Kinh nghiệm viết bài luận và thư giới thiệu
Bài luận về bản thân (Personal Statement) và thư giới thiệu là yếu tố quan trọng trong hồ sơ xét tuyển đại học của đa số du học sinh Việt Nam tại các nước Âu – Mỹ.
Bài luận về bản thân (Personal Statement) và thư giới thiệu là yếu tố quan trọng trong hồ sơ xin học bổng của đại học Mỹ. Tuy nhiên, sự thiếu kinh nghiệm của ứng viên trong việc chọn chủ đề khiến nhiều bài luận bị loại ngay lập tức
Những chủ đề nên tránh khi viết luận
Theo Nguyễn Hữu Cát Thư, cựu sinh viên Học viện công nghệ Massachusetts, Mỹ, bài luận rất có thể sẽ mờ nhạt vì giống của hàng nghìn ứng viên khác nếu các bạn chọn một trong những chủ đề này:
Bố mẹ ly hôn hoặc mất: Những người đã mất người thân hoặc cha mẹ ly hôn thường bị ảnh hưởng nhiều và thường viết về chủ đề đó. Nhưng đây cũng là hoàn cảnh gia đình của rất nhiều học sinh khác.
Nguyễn Hữu Cát Thư (ngoài cùng, trái). Ảnh: NVCC.
Tư tưởng tiêu cực và bệnh trầm cảm: Chủ đề này khó mang lại một bài luận tốt. Tư tưởng tiêu cực chỉ cho thấy bạn là đứa trẻ đang ngại bước trước những khó khăn và thất bại của cuộc sống. Bên cạnh đó, mọi người thường khuyến khích các bạn viết về thất bại; nhưng trầm cảm khác với thất bại. Khi bạn thất bại nhưng có suy nghĩ tích cực và những thất bại đó làm cho bạn hiểu được bản thân mình hơn, như về các điểm mạnh, tính cầu toàn, sự nhạy cảm… thì đó là chủ đề tốt.
Kể về ước mơ du học: Nhiều du học sinh Việt Nam và Châu Á nghĩ rằng hội đồng tuyển sinh ở trường đại học Mỹ muốn nghe về ước muốn du học và sự phấn đấu nhiều năm để đạt được ước mơ đó của mình.
Trên thực tế, những bài luận mà các bạn nghĩ là câu chuyện cuộc đời rất cảm động của mình thực chất không để lại chút ấn tượng nào cho người đọc. Họ đã đọc những bài luận như thế hàng trăm nghìn lần
Cố gắng chơi tốt môn thể thao: Những bài luận như thế này thường có một công thức chung. Bạn thử học một môn nghệ thuật hay thể thao và thấy thích nó. Nhưng trong lúc tập luyện, bạn thấy mình không giỏi và gặp nhiều khó khăn. Một sự kiện nhỏ gì đó diễn ra khiến bạn tập luyện chăm chỉ, vượt qua khó khăn. Cuối cùng, một sự kiện hay cuộc thi nào đó, cũng là lúc thấy thành quả của bao nhiêu ngày luyện tập.
Bài luận kiểu này cũng là công thức chung cho rất nhiều ứng viên đại học Mỹ, đến nỗi chỉ mới đọc vài câu đầu là người đọc có thể biết nó sẽ kết thúc thế nào.
Cách chọn chủ đề tốt
Những bài luận tốt nhất không phải viết về những điều quá lớn lao như thời gian đấu tranh để được du học, hay quá trình phấn đấu vượt qua chính mình, dù là trong trường lớp, trong hoạt động ngoại khoá, hay trong cuộc sống riêng.
Video đang HOT
Bài luận tốt thường là về một khoảnh khắc hay những điều rất nhỏ. Có rất nhiều khoảnh khắc và những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của các bạn. Do đó bạn sẽ tìm thấy điều độc đáo và rất riêng của mình để viết.
Đừng viết về những việc quá triết lý, vĩ mô và cao siêu. Chủ đề càng lớn lao, con người bạn lại càng khó gần hơn trong mắt người đọc. Hãy cho hội đồng tuyển sinh thấy được con người bạn qua những điều nhỏ nhất.
Nhờ giáo sư viết thư giới thiệu
Để trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ Đại học Harvard, Châu Thanh Vũ đã phải thuyết phục các giáo sư nổi tiếng tại ngôi trường Princeton viết thư giới thiệu mình. Mỗi học kỳ, cậu chỉ có thể gặp họ vài lần, mỗi lần 15 phút. Các giáo sư thường rất khó tính.
Khi viết luận văn năm ba đại học, lần đầu tiên tôi phải thật sự nghiêm túc nghiên cứu. Vì nếu không gây ấn tượng được với giáo sư Golosov, khi nộp học bổng tiến sĩ, không ai viết thư giới thiệu cho mình. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong hồ sơ. Hơn thế nữa, tôi cần đến 3 lá thư từ 3 vị giáo sư khác nhau.
