luyện thân thể là một trong những nền tảng duy trì và củng cố thân tâm của bạn. Vận động vừa sức có lực cho việc thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều. Nếu không có thời gian nhiều, bạn có thể tản bộ hoặc chạy chậm 30 – 60 phút đều được.
Ăn uống cân bằng
Cải thiện thói quen ăn uống không những giúp ổn định kinh nguyệt mà còn giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối, khỏe khoắn và đầy sức sống. Đặc biệt nguyên tố sắt nếu bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể bổ sung từ các thực phẩm như trứng, cải bó xôi v.v…
Bên cạnh đó, vitamin C cũng cần thiết góp phần cho quá trình sản sinh Estrogen, thúc đẩy sự co thắt thành tử cung và cải thiện chu kỳ kinh nguyệt. Chị em nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin C như chanh, cam, việt quất, trà xanh v.v… Đồng thời, bạn cũng đừng quên uống nhiều nước mỗi ngày nhé.
Ngoài ra, vitamin D có tác dụng hỗ trợ hấp thu canxi, thúc đẩy các chức năng trong cơ thể. Phụ nữ thiếu vitamin D dễ mắc bệnh tuyến giáp, ảnh hưởng Estrogen và gây mất cân bằng kinh nguyệt. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin D và tắm nắng mỗi ngày để tăng sức đề kháng.
Cân bằng cảm xúc
Áp lực lớn và kéo dài không những ảnh hưởng chất lượng cuộc sống mà còn gây nhiều tác hại đến sức khỏe của bạn. Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày có thể do chính cảm xúc của bạn bị tích tụ lâu ngày gây ra.
Chị em nên học cách giải tỏa căng thẳng bằng những việc mình thích làm như nghe nhạc, đọc sách, yoga, chơi với thú cưng hoặc đơn giản là nhắm mắt nghĩ ngơi trong không gian yên tĩnh.
Duy trì thể trọng hợp lý
Theo nghiên cứu cho thấy, phụ nữ quá béo hoặc quá gầy đều có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn Estrogen, làm mất cân bằng chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống và có một sức khỏe ổn định, chậm lão hóa.
Ai bảo mang thai là ở nhà tận hưởng cuộc sống an nhàn? Chỉ có những mẹ bầu mới hiểu được những nỗi khổ này
Có những nỗi khổ mà chỉ những người phụ nữ mang bầu mới trải nghiệm qua.
Trong mắt những người chưa từng trải, mang thai có thể là khá nhàn nhã. Phụ nữ khi mang thai có thể không đi làm cũng không phải làm việc nhà, lại được chồng yêu chiều. Tuy nhiên, mang thai cũng là trải nghiệm khó khăn và đau đớn mà chỉ những mẹ bầu mới hiểu.
1. Đau lưng
Đau lưng là một nỗi khổ mà mẹ bầu nào cũng sẽ cảm nhận được. Vì tăng cân khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi liên tục, tình trạng phù nề cũng có thể xảy ra. Đây là những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau lưng, đau mỏi vai gáy. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của mẹ bầu.
2. Phù
Hầu như mẹ bầu nào cũng phải trải qua tình trạng bị phù tay, chân, mặt khi mang thai. Hiện tượng phù thường bắt đầu ở tháng thứ 5, 6 của thai kỳ và kéo dài cho đến tận khi sinh con. Để làm giảm tình trạng phù nề, mẹ bầu không nên đứng quá nhiều. Bạn cũng nên tập luyện nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu.
3. Đi tiểu thường xuyên
Khi mẹ bầu mang thai, tử cung sẽ to dần và chèn ép lên bàng quang. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần khi mang thai. Trong tình huống đó, mẹ bầu phải đi vệ sinh kịp thời. Nhịn tiểu trong thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm vi khẩn. Ngoài ra, bạn cũng nên uống đủ nước nhưng không nên uống quá nhiều nước.
4. Nỗi đau khi sinh con
Mức độ đau mà con người có thể chịu đựng được chia thành 10 cấp độ, cấp độ đầu tiên là muỗi đốt, cấp độ thứ 10 là phụ nữ sinh nở. Khi sản phụ sinh nở, dù là đẻ thường hay đẻ mổ thì họ phải chịu áp lực rất lớn và cơ thể bị tàn phá nghiêm trọng. Sau khi đứa trẻ chào đời, tất cả các thành viên trong gia đình đều cảm thấy vui mừng vì nhà có thêm người nhưng cũng đừng quên động viên tinh thần của sản phụ sau khi vượt cạn.
5. Trầm cảm sau sinh
Ngày nay, việc sinh con và chăm sóc con tạo ra nhiều vấn đề tâm lý cho sản phụ. Trầm cảm sau sinh là do rối loạn nội tiết khi mang thai và sinh nở. Đặc biệt là sau khi sinh con, nhiều người mẹ bỉm sữa không nhận được sự động viên, an ủi từ gia đình mà còn bị thờ ơ, trách móc. Điều này khiến trái tim người mẹ bị tổn thương rất nhiều.
Có rất nhiều video giới thiệu những khó khăn của sản phụ trong quá trình sinh nở và những tình huống, vấn đề mà họ có thể gặp phải, những người chồng nên xem thử và cảm nhận nhé!
Bất ngờ trước những hành động vô tình khiến bạn nhanh già Cùng một lứa tuổi nhưng một số người sẽ trông già hơn rõ ràng so với các bạn cùng trang lứa. Tốc độ lão hóa liên quan nhiều đến thói quen trong cuộc sống hàng ngày. Nếu chúng ta có thể loại bỏ những thói quen xấu kịp thời, bạn sẽ sống thọ và trông trẻ trung hơn. Lạm dụng mỹ phẩm Ảnh...