Có 3 lá thư từ 3 vị giáo sư tên tuổi ở ngôi trường này là điều khó làm nhất. Nhưng một khi đã làm được, đó trở thành yếu tố quan trọng nhất trong bộ hồ sơ của mình.
“Tất nhiên, bây giờ nhìn lại thì dễ, nhưng chuyện cố gắng học và nghiên cứu thật tốt để gây ấn tượng và thuyết phục các giáo sư này là mình đủ khả năng, 2 năm trước đây là một điều đã tưởng chừng như không thể”, nam sinh chia sẻ.
Học kỳ mùa thu năm 3 ở Princeton, cứ mỗi tuần Vũ thức trắng đêm một lần – một thói quen làm việc mà cậu luôn muốn từ bỏ. “Nhưng đôi lúc tôi tự hỏi nếu không dốc hết sức, liệu mình có nhận được sự đánh giá tích cực của các giá sư nổi tiếng để đến được Harvard hay không?”.
Người viết thư giới thiệu càng nổi tiếng càng tốt?
Để vào những đại học top đầu nước Mỹ, dĩ nhiên cần thư giới thiệu của những giáo sư nổi tiếng. Tuy nhiên nổi tiếng không phải là yếu tố lớn nhất để có bức thư chất lượng.
Theo nhà báo Vĩnh Khang (chủ nhân học bổng Fulbright năm 2015-2016), người viết thư giới thiệu nên liên quan lĩnh vực của bạn, cũng như hiểu rõ bạn sẽ làm được gì. Ứng viên đại học Mỹ thường phải có 3 thư giới thiệu, đồng nghĩa có 3 cơ hội “tiếp thị” hình ảnh tới hội đồng.
Nhà báo Vĩnh Khang tại nơi theo học. Ảnh: NVCC.
Bạn có thể chọn 3 người hiểu về mình ở 3 khía cạnh khác nhau, cũng như nhìn nhận công việc và kế hoạch của bạn ở 3 góc nhìn, quan điểm khác nhau. Như vậy, sẽ hiệu quả hơn nhiều so với 3 bức thư gần giống nhau.
Ví dụ, lĩnh vực của tôi là báo chí, tập trung mảng văn hóa nghệ thuật. Tôi chọn một tổng biên tập viết thư, một nghệ sĩ (ca sĩ Trần Thu Hà), một người trong lĩnh vực báo chí có tầm nhìn bao quát xu hướng báo chí Việt Nam và quốc tế (Nguyễn Danh Quý – Editor in Chief của ELLE Vietnam).
Tổng biên tập sẽ đánh giá mình ở khía cạnh chuyên môn báo chí; ca sĩ Hà Trần đánh giá hiểu biết (có thể cả hạn chế) về nghệ thuật, anh Quý đánh giá về khả năng hiểu biết, hoà nhập xã hội, cũng như học tập của mình ở môi trường quốc tế.
Theo Zing
Chỉ viết luận liệu có vào được đại học?
Nhiều ý kiến cho rằng, Đại học quốc gia TP HCM thay đổi mạnh tư duy tuyển sinh, thông qua bài luận, thư giới thiệu để tìm hiểu đam mê ngành học của thí sinh là một bước đi đột phá.
Trước khi ban hành thông tin chi tiết về quy chế tuyển thẳng, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính - Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc Gia TP HCM - đã trao đổi với Zing.vn về kế hoạch sơ bộ chắc chắn triển khai trong năm nay. Theo đó, điểm bài luận và thư giới thiệu sẽ là tiêu chí để xét tuyển thẳng thí sinh từ 82 trường THPT chuyên, năng khiếu.
Nội dung bài luận và thư giới thiệu
Theo ông Chính, thí sinh xét tuyển thẳng chỉ viết tay một bài luận, không giới hạn số chữ. Nội dung là một câu hỏi duy nhất: Vì sao bạn chọn ngành học này?
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2015. Ảnh: Anh Tuấn.
Bài luận của thí sinh phải cho thấy các em có phù hợp và đam mê với ngành không, có khả năng với ngành đấy không? Bài viết phải có 2 vế: bạn là ai và ngành bạn muốn nhập học như thế nào? Trường đã chuẩn bị bộ phận sàng lọc, chấm bài luận.
Với thư giới thiệu, giáo viên cần cho biết đã làm việc với học sinh bao lâu, đánh giá thế nào về học sinh và sự phù hợp của em đó với ngành học định chọn. Thư giới thiệu có thể viết theo nhiều phong cách, nhưng nếu một học sinh đặc biệt, thư giới thiệu cũng sẽ đặc biệt.
Giáo viên viết thư giới thiệu cho thí sinh có thể là bất cứ thầy cô nào đã tham gia giảng dạy, tiếp xúc với em đó trong quá trình học THPT. Hiệu trưởng, hiệu phó cũng có thể làm công việc này.
Sắp tới, Đại học Quốc gia TP HCM sẽ công bố quy chế cụ thể và gửi thông tin về các trường THPT được chọn tuyển thẳng.
Háo hức xen lẫn băn khoăn
Thông tin Đại học Quốc gia TP HCM xét tuyển thẳng bằng bài luận, thư giới thiệu đã nhận được nhiều ý kiến đa chiều từ thí sinh và cộng đồng mạng. Nhiều người nhìn nhận đây là cách tuyển sinh tiến bộ, giống các nước Anh, Mỹ.
Cách làm hứa hẹn mở rộng cửa hơn cho những bạn thực sự có đam mê, hoài bão với ngành học. Một số bạn thi đại học năm ngoái bày tỏ tiếc nuối vì năm nay trường mới triển khai cách tuyển sinh này.
Từng trải nghiệm tuyển sinh tại đại học Mỹ, Châu Thanh Vũ - nghiên cứu sinh tiến sĩ Đại học Harvard - bày tỏ hứng thú với cách làm mới của một trường đại học top đầu Việt Nam. Nam sinh hy vọng việc thí điểm này sẽ thành công để trường tiếp tục mở rộng chỉ tiêu.
"Việc trường thay đổi mạnh tư duy tuyển sinh, thông qua bài luận để tìm hiểu đam mê, các khía cạnh con người thí sinh là bước đi đúng hướng. Nói như thế vì các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia dù là sân chơi rất tốt, lại không phải điều kiện cần để học sinh xuất sắc ở bậc đại học" - Thanh Vũ nhận định.
Theo cựu học sinh trường Phổ thông năng khiếu TP HCM, đây là cơ hội để các em học sinh tập trung học những môn liên quan đến ngành mình yêu thích, nhưng lại không bị áp lực thi cử và phải có giải quốc gia. Ngoài ra, một điểm mạnh nữa là tuyển sinh như thế này sẽ giảm được áp lực kỳ thi đại học cho các học sinh đứng top, giúp các em yên tâm học để biết hơn là học để thi.
Bên cạnh nhiều ý kiến ủng hộ, cũng có những quan điểm lo ngại mô hình này sẽ phát sinh tiêu cực vì bài luận có thể chép, nhờ người làm, hoặc hối lộ giáo viên nhằm có thư giới thiệu đẹp.
Cách làm không mới ở nước phát triển
Trước những lo ngại về việc gian lận hay tiêu cực ở hình thức xét tuyển mới, Ngô Di Lân - nghiên cứu sinh tiến sĩ Đại học Brandeis (Mỹ) - cho biết, các nước phát triển đã có cách để hạn chế những việc này.
Trường có thể kiểm soát được vấn đề sao chép bài luận nếu có hệ thống phần mềm kiểm tra được lỗi trùng lặp. Chuyện nhờ người viết hộ đương nhiên khó kiểm soát, ngay cả ở Mỹ.
Các giáo viên ở Mỹ thường không dám giới thiệu bừa, ai họ thấy có năng lực mới nhận lời giúp. Khi viết thư giới thiệu là họ đánh cược uy tín của chính mình vào học sinh. Nếu nói học sinh này rất giỏi mà vào trường năng lực kém thì giáo viên sẽ rất mất uy tín. Giáo viên cũng không thể rập khuôn những dòng khen ngợi, tâng bốc.
Theo Mai Nguyễn Phương Linh (Đại học Brandeis), thư giới thiệu phải nhận xét chân thật nhất về cá tính và khả năng của ứng viên. Nữ sinh từng giành học bổng đại học top đầu nước Mỹ cho rằng, nên chọn những vị giáo sư có thể hiểu rõ và viết chi tiết về mình nhất thay vì những người có tiếng tăm hoặc chức vụ lớn trong trường.
Ngoài ra, điều quan trọng nhất chắc chắn vẫn là cách bạn thể hiện tính cách và khát vọng của mình trong những bài luận. Vì vậy, việc bắt đầu viết bản nháp từ 3 hay 4 tháng với sinh viên Mỹ là rất cần thiết.
Theo Zing
Đề xuất ưu tiên vào đại học không quá 3 điểm PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng GD&ĐT - đề xuất, xét tuyển vào đại học với tổ hợp 3 môn thi có tổng 30 điểm, cộng ưu tiên không nên quá 3 điểm. Điểm ưu tiên trong kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học 2015 là chủ đề được quan tâm và tiếp tục bàn luận trong thời